Thói hư tật xấu của người Việt: Giáo dục, đào tạo nhiều yếu kém
Nội dung học tập viển vông phù phiếm
(Phan Kế Bình, Việt Nam phong tục, năm 1915)
Cách học của ta trái phép sư phạm. Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học hai khoa luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại
(1)Cầu Đơ tên cũ của thị xã Hà Đông, quán Mọc nay thuộc Quận Đống Đa,
Một nền giáo dục giết chết nhân cách…
(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thày đem ngay các sách Bắc sử(1) và Ngũ kinh Tứ thư đại toàn ra dạy. Thày nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho, trò cũng nhắm mắt học cho thuộc lóng đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để.
Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế còn là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn. Triều đình lại cho những người khoa mục nhiều điều vinh diệu quá đáng, nào trâm bầu dạo phố, nào cờ biển vinh quy, cùng là khắc tên ở bia đá bảng vàng để lưu truyền hậu thế. Học trò chỉ chăm học thuộc lòng một ít sách vở, và 10 lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, miễn là lời văn cho bóng bảy thì ý tứ dù là bã cặn của Tống nho cũng không can gì. Cái thói trọng từ chương ưa hư văn đã thành một thứ thiên tính của dân tộc ta. Về cách giáo dục ấy thì dù người thiên tư lối lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách.
(1)Bắc sử tức lịch sử
Giáo dục bị thương mại hóa
(Nguyễn Đức Phong, Một nền giáo dục Việt Nam mới, năm 1941)
Đứa trẻ ở nhà đã không được trông nom dạy bảo cho phải đường, đến trường lại bị giao cho những ông giáo phần nhiều chưa biết làm một người cha, chưa được thành thục về khoa giáo dục, chưa có kinh nghiệm về tâm lý học, chưa được thuần về tính nết…
Trong nước có biết bao nhiêu trường tư. Gia dĩ mở một trường tư cũng không khác gì mở một hiệu buôn. Nhà hàng phải chiêu khách, các ông kinh doanh về tư thục, tôi nói kinh doanh mà không nói giáo dục, muốn cho trường mình được vững vàng tức là muốn cho có nhiều lời lãi, tất phải chiều
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Biến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânHư học hư làm, hư tài
16/04/2014"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý