10 tiểu thuyết hay nhất 2008

06:17 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Giêng, 2009

1. 2666 (Roberto Bolano)

Khó hiểu, điên rồ, bạo lực, thô lỗ, buông thả, và quá dài. Đó là 2666 – tiểu thuyết hay nhất 2008 nhưng ngay con số 2666 không hề xuất hiện bất kỳ đâu trong toàn văn. Hai cốt truyện trung tâm của 2666 là cuộc đời của nhà văn bí ẩn Archimboldi và một án mạng bí mật sát hại hàng trăm phụ nữ ở thành phố Santa Teresa lấy bối cảnh Mexico. Tiểu thuyết chia làm năm phần nhưng chỉ có hai phần liên quan trực tiếp đến những cốt truyện ấy, còn lại là những chi tiết không đích hướng. 2666 là một tác phẩm của lòng phẫn nộ và tình trạng hỗn loạn chế giễu sâu cay cái ý tưởng “luôn có giải pháp cho mọi vấn đề”. Bên dưới thế giới hỗn mang đó là một trật tự cuồng mê, là nghệ thuật tuyệt vọng của một tài năng vắt đời mình ra viết.

2. Lush life (Đời khao khát – Richard Price)

Dù là truyện hình sự, Lush life là một tiểu thuyết hiện thực lớn. Sân chơi của Price là khu Đông Hạ (Lower East Side) siêu phát triển của Manhattan (New York) – một thế giới sống động đầy khát vọng của những quán rượu hippy, của những nhà trọ đầy dẫy các nghệ sĩ tương lai, các dự án xã hội dành cho người nghèo da màu, và những công việc của dân di trú. Một đêm nọ, một kịch sĩ tiềm năng da trắng say rượu bị hai thiếu niên da màu bắn chết. Nhân chứng lại cực kỳ không đáng tin cậy – cảnh sát. Những cảnh sát này điều tra vụ án tỉ mỉ một cách cay độc, điên rồ, bệnh hoạn và với cuộc điều tra này, Lush life bộc lộ những đoạn văn đối thoại kiệt tác.

3. American Wife (Người vợ Mỹ– Curtis Sittenfeld)

Nhân vật của tựa đề là Alice Blackwell, một cô gái miền trung tây nước Mỹ với cuộc đời điển hình cho một đệ nhất phu nhân tương lai. Nữ tác giả Sittenfeld đã sử dụng tài năng mô tả tâm lý giới trẻ của mình để khắc hoạ một người phụ nữ dám quyết định cuộc đời mình. American Wife lấy cảm hứng và ý tưởng nhân vật từ những con người thật trong chính quyền tổng thống Bush.

4. Anathem (Phản đề – Neal Stephenson)

Chỉ có một loại tiểu thuyết gia tin rằng những ý tưởng trí tuệ phức tạp có thể làm cơ sở cho một câu chuyện hấp dẫn. Đó là các tiểu thuyết gia khoa học giả tưởng. Để viết Anathem, Stephenson tạo ra cả một hành tinh nơi đó các nhà toán học sống đời ẩn sĩ, cách ly với những hỗn mang của thế giới trần tục, ngoại trừ những lúc cấp bách tai biến. Trong bối cảnh ấy, Stephenson dựng lên một tiểu thuyết gay cấn được thúc đẩy bằng các lý thuyết vật lý lượng tử và triết học về vũ trụ. Khó đọc nhưng đáng đọc.

5. Unaccustomed Earth (Trái đất xa lạ– Jhumpa Lahiri)

Sau khi đoạt giải Pulitzervới tập truyện ngắn đầu tiên, Lahiri với tập truyện này đã vượt qua những tiêu chuẩn truyện ngắn rất cao mà nữ tác giả này đã đề ra trước đây. Truyện ngắn mang tựa để chung cho cả tập truyện và một số truyện khác xoáy vào vấn đề hội nhập của các gia đình sắc tộc Bengal ở Mỹ – những gia đình rạn nứt và những đam mê bị bóp nghẹt, những mối tình định mệnh và những cuộc chia tay đẫm lệ.

6. Personal Days (Những ngày riêng tư– Ed Park)

Một tiểu thuyết về đời sống nhân viên văn phòng lấy bối cảnh của một công ty vô danh đang trên đà thất bại. Personal Days khắc hoạ sự căng thẳng ngày càng tăng trong văn hoá công ty, mọi người sống ngày càng khép kín và nhạy cảm với từng trường hợp sa thải đến mức không còn chịu đựng nỗi lẫn nhau. Cuốn tiểu thuyết vừa hài hước vừa đầy chất hiện thực trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.

7. The Guernsey Literary and Potato Peel Pie Society (Hội văn chương và bóc vỏ khoai Guernsey – Mary Ann Shaffer & Annie Barrows)

Nữ tác giả Shaffer qua đời khi chưa hoàn thành tác phẩm này và cô cháu gái Barrows viết tiếp. Một tiểu thuyết dành cho phụ nữ về một cây bút nữ tuổi ba mươi tên Juliet trong bối cảnh London hậu chiến. Đằng sau hội Guernsey là một cốt truyện rất thông minh về chiến tranh, hoà bình, tình yêu, và cái chết. Qua một hệ thống cửa hàng bán sách cũ và những lá thư, Juliet viếng thăm hòn đảo biệt lập Guernsey nơi những cư dân lập dị đang cố xây dựng lại cuộc sống sau chiến tranh bất kể những mất mát. Guernsey là minh chứng rằng tình yêu không phải là chuyện thần tiên mà có thể chua chát, khôn ngoan, và rất thực.

8. Will There Be Good News? (Khi nào có tin tốt? – Kate Atkinson)

Không thể phân loại, lôi cuốn từ đầu đến cuối, các tác phẩm của Atkinson giống nhưng truyện trinh thám của Agatha Christie – hồi hộp, rắc rối, nhưng cũng hài hước và sinh động. Khi cô bé Joanna Hunter chứng kiến mẹ, chị và một con chó bị kẻ lạ mặt đâm chết, một kế hoạch trả thù kéo dài ba mươi năm bắt đầu. May mắn và tình cờ là yếu tố giải quyết cuối cùng giống như mọi truyện trinh thám khác.

9. The Graveyard Book (Nghĩa địa thư – Neil Gaiman)

Gia đình Bod bị sát hại khi Bod mới biết đi chập chững. Để trốn thoát kẻ sát nhân, chú bé trốn vào một nghĩa địa đầy ma quỷ đủ loại và các thực thể siêu nhiên khác. Chú bé được các hồn ma này nuôi dưỡng, dạy dỗ những điều mà chỉ người chết mới biết. Bod lớn lên yêu thương trẻ con và lại dạy cho lũ trẻ biết sợ hãi. Văn xuôi của Gaiman đầy duyên dáng, ý nhị và óc phóng túng của tác giả này không hiền lành như những trang đầu của tiểu thuyết dành cho giới trẻ này.

10. The Widows of Eastwick (Goá phụ Eastwick – John Updike)

Ba nữ phù thuỷ Jane, Sukie và Alexandra đã già và goá bụa, và đã đến lúc họ quay lại Eastwick để xét lại những tội lỗi quá khứ của mình và xem ma thuật ngày xưa còn lại gì. Updike thuật lại sự tàn tạ dần dà của thân xác già nua của các nữ phù thuỷ bằng cách diễn đạt chính xác quen thuộc và nhiều chỗ dịu dàng bất ngờ. Đối mặt với cái chết, và trước sự tàn phai của sức quyến rũ nữ tính, ba nữ phù thuỷ phải quyết định xem nên từ bỏ ma thuật hay đánh cược vào sức mê hoặc của tuổi già.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • “Mỗi cuốn tiểu thuyết hay là một cách lý giải thế giới”

    04/03/2007Ngô ĐứcTôi luôn tìm cách coi bản sắc cá nhân, thậm chí bản sắc dân tộc, chỉ là điều người ta nghĩ ra. Con người luôn tự tạo mới tính cách của mình. Chúng ta không phải là những con người bất biến, có thể có những sự lặp lại và điều lý thú ở chúng ta là sự thay đổi.Điều đó phù hợp với quan niệm của tôi là tất cả chúng ta đều gắn kết với nhau bởimột điều gì đó. Giữa các dân tộc, theo tôi, cũng vậy thôi...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Một cuốn tiểu thuyết luận đề về Tính Đảng trong thời kỳ đổi mới

    21/10/2005Nguyễn Chí HoanTác phẩm “Luật đời và cha con” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã gây chú ý không phải vì sự mới lạ trong thế giới loại tiểu thuyết đương thời mà bởi thông qua các nhân vật là Đảng viên, nó có tham vọng khảo sát xã hội thời đổi mới từ góc độ hoạt động của các cán bộ Đảng viên và qua đó gợi lên một luận đề về tính Đảng trong cuộc vận động cải tiến cơ chế và phương thức lãnh đạo của Đảng. Một chủ đề chính trị - xã hội như vậy thổi một luồng nóng hổi qua các trang viết của tác giả...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • 400 năm Đôn Kihôtê: Cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại

    17/08/2005Tại nhiều cuộc bình chọn văn học cho đến nay, Đôn Kihôtê (Don Quixote) đã được chọn là "tiểu thuyết số 1 thế giới", "tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại"... Nó cũng là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh thánh...
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ