Yêu nước theo cách của người trẻ

06:17 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Chín, 2017

Cách mà người trẻ ngày nay hướng đến cộng đồng, đến quê hương đất nước có thể đa dạng hơn so với thế hệ cha anh nhưng sự tha thiết, nồng nàn thì trước sau vẫn vậy. Với nhiều người trẻ, dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, yêu nước luôn là tâm niệm...


Bạn trẻ tìm hiểu tư liệu lịch sử tại triển lãm “Tuổi trẻ Việt Nam - 70 năm hành trình đền ơn đáp nghĩa”. ẢNH: BẢO ANH

.

Quảng bá hình ảnh VN tài năng
Để thể hiện lòng yêu nước của mình, không ít người trẻ nỗ lực học thật giỏi, cho ra đời những ứng dụng khởi nghiệp để lại ấn tượng với thị trường quốc tế, qua đó giới thiệu về một thế hệ trẻ VN tài năng, trí tuệ đến bạn bè quốc tế.

Hoàng Hữu Quốc Huy (học sinh lớp 12 chuyên toán 1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa-Vũng Tàu) có suy nghĩ rất giản dị: Yêu nước chính là phải cố gắng học tập thật tốt. Suy nghĩ ấy đã giúp Huy đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 12 năm liền, đoạt huy chương vàng kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 58 (IMO 2017) diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) vào tháng 7 vừa qua.

Với điểm số 37, Quốc Huy cũng là một trong 3 thí sinh đạt điểm cao nhất khiến bạn bè quốc tế khâm phục. “Ở lứa tuổi còn đi học, yêu nước chính là hãy học thật giỏi, và sử dụng tri thức của mình để góp sức giúp VN phát triển, giàu mạnh”, Quốc Huy nói.

Tiến sĩ Vũ Duy Thức (35 tuổi, người sáng lập OhmniLabs Inc., Mỹ) vừa được tờ The Business Journals của Mỹ bình chọn là một trong 40 gương mặt dưới 40 tuổi ấn tượng nhất Thung lũng Silicon (Silicon Valley 40 under 40) năm 2017. Anh là người VN duy nhất có mặt trong danh sách.

Giáo sư Vũ Ngọc Tâm (34 tuổi, Trường ÐH Colorado, Mỹ) đã khiến nhiều chuyên gia y tế và giới khoa học ở Mỹ ngỡ ngàng khi là người VN có hơn 40 bài báo có tầm ảnh hưởng trong giới khoa học, nhận được 10 bằng sáng chế của Mỹ. Những sản phẩm mà Vũ Ngọc Tâm nghiên cứu thành công như: thiết bị đo nhịp thở mang tên WiSpiro, thiết bị đo sóng não LIBS, thiết bị ghi lại chuyển động cơ bắp và giám sát chất lượng giấc ngủ…

Trò chuyện với Thức, Tâm và nhiều du học sinh, cũng như những người trẻ VN đang làm việc ở nước ngoài, họ đều cho biết dù không làm việc tại VN, họ vẫn luôn hướng về VN với tình yêu đủ đầy nhất.

Suốt thời gian qua, Thức đã dành nhiều công sức, thời gian và nỗ lực góp sức mình vào sự phát triển của VN. Thức chính là người đồng sáng lập Quỹ VietSeeds hỗ trợ tân sinh viên nghèo, học giỏi ở VN với học bổng mỗi suất trị giá 4.000 USD.
Còn Vũ Ngọc Tâm dù đang sống và công tác tại Mỹ nhưng thường xuyên tổ chức các dự án, hoạt động hợp tác giáo dục và triển khai ở VN. Tâm cho biết đang theo đuổi một mục tiêu, một ước mơ, mà anh cho rằng đó là cách để thể hiện tình yêu đất nước rõ nét nhất. “Tôi muốn tạo ra “cây giáo sư Việt” trên đất Mỹ”, GS
Tâm chia sẻ và giải thích: “Tôi mong muốn có thể đưa ngày càng nhiều sinh viên công nghệ VN sang Mỹ để đào tạo, hỗ trợ, giúp họ đạt được học vị giáo sư trong thời gian ngắn nhất”. Để làm được điều này, trong những năm qua, Tâm đã dành nhiều thời gian đến các trường tìm kiếm và trao học bổng cho những sinh viên có thành tích cao và đam mê nghiên cứu.

Chia sẻ các giá trị

Hướng đến cộng đồng là một trong những giá trị mà nhiều người trẻ ngày nay hướng đến. ẢNH: LÊ THANH

.

Nguyễn Hoàng Hải (26 tuổi, ở Hà Nội, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty cổ phần truyền thông Canavi VN), người được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách “Những gương mặt dưới 30 tuổi tiêu biểu toàn châu Á năm 2017” thì có cách yêu nước của riêng mình: “Đó là lo làm tốt công việc của mình, đóng thuế công ty và thuế thu nhập cá nhân đầy đủ. Với mình, đó là cách yêu nước thiết thực nhất”, Hải nói.

Trong những sự kiện có sự góp mặt của bạn bè quốc tế, Hải cũng tranh thủ để giới thiệu về một VN năng động và phát triển từng ngày. “Nếu VN ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến, thì cơ hội hợp tác của doanh nghiệp VN và nước ngoài ngày càng nhiều hơn, từ đó giúp VN phát triển hơn”, Hải chia sẻ.

Hai chị em Lê Hạ Huyền (33 tuổi) và Lê Hạ Uyên (29 tuổi, quê Đà Nẵng) lập kênh YouTube Helen's Recipes (Vietnamese Food) để quảng bá, giới thiệu và hướng dẫn cách nấu hàng trăm món ăn Việt ra bạn bè thế giới. Tính đến nay, sau 6 năm thành lập, kênh YouTube này đã có hơn 361.860 người đăng ký theo dõi, phần lớn là bạn bè quốc tế, thu hút hơn 60,6 triệu lượt xem.

Hạ Huyền chia sẻ: “Rất vui khi bạn bè quốc tế thích những món ăn VN. Tôi thấy tự hào vì góp phần truyền bá nét đẹp ẩm thực VN đến thế giới”.
Đây là cách mà nhiều người trẻ thực hiện để thể hiện tình yêu với đất nước. Trần Nguyễn Lê Văn (32 tuổi, TP.HCM) là người sáng lập VeXeRe.com đã vừa phối hợp cùng T.Ư Đoàn, Hội LHTN VN thực hiện chương trình “Vé xe chắp cánh ước mơ giảng đường - 30.000 vé xe rẻ với giá chỉ 10.000 đồng dành cho tân sinh viên 2017” (đến hết ngày 31.10).

“Mình thực hiện chương trình này mong được chia sẻ gánh nặng chi phí trang trải cuộc sống với tân sinh viên, qua đó có thể lan tỏa giá trị nhân văn, ý nghĩa tới cộng đồng. Nếu có nhiều doanh nghiệp cùng chung tay, thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn bao giờ hết”, Văn chia sẻ.

Thế nào là yêu nước ?

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng yêu nước thể hiện đầu tiên ở tình yêu gia đình, yêu mảnh đất nơi mình lớn lên, yêu cộng đồng chung quanh mình. Rộng hơn một bậc, vượt ra khỏi phạm vi những gì thân thuộc với bản thân, yêu nước là biết sống sao để không làm tổn thương đến người khác, làng xóm, trường học, đường phố, của chung, hình ảnh VN. “Và cao nhất, yêu nước là biết đóng góp một giá trị của mình cho xã hội”, tiến sĩ Hiếu chia sẻ.

Đỗ Đức Anh, giáo viên môn văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho rằng cách thể hiện tình yêu nước ở mỗi giai đoạn, mỗi thời đại là khác nhau. Thời nay, tình yêu Tổ quốc được thể hiện bằng việc cống hiến tài năng, sức lao động, tâm huyết của mình, để hòa mình vào mọi hoạt động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ đất nước một cách tích cực.

Ý kiến
“Là một thanh niên, tôi nhận thấy việc nâng cao ý thức của bản thân cũng như những người xung quanh về việc gìn giữ môi trường sống, văn minh đô thị góp phần xây dựng thành phố thành một nơi đáng sống là cách để chúng ta cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình”.
Nguyễn Chí Minh (Phó bí thư Quận đoàn 1, TP.HCM)

“Hoạt động trong lĩnh vực giải trí nên tôi luôn nỗ lực làm tốt nhất công việc ca hát, đem những sản phẩm âm nhạc lành mạnh chinh phục người yêu âm nhạc không chỉ trong nước mà vươn ra thế giới, kết nối mọi người, góp phần giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.
Ca sĩ Đông Nhi

“Tôi sẽ học tiếng Anh thật tốt để có thể nói với người nước ngoài về những danh lam thắng cảnh của VN, giới thiệu hoặc có thể dạy cho họ cách nấu món ăn của các vùng miền khác nhau”.
Hoàng Minh Nguyệt (Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)

“Tôi dành nhiều thời gian để hỗ trợ các du học sinh VN bằng nhiều hoạt động. Hy vọng những gì mình đã và đang làm có thể đem lại những giá trị tốt đẹp với bạn trẻ VN”.
Ngô Di Lân (Nghiên cứu sinh ĐH Brandeis, Mỹ)
“Việc nói cho đúng, sử dụng đúng tiếng mẹ đẻ của mình cũng đã là yêu nước. Học thật giỏi và có ý thức bảo vệ môi trường, hay đơn giản là làm tốt công việc của mình hằng ngày cũng thể hiện được lòng yêu nước của bản thân”.
Hồ Nguyễn Anh Phong (Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM)
“Làm sao mỗi người trong chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng có suy nghĩ phải đóng góp làm tăng giá trị cho cộng đồng. Chẳng hạn như chăm chỉ làm ăn để kiến tạo kinh tế cho bản thân hay tập trung nghiên cứu và học tập, khi tham gia các cuộc thi ở đấu trường quốc tế thì cố gắng dùng trí tuệ của mình để chiến thắng đối phương và mang vinh quang về cho đất nước”.
Lê Văn Thông (Kiến trúc sư tại TP.HCM)

“Yêu nước là bản thân phải sống thật trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Phải sống tốt và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao thì khi đó một phần nhỏ của mình mới hòa vào cái chung, cái bao la của lòng yêu nước”.
Lê Thảo Duy (Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM)

Xuân Phương - Nữ Vương - Lê Thanh (ghi)
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài thơ “Tuổi Trẻ” và tướng quân Mc Arthur

    14/09/2015Đoàn Thanh LiêmVào dịp cuối năm 1956, lúc tôi còn theo học tại trường luật Saigon, thì anh bạn cùng quê là Vũ Năng Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi tòan văn bản dịch của bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman...
  • “Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

    26/09/2019GS. Tương LaiTôi không nghĩ vậy. Vì thế, xin được traođổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
  • Những nhận thức sai lệch của Tuổi Trẻ

    15/09/2018ThS. Phạm Thạch HoàngTrong lớp trẻ hiện nay, tồn tại không ít những quan niệm sai lệch. Có thể nói, nhân sinh quan của một bộ phận thanh niên có vấn đề. Một số quan niệm sau đây cho thấy điều đó...
  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Tuổi trẻ là không ngủ yên

    30/03/2016Lê Ngọc Sơn thực hiệnĐồng bằng Nam Bộ được thời tiết khí hậu thuận lợi, nên đạt được năng suất cao. Đấy là đáng mừng, nhưng phải rất cảnh giác vì tình hình môi trường toàn cầu ngày càng xấu, nguồn nước sông Mê Kông ngày càng cạn kiệt...
  • Người chí sỹ yêu nước đầu tiên biết nhìn ra biển

    11/03/2016Nguyễn Tuyết thực hiệnKhông giống với các thế hệ những người yêu nước trước, Phan Bội Châu biết phóng tầm nhìn ra ngoài, hướng về phía biển, trước cả người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
  • Lòng yêu nước

    19/01/2016Hoàng ĐạoTình yêu nước sâu xa hơn, khi người ta đã có một quan niệm rộng rãi về tổ quốc. Lịch sử dạy người ta rõ nguồn gốc của nước, nên khi đọc đến sử ký nước nhà, người ta thấy lòng yêu nước mạnh mẽ hơn là vì người ta nhận rõ hơn cái tinh thần đoàn kết dân một nước; những nỗi đau khổ chung, đó là một cái gia tài kỷ niệm có năng lực làm cho người ta cảm thấy rõ sự liên lạc mật thiết của mình với người cùng nước...
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Hành trình đi tìm chân lý của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh

    17/06/2014TS. Phạm Đào ThịnhNhà yêu nước Nguyễn An Ninh bị địch bắt đi tù vào tháng 10 (1939) tại Mỹ Tho, sau đó bị đày ra Côn Đảo và hy sinh ngày 14/8/1943. Hiện nay mộ chí của nhà yêu nước này nằm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông (14/8/1943-14/8/2013), báo PLVN xin giới thiệu bài nghiên cứu của TS Phạm Đào Thịnh...
  • Yêu nước có cần "ra điều kiện"

    21/05/2014Đặng Hoàng GiangYêu nước kiểu mới là xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường và công nhận các hội đoàn dân sự: Trong thế giới văn minh ngày nay, lẽ phải và chân lý không còn là “sáng tạo” tùy tiện của kẻ mạnh, mà thuộc về các giá trị, các chuẩn mực, các mô hình lấy sự phát triển của con người làm trung tâm...
  • Một trường học yêu nước đầu tiên ở Hà Nội

    10/09/2013Nguyễn Vinh PhúcTừ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như phó bảng Hoàng Tăng Bí, cử nhân Dương Bá Trạc, tú tài Lê Đại, huấn đạo Nguyễn Quyền... thường xuyên lui tới nhà cụ cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có cả các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt. Chẳng biết họ bàn việc gì song ai nấy đều đoán là liên quan đến "quốc sự" rồi.
  • Tuổi trẻ và … Tự do

    14/07/2011Nhà báo, nhà văn Lưu Quý Kỳ (1919-1982)Năm 1789, nhà ngục Baxti bị phá đổ. Cả một chế độ phong kiến, tử thủ của Tự do, kết tinh trong nhà ngục Baxti, cũng theo đó mà đổ. Dân chúng reo hò, hoan hô chào đón Tự do đã trở về với họ. Nhưng, nếu có người đã hoan hô, reo hò vì Tự do đã trở lại thì cũng có người xốn xang, bực tức vì thấy những đặc quyền của mình lui dần đi.
  • Công chức - thái độ hiện nay về lòng yêu nước

    09/07/2011Vinh AnhTrước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp...
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Đưa yêu sách bằng báo chí, truyền đơn một cách yêu nước

    07/04/2011Bùi Quang MinhMột thế kỷ đã qua, chúng ta nhớ lại cách thức thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc bằng hình thức phát hành rộng rãi các tài liệu như tác phẩm đầu tay “Yêu sách của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” cùng dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc trong một chế độ thực dân bạo tàn, phản dân chủ...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • xem toàn bộ