Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội

10:29 SA @ Thứ Sáu - 11 Tháng Năm, 2007

Nhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơgiữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các quy luật của tự nhiên, đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái nhân văn (xã hội) toàn cầu đang trong thực trạng báo động, kêu cứu. Như thế, con người cần phải nắm được bản chất, quy luật tồn tại, vận hành của tự nhiên cùng với những hiện tượng, biểu hiện cụ thể, đa dạng của nó. Đồng thời, điều chủ yếu là, con người cần có năng lực vận dụng đúng đắn các quy luật của tự nhiên vào mọi hoạt động thực tiễn của mình, cũng như cần tạo ra một cuộc sống hài hòa, hòa hợp với tự nhiên. Có thể xem đây là nguyên tắccơ bản để giải quyết vấn đề môi trường sinh thái - nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa là con người và xã hội cần có được một nền tảng văn hóa sinh thái - nhân văn. Ph.Ăngghen đã lưu ý rằng: "chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác… chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác". (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1994, tập 20, tr. 655). Trong quan hệ giữa con người và tự nhiên, hoạt động giáo dục môi trường đóng vai trò quan trọng đặc biệt. "Giáo dục môi trường là làm cho mỗi người và cộng đồng hiểu được bản chất của môi trường tự nhiên và nhân tạo, hiểu được quan hệ tương tác của các mặt sinh học, vật lý, hóa học, xã hội, kinh tế và văn hóa, có được tri thức, thái độ và kỹ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc dự đoán và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng của môi trường " (2002, tr.1 3- 14). Giáo dục môi trường hiện đang trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ và lương tâm của mỗi cá nhân, của mọi cộng đồng xã hội trên hành tinh của chúng ta.

Trên cơ sở xác định những khái niệm cơ bản của văn hóa sinh thái - nhân văn như "sinh thái ", "sinh thái học ", "môi trường ", "môi trường sinh thái ", "môi trường sinh thái - nhân văn", "văn hóa sinh thái - nhân văn", văn hóa học sinh thái - nhân văn hiện đại trình bày nội dung, cấu trúc của văn hóa học sinh thái - nhân văn và chức năng của văn hóa học sinh thái - nhân văn. Về mặt nội dung, văn hóa học sinh thái - nhân vãn nghiên cứu mối quan hệ thống nhất và tương tác giữa tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở đỏ đề ra những yêu cầu, định hướng về mặt văn hóa trong các hoạt động sống của con người liên quan đến môi trường, đến thế giới tự nhiên nói chung. Về cấu trúc, văn hóa học sinh thái - nhân văn bao gồm hai bộ phận chủ yếu là nghiên cứu văn hóa sinh thái-nhân văn mang tính vật chất và nghiên cứu văn hóa sinh thái - nhân văn mang tính tinh thần. Còn về mặt chức năng, văn hóa học sinh thái - nhân văn thực hiện các chức năng phổ biến là giáo dục, nhận thức, tổ chức, quản lý, giao tiếp, thẩm mỹ và giải trí đối với môi trường sống, môi trường sinh thái của con người và xã hội.

Cơ sở tự nhiên - xã hội của sự hình thành văn hóa sinh thái - nhân văn là phương thức sản xuất xã hội, năng lực tư duy, nhận thức của con người và hoạt động thực tiễn của nó. Từ cội nguồn này, sự phát triển của văn hóa sinh thái - nhân văn có thể chia ra thành những nấc thang lịch sử: Giai đoạn văn hoá sinh thái - nhân văn có tính thần thoại và tính thống nhất. Giai đoạn văn hóa sinh thái nhân văn có tính duy lý và duy tình. Giai đoạn văn hóa sinh thái - nhân văn mang tính kết hợp Đông Tây (giai đoạn hiện đại).

Trong sự phát triển của văn hóa học sinh thái nhân văn, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa sinh thái-nhân văn là một bước tiến mới, trong đó, quan niệm, tư tưởng về mối quan hệ "tự nhiên - con người - xã hội" mang tính khoa học, tính thực tiễn và tính nhân văn cao cả. Ở đây, văn hóa sinh thái-nhân văn chính là toàn bộ giá trị mà con người đạt được trong quá trình biến đổi tự nhiên nhằm tạo ra môi trường sống mới vừa phù hợp với bản chất người và phát triển xã hội, vừa phù hợp với bản chất, sự tồn tại và phát triển của tự nhiên.

Trước thực trạng môi trường trái đất bị hủy hoại nghiêm trọng do hoạt động sản xuất - tiêu dùng công nghiệp và hoạt động sống nói chung của con người, cùng với "sự trả thù của tự nhiên" đối với sự sinh tồn của chính con người, cộng đồng nhân loại buộc phải có những hoạt động thực tế và tiếng nói chung tích cực nhàm bảo vệ và cải thiện môi trường. Đó là Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người, Hội nghị về môi trường và giáo dục môi trường, Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển (1992), Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển bền vững (2002)...

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, các ngành khoa học về môi trường, về văn hóa sinh thái - nhân văn đã hình thành vững chắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu chung của các ngành khoa học này không gì khác là làm cho con người hiểu đúng đắn về trái đất, có ý thức tự giác và có hoạt động thực tiễn nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, tức là có được những điều kiện tiên quyết và cơ bản đối với sự sinh tồn và phát triển bền vững của con người và xã hội.

Cơ sở trực tiếp và nhân tố khách quan của văn hóa sinh thái - nhân văn chính là môi trường sinh thái - tự nhiên. Đó là nước, không khí, động vật, thực vật, đất đai và tất cả các hiện tượng tự nhiên khác. Chúng là điều kiện quy định sự tồn tại của con người, nhưng con người đang hủy hoại chúng.

Trên cơ sở đó, sự tác động của con người - xã hội vào môi trường tự nhiên mang tính chất quyết định đối với văn hóa sinh thái - nhân văn, vì vậy, con người và xã hội cần điều khiển một cách có ý thức tích cực mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, nhận thức được quy luật tự nhiên và có thể sự dụng được những quy luật đó một cách chính xác. Bản chất của môi trường nói chung là tính thống nhất biện chứng, tính vật chất của các yếu tố trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội, bởi vậy, con người cần tạo ra một môi trường nhân vãn phù hợp với hệ thống đó. Chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người không những cải biến, phát triển tự nhiên bên ngoài mà còn cải tạo, sáng tạo lại tự nhiên ngay bên trong bản thân mình.

Như thế, sự phát triển bền vững của xã hội loài người không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố như kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, mà còn phụ thuộc vào môi trường sống và môi trường sinh thái. Chính vì vậy, con người và xã hội cần tuân thủ những nguyên tấc xây dựng xã hội phát triển bền vững về mặt môi trường sinh thái - nhân văn như tôn trọng cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng sống của con người, bảo vệ và cải thiện sự tồn tại mang tính đa dạng của trái đất, hạn chế và ngăn chặn mọi hành động làm suy giảm các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tăng cường ý thức và năng lực quản lý môi trường, xây dựng khối liên minh toàn cầu về an ninh môi trường và phát triển bền vững...

Ở Việt Nam, với tính đặc thù của mình, chiến lược phát triển bền vững cần tính đến nhân tố môi trường sinh thái - nhân văn trên tinh thần cải thiện, cải tạo một cách tích cực có hiệu quả và có giá trị cao. Đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực thi kinh tế thị trường định hường xã hội chủ nghĩa cần chú trọng đến yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, các hệ động vật, thực vật vốn phong phú và đa dạng, phòng chống mọi hoạt động làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, nguồn nước...). Đồng thời, cần phát huy truyền thống của dân tộc con người sống hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên. Mặt khác, giáo dục và văn hóa đóng vai trò nền tảng và động lực trong quá trình xây dựng một môi trường sinh thái - nhân văn phát triển bền vững.

Như đã nêu trên, văn hóa sinh thái - nhân văn bao giờ cũng quan tâm đến quan hệ, cách ứng xử của chủ thể - con người đối với khách thể - tự nhiên, tức là chú trọng đến đạo đức sinh thái. Đạo đức sinh thái đúng đắn phải là sự thống nhất hữu cơ giữa lợi ích của tự nhiên và lợi ích của con người nhằm bảo vệ tính chỉnh thể toàn vẹn của hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. Để xây dựng đạo đức sinh thái mới, con người cần phải thay đổi tư duy, quan niệm về tự nhiên, về vị trí của con người và về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Do đó, đạo đức sinh thái hợp lý là đạo đức bảo đảm cho cả lợi ích của chủ thể (con người) lẫn lợi ích của khách thể (tự nhiên), kết hợp hợp lý giữa kinh tế thị trường, hoạt động công nghiệp, khoa học, công nghệ và việc bảo vệ, cái thiện sự tồn tại, giá trị nội tại của tự nhiên.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống sông hòa hợp với thiên nhiên.Trái qua trường kỳ lịch sử, con người Việt Nam vừa khai thác, sử dụng thiên nhiên, vừa bảo vệ, cải tạo thiên nhiên để thiên nhiên bền vững và phát triển. Sông hài hòa với thiên nhiênlà một tập tính phổ biến của con người và xã hội Việt Nam. Bên cạnh những tri thức về vạn vật trong trời đất là tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ, làm phồn thịnh thiên nhiên của người Việt cổ.

Như hầu hết quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức về môi trường sinh thái - nhân văn. Môi trường sinh thái - nhân văn ở Việt Nam hiện nay cùng tồn tại, đan xen phức tạp hiện tượng sinh thái cổ điển và sinh thái hiện đại. Môi trường này cũng đang diễn ra sự vượt trước về tính chất gay gắt và cấp bách của thực trạng môi trường sinh thái so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thực trạng này cũng gắn liền với sự căng thẳng và khó khăn trước các vấn nạn ô nhiễm môi trường xã hội. Mặt khác xã hội Việt Nam đang nằm trong tình trạng biến đổi quan niệm về đạo đức sinh thái với tính chất phức tạp, cấp thiết của vấn đề môi trường sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giải quyết một cách tích cực những vấn đề trên, đời sống văn hóa sinh thái - nhân văn cần:

Xây dựng một quan niệm mới về ý thức sinh thái phù hợp với sự phát triển xã hội bền vững.

Bằng nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự phát triển xã hội bền vững trong mối quan hệ với công bằng xã hội, dân chủ xã hội và văn minh xã hội.

Giải quyết tết nạn ô nhiễm môi trường xã hội, bởi đây không chỉ là vấn đề kinh tế -xã hội mà còn là vấn đề sinh thái - xã hội.

Giáo dục ý thức sinh thái cho mọi người, mọi thành viên xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm biến đổi mối quan hệ giữa con ngườivà con người, giữa con người và tự nhiên. Một trong những mục tiêu quan trọng mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hướng tới là phải xây dựng ý thức, nhận thức, lối sống, hành vi mang tính văn hóa sinh thái - nhân văn nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, môi trường sống nói chung. Đó là quá trình tổng hợp của văn hóa sinh thái - nhân văn, trong đó việc xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái là rất quan trọng. Trong nếp sống văn hóa sinh thái, sự gắn bó chặt chẽ giữa tri thức sinh thái, đạo đức sinh thái và thẩm mỹ sinh thái là nhân tố có vai trò hạt nhân. Nếp sống văn hóa sinh thái có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động công nghiệp hóa, đô thị hóa từ sản xuất ra của cải vật chất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng đến những sinh hoạt đời thường, vui chơi, giải trí, thưởng thức nghệ thuật. Đồng thời, nếp sống trên đây khi đã trở thành tập quán của mỗi cư dân đô thị, mỗi người lao động công nghiệp sẽ tác động tích cực vào việc phát triển công nghiệp, phát triển đô thị theo hường tết đẹp, hợp lý và bền vững.

Cùng với xu hường đô thị hóa là xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có quan hệ hữu cơ đến môi trường sinh thái - tự nhiên của cộng đồng cư dân nông thôn. Ở đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nếu chạy theo lợi nhuận đơn thuần, lợi ích nhất thời sẽ dẫn đến những nguy cơ, hậu quả tiêu cực đối với môi trường sinh thái-tự nhiên nông thôn. Vì vậy cần xác định những nội dung chủ yếu, cơ bản của văn hóa sinh thái - nhân văn ở nông thôn cùng với những phương thức, phương pháp thực hiện tương ứng.

Về mặt giáo dục, hoạt động văn hóa sinh thái - nhân văn trong nhà trường không chỉnhầm mục đích tạo ra mối quan hệ hợp lý, hài hòa giữa con người và môi trường sinh thái, mà còn có ý nghĩa đặc biệt tích cực là xây dựng con người có nhân cách phù hợp với sự phát triển của một xã hội công nghiệp, hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa và nhân tố văn hóa sinh thái - nhân văn của nó. Như mọi hình thái giáo dục khác, giáo đục văn hóa sinh thái - nhân văn là một quá trình giáo dục về nhận thức khoa học, tư duy chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa nói chung trong lĩnh vực sinh thái - nhân văn, cùng với những phương thức, biện pháp giáo dục tương ứng, thích hợp. Trong phạm vi nhà trường, giáo dục văn hóa sinh thái - nhân văn là một phương diện của sự chuẩn bị, trang bị cho mỗi cá thể, nhân cách tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái mang tính nhân văn của toàn cộng đồng xã hội.

Xây dựng văn hóa sinh thái - nhân văn là một quá trình vừa mang tính trước mắt, cấp thiết, vừa mang tính lâu dài, chiến lược. Xuất phát từ đời sống hiện thực và mối quan hệ xã hội trong hệ thống tự nhiên - con người - xã hội, văn hóa sinh thái - nhân văn không chỉ liên quan trực tiếp đến mọi lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, mà còn chịu sự quy định của trình độ phát triển xã hội, của chế độ xã hội, của tư duy chính trị - xã hội, của giai cấp thống trị xã hội và của những quan hệ xã hội nhất định.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vấn đề văn hóa và con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta

    21/03/2007Hoàng Đình CúcVăn hoá là của con người, chỉ có ở con người. Văn hoá, đối với một con người, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, cất cách và bản lĩnh của dân tộc. Vai trò động lực của văn hoá được thực hiện thông qua con người...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

    29/10/2006Hồ Sĩ VịnhVào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?