Xã hội

06:45 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Mười Một, 2010
Xem thêm:

Đời sống tinh thần đã dần đi từ chỗ giản dị đến chỗ điều hòa.


Điều hòa những năng lực tương phản.

Phối hợp những nguyên tố bất đồng.

Nhưng trong đôi lứa, tình yêu chỉ là cái bản ngã nó kéo dài từ người này tới người khác và có thể chỉ châu tuần giữa một số ít người riêng biệt.

Những người đó phải tiếp xúc với nhiều người khác, phải cảm thấy sự liên lạc cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần giữa họ với những người sống xung quanh họ thì họ mới biết thế nào là xã hội.

Họ có công việc làm, nhưng họ không thể sống bằng tiền của đó được, nếu không có người đem hóa vật mà đổi chác cho họ.

Họ có học thứ, nhưng cái học thức đó cũng không phải tự nhiên mà có.

Phải có thầy, phải có sách. Thầy là người, sách là công trình của người.

Vả thoongminh có hạn. Học vấn vô cùng.

Chính những kẻ thông minh lại cần đến nhiều kẻ thông minh khác để bổ khuyết cho cái thông minh của mình. Chính những bậc học vấn lại cần có những cái trí khác để bổ cứu cho cái học vấn của mình.

Ngoài ra, còn có những liên lạc về tình cảm, về khí tiết, về những cái giống nhau và cả về những cái khác nhau nữa.

Từ bài đầu, tôi đã dem tình bè bạn làm căn bản cho đời sống chung của nhân quần.

Những cái tình bè bạn đó chỉ có thể giữ được khi người còn giữ được cốt cách làm người.

Giàu sinh kiêu, nghèo sinh oán. Cao sang thì lên mặt lên mày, thấp hèn thì tự bạo tự khí.

Những người đó là những người không có cốt cách, vì đã để cho vật chất nó ám ảnh, cho cảnh ngộ nó chi phối và đã quên những điều kiện cần thiết để sống trong xã hội.

Bởi thế mà ta cần phải có những hạng người luôn luôn nhắc nhở cho nhân loại chớ quên mình.





Nhà bác học, bậc văn hào, nhà nghệ sĩ tài hoa, bạn nữ lưu phong nhã, mỗi hạng người luôn luôn nhắc nhở cho nhân loại chớ quên mình.

Hoặc cảnh tỉnh bằng lời lẽ thiết tha, hoặc giác ngộ bằng tư tưởng siêu việt, hoặc đem tình cảm làm chuyển động những trái tim sắt đá, hoặc dùng nghệ thuật để giúp cho tinh thần được khoáng đạt thuần lương, nhất nhất đều có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống chung đầy hỗn độn.

Hỗn độn khi người ta coi tiền tài trọng hơn nhân nghĩa.

Hỗn độn khi người ta coi danh vọng quý hơn bạn bè.

Hỗn độn khi kẻ dưới không biết kính người trên.

Hỗn độn khi mỗi người đều biết phận mình, chỉ lo cho mình mà không thèm hiểu biết gì đến những người sống xung quanh mình.

Họ luôn luôn nhắc tới hai chữ trật tự, nhưng bao giờ họ cũng nghĩ rằng trật tự chỉ cốt đặt ra để bảo hộ gia tư tài sản và những lợi quyền ích kỉ của họ.

Cái trật tự như vậy sẽ không có ích gì mà còn có hại, vì nó đã gây nên những bức tường ngăn cách không cho nhân loại được giao thông và làm cho người luôn luôn cừu thị với người.

Lúc bình thường, nó làm mất sự điều hòa. Hồi tai biến, vì nó mà thiếu đức đồng tâm.

Cái trật tự chân chính, đã có nhà danh sĩ Abel Bonnard giải nghĩa như sau này:

"Lòng yêu trật tự cũng như tấm lòng yêu mến một khúc nhạc mà ta cũng muốn hòa theo bằng cái tài hoa đặc sắc của mình. Ta yêu trật tự cũng như nhà nhạc sĩ yêu tiếng nhạc hiệp tấu mà chàng lấy làm sung sướng vì đã có công phụ họa, dầu chàng không nghe rõ cái thanh âm phát ra từ cái nhạc khí của chàng".

Đời sống xã hội chính là một cuộc hòa nhạc mà mỗi người cần phải để hết cả tâm hồn tài trí vào đó. Tiếng nhạc riêng của mình nổi lên sẽ hòa theo với trăm nghìn tiếng khác, sẽ bị át, bị chìm đi, nhưng khi đó nếu mình quên bản, lỗi nhịp thì cuộc hòa nhạc chung sẽ mất hẳn sự điều hòa và sẽ hoàn toàn thất bại.

Nhà nhạc sĩ chân chính trong những giờ phút nghiêm trọng đó lại càng phải tự chủ lấy mình để làm hết bổn phận.

Chàng không cần phân biệt tiếng nhạc của từng người mà cảm thấy đời sống tình thần của chàng siêu việt lên, bành trướng ra, hầu như hỗn hiệp trong một đời sống công cộng, có tiết tấu, có trật tự, có một cái năng lực thần bí đủ thâu phục những cá nhân hỗn tạp để kết lại thành một khối đại đồng.

(1945)


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục "cứu rỗi" xã hội

    20/07/2020AlphabooksJean Piaget (1896 - 1980) vừa là một nhà giáo dục, một nhà nhận thức luận, và là một nhà tâm lý học. Ông là hình ảnh của một viện sĩ hàn lâm “khai sáng” cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống lại các thể chế kìm kẹp và các định kiến về những người trí thức ở thời đó.
  • Nhà văn và xã hội

    26/02/2020Thanh ThảoTrong những cuộc chiến tranh vệ quốc, vai trò, tác phẩm, tiếng nói của nhà văn Việt Nam là đặc biệt quan trọng đối với nhân dân và xã hội. Chiến tranh không chỉ cô đặc và làm chói sáng những phẩm chất yêu nước trong mỗi nhà văn, mà còn là thử thách khắc nghiệt đối với những nhà văn chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa...
  • Cảnh báo xã hội

    19/04/2018Nguyễn Tất ThịnhMôi trường xã hội nếu: Dân trí thấp, Lãnh đạo tồi; Khép kín/ lạc hậu, Đạo lý/ Chuẩn mực hỏng, Tâm lý/ lối sống cực đoan...
  • Xã hội nữ tính quá

    06/09/2017Nguyễn Tất ThịnhNgày ấy chiến tranh, những làng quê vắng hoe vắng hoắt bóng dáng những người đàn ông trẻ tuổi và khỏe mạnh - họ đều phải ra chiến trường cả, ở những nơi mà ngay cả các cô gái thanh niên xung phong đã ‘tiếng hát át tiếng bom’ , mở đường và phá bom. Hậu phương chỉ còn thấy những ông già, và những em bé, phụ nữ...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Niềm tin & sự ổn định xã hội

    18/04/2015Hoàng ĐộĐất nước đang đi vào một thời đại mới đầy những thách thức và cạm bẫy, xã hội lại đang ngổn ngang với nhiều vấn đề về văn hóa, suy thoái đạo đức, giá trị tâm linh một thời bị xem nhẹ nay có những biểu hiện biến tướng tiêu cực. Điều này là do đâu? Cũng từ niềm tin mà ra. Niềm tin không phải tự nhiên có mà xuất phát từ nhận thức. Khi có được niềm tin, thì chính nó sẽ dẫn dắt hành động...
  • Bản chất tương tác xã hội của giá trị

    28/07/2014Tiến sĩ Ngô Tự LậpCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 buộc các nhà kinh tế phải xem xét lại các lý thuyết của mình. Trong đó điều đầu tiên cần xem xét lại chính là lý thuyết về giá trị, và cùng với nó là câu hỏi lớn nhất của kinh tế học: Lợi nhuận đến từ đâu, cái gì làm cho nền kinh tế lại tăng trưởng ?
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội

    16/05/2009Takeo DoiVới những ai mong muốn có được những phát hiện mới mẻ về quan hệ giữa nghiên cứu tâm lý học và văn hóa, quan hệ giữa ngôn ngữ và tâm trí, cũng như giữa người Mỹ và người Nhật, cuốn sách này rất cần thiết. Ts. Doi đã cho chúng ta một đặc ân khi viết nó.
  • “Hãy cố yêu người mà sống” !

    23/01/2009Đoàn Khắc XuyênĐôi khi, trong đời ta phải bám víu vào cái gì đó để tin, để sống. Đôi khi ta vẫn thường lặp đi lặp lại trong trí câu hát ấy của Vũ Thành An để tự nhủ mình rằng đời dù sao vẫn còn nhiều người tốt, đời vẫn còn rất nhiều điểm sáng.
  • Xã hội nào, tính cách ấy

    03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • Tư bản xã hội

    22/01/2008TS. Nguyễn Sĩ DũngBa nguồn lực cơ bản nhất để phát triển là vốn tài chính, vốn tri thức và vốn xã hội. Chuyện phải đầu tư bằng tiền ai cũng hiểu. Chuyện phải đầu tư bằng tri thức rất nhiều người hiểu. Thế nhưng, chuyện phải đầu tư bằng tư bản xã hội thì số lượng những người như vậy chưa phải là nhiều...
  • xem toàn bộ