Việt Nam đi mãi về đâu?

07:41 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Mười, 2016

Thế là mình đã tạm biệt dải đất ven Địa Trung Hải với bầu trời xanh, biển xanh, cây xanh và những đôi mắt xanh biếc…Mảnh đất hiền hòa đẹp mộng mị, sang trọng, tinh tế, thầm lặng ít ồn ào. Địa Trung Hải thì lớn lắm. Đã hình thành một Liên minh Địa Trung Hải với 27 nước EU và 16 quốc gia và vùng lãnh thổ Bắc Phi, Banlcan và Trung Đông với diện tích 2,5 triệu kilômét vuông, 46.000 kilômét toàn bộ bờ biển đi qua 22 nước, từ Albanie, Hy Lạp...của châu Âu, vòng qua Thổ Nhĩ Kỳ, Syria...châu Á, đến Ai Cập, Algeria...của Bắc Phi...

Từng ấy nước vây quanh bờ Địa Trung Hải mà chả có “lưỡi bò” của “nước lớn, nước lạ” nào thò ra biển, liếm sạch và la lên là của riêng mình. Họ chung sống hòa bình với nhau hàng ngàn năm có lẻ. Hơn 450 triệu dân của các nước này sống ven bờ Địa Trung Hải cùng hưởng nguồn lợi thủy sản đánh bắt ven bờ và nhất là hưởng cảnh đẹp, làm dịch vụ du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng mùa hè rất nổi tiếng...


Ngôi nhà cổ trong ngôi làng cổ ở Tour


Mình tới vùng Nice và Cannes thuộc hành chính của vùng Provence nổi tiếng ở miền nam nước Pháp, bên bờ Địa Trung Hải. Mình thích bầu trời và biển xanh không đâu có. Thích những ngôi làng cổ kính bằng đá cheo leo sườn núi nhìn xuống biển. Thích các lâu đài và ngôi nhà cổ cơ man là nhiều. Thích con đường lát đá viên lọc cọc, khấp khểnh. Đặc biệt yêu những hàng phong già nua nhưng vẫn tươi tốt quá nhiều trên các con phố, đại lộ. Cũng đặc biệt yêu vô vàn gốc ôlive cổ thụ (được gọi là “cây Địa Trung Hải”) cho trái ô-liu ngon nhất thế giới, mọc kín hai bên đường. Lần này mình chụp rất nhiều cây ở những nơi mình đi qua: Pháp, Barcelona, Hà Lan và Italia. Cây cổ thụ trùm lên hầu hết các con đường. Chúng đã sống qua nhiều kiếp người. Có cây mình nghĩ chắc thọ gần ngàn năm. Chúng lặng lẽ sống cuộc đời vô tư và kiêu hùng, không sợ bị tàn phá, bị đánh cắp, bị biến thành sở hữu và bứng về làm vật trang trí của những kẻ lắm tiền ít hiểu như ở quê mình. Chứng nhân của lịch sử là những gốc cây đó dù nó không biết nói. Chứng nhân về hành xử của con người với cây cối, thiên nhiên hiển hiện ở từng chồi non đâm lên sau những cội già. Cũng là chứng nhân văn hóa của dân tộc đó.


Cổng làng cổ ở vùng Saint-Émilion (Bordeaux-Pháp) có từ thời Trung cổ


Mình nhiều lần lặng người chỉ để ngắm một bức tường đổ, một con đường lát đá hàng thế kỉ nhưng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, vẫn được tôn trọng và gìn giữ để kể với người thời nay về cuộc sống của nhiều thời đã qua, chắc là nên thơ, lãng mạn lắm và cũng không hiếm đau thương…Vì giờ đã tàn phai và cũ kỹ, nét hào hoa, tinh tế vẫn hắt bóng qua màu xám của đá và xanh rì rêu phong. Các thế hệ đã sống, không can thiệp và tôn tạo chỉ vì mục đích sử dụng của riêng mình. Lịch sử được tự do trôi chảy theo kênh đào tự nhiên, không theo ý muốn chủ quan bất kỳ của thời đại, bất kỳ uy quyền vương triều nào. Vì thế mà lịch sử châu Âu gần như bộc lộ với bạn khá đầy đủ đời sống tâm hồn của nó, chỉ cần bạn mới có điều kịên lướt qua vài thành phố, tham dự vài sự kiện, tiếp xúc với vài con người…


Đấu trường Coloseum - Italia xây từ những năm đầu Công nguyên (70-80)


Nếu tính đếm các sự kiện mà châu Âu đã trải qua từ cổ chí kim thì không chỉ toàn là thanh bình. Vậy tại sao dòng chảy văn hóa vẫn được khơi nguồn và tuôn chảy không ngừng? Vì sao các công trình văn hóa vẫn được lưu giữ đến giờ?

Thời kỳ Trung cổ ở châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của nền văn minh La Mã ở TKX, kéo dài cho đến TKXV. Các nhà sử học gọi đó là “đêm trường trung cổ”. Cả ngàn năm châu Âu chìm trong đêm tối. Đó là khái niệm của các nhà nhân văn Ý đưa ra nhằm tách bịêt thời kì u ám, tối tăm, thiếu hiểu biết với thời đại nhân văn của Phục hưng sau này. Tuy nhiên, thời kỳ Trung cổ cũng tạo ra nền tảng cho sự biến chuyển của thời Phục hưng cũng chính bởi các nhà nhân văn chủ nghĩa này. Khi bị đế quốc Ottoman tấn công năm 1453, Constantinople thất thủ, các học giả Hy Lạp từ Byzantium chạy nạn sang Tây Âu đã mang theo các tác phẩm nghệ thuật và triết học cổ đại khiến Châu Âu kinh ngạc. Từ đó bắt đầu hành trình tìm kiếm các giá trị cũ rực rỡ và khao khát sáng tạo những giá trị mới ở tầng lớp trí thức, nghệ sĩ Châu Âu.

Nhà thờ Đức Bà ở Paris xây từ năm 1163 trên quảng trường Saint-Etienne theo phong cách Gothic là phong cách mới so với thời đó (anh Gù của Victo Huygo đã từng ở đây)
Dù là có “cả ngàn năm đêm trường tăm tối” và chỉ phản ánh các giáo lý Thần học mang nặng tính giáo điều và khắc kỷ, châu Âu vẫn còn để lại nền Nghệ thuật phục vụ Nhà thờ có giá trị, dù các trường ca nhằm kể lại cuộc chiến chống lại quỷ cám dỗ hoặc chiến đấu vì nhà vua…Thi ca chỉ có Kinh thơ (thơ tụng kinh) trang nghiêm tuyệt đối. Về Kiến trúc mới đầu là phong cách Roman nặng nề, biểu hiện uy quyền to lớn của Chúa, sau đó là phong cách Gothique nhẹ nhàng hơn thể hiện sự hướng tới Thiên đàng. Hội hoạ phụ thuộc kiến trúc vì chỉ được sử dụng với mục đích trang trí nhà thờ và minh hoạ các tích trong Thánh kinh. Âm nhạc cũng chỉ có Thánh ca. Ðiêu khắc chỉ giới hạn trong các bức tượng rước trong ngày thánh lễ…Thế nhưng mình vẫn mê mải chiêm ngưỡng những thứ nghệ thuật mà các nhà lịch sử, phê bình nói “chỉ có” này hịên diện ở khắp nơi trong các thành phố Paris, Bacerlona, Hà Lan, Roma nơi mình đặt chân đến. Trong đêm tối vẫn có sự sáng tạo nghệ thuật, dù phục vụ mục đích gì và đến giờ vẫn trường tồn với thời gian.


Sangrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha) xây từ năm 1882 vẫn chưa hòan thành.
Dự định đến năm 2026 mới kết thúc.


Về “đêm trường trung cổ” có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đa số coi đây là khoảng thời gian tăm tối nhất của Châu Âu với sự biến mất của triết học, nhường chỗ cho sự bành trướng của Ki tô giáo. Trong thời Trung Cổ, nền văn hoá, văn minh phương Tây chưa có được những thành tựu to lớn và rực rỡ như Trung Hoa và các nước Hồi giáo. Nhiều giá trị văn hoá Hy-La còn sót lại là nhờ sự bảo tồn của người Arập. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, đây là thời kỳ định hình cả về địa lý và văn hoá của Châu Âu. Ảnh hưởng tích cực nhất của thời kỳ này đối với văn hoá Châu Âu có lẽ là sự phát triển tinh thần DÂN CHỦ do chưa hình thành khái niệm Tổ quốc một cách rõ rệt, cùng với sự phổ cập các giá trị tinh thần của Ki-tô giáo. Thời kỳ Trung cổ là một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Châu Âu với sự hình thành, lớn mạnh, sụp đổ và chia cắt của những đế quốc hùng mạnh, dẫn tới sự hồi sinh và hình thành những quốc gia phong kiến mới. Cùng với sự xung đột thế lực của Thiên chúa giáo và Hồi giáo, diện mạo của Châu Âu đã hình thành rõ nét. Các hình thái xã hội, kinh tế và nghệ thuật của thời kỳ này chính là nền móng cơ bản cho các thời kỳ sau này. Lịch sử Châu Âu thời Trung cổ là quá trình chấp nhận và thay đổi không ngừng. Tinh thần Hiệp sỹ được đề cao, dù có thời kì khá cực đoan. Mình nhớ anh chàng Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió của Cervantes. Dù tác giả chế giễu sự tôn sùng quá đáng lý tưởng hiệp sĩ thời đó, thì Don Kihôtê vẫn được Cervantes dành cho sự kính trọng. Mình thích anh chàng gàn dở đầy nhân ái, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do, ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và trọng đạo lý. Don Kihôtê hiển lộ khát khao hướng đến một xã hội công bằng và nhân đạo hơn. Lòng dũng cảm, hào hiệp, kiêu hãnh của các hiệp sĩ thời ấy dường như vẫn còn lưu giữ trong nét tính cách con người thời nay ở bên này châu lục…Ở Việt Nam giờ khối Don Kihôtê cũng phải đang chiến đấu với “cối xay bão”. Nhưng đừng nghĩ là họ gàn dở…Họ là những Hịêp sĩ mà nay mai nhiều người phải biết ơn họ.


Rất nhiều du khách tới bưu điện Vaticane (Italia) này để gửi thiếp về
cho người thân như một kỉ niệm thiêng liêng


Cũng trong thời kì Trung cổ có 9 cuộc Thập tự chinh đẫm máu, bắt đầu từ năm 1095 đến 1272. Tuy nhiên, cũng nhờ cuộc chiến tranh này mà người Âu Châu đã có cơ hội hiểu biết về thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Họ hiểu thêm về một nền văn minh với nhiều bộ môn khoa học, toán học, triết học tiến bộ vượt xa Âu Châu. Cũng từ đó, người Âu Châu đã dần dần giác ngộ để tự giải thoát ra khỏi thời đại đen tối mà họ đang chịu đựng. Và kể từ TKXV, châu Âu bước vào thời đại nhân văn vàng son, thời đại Phục Hưng. Có thể hiểu thời kì Phục Hưng là sự hồi sinh của các giá trị thời Cổ đại trong các lĩnh vực khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến Tự do cá nhân, trái với chế độ đẳng cấp của thời Trung cổ. Ở nghĩa hẹp mà ta hay trầm trồ khi nói về thời kì này, Phục Hưng là giai đoạn của lịch sử nghệ thuật rực rỡ. Và hoa trái của Phục Hưng còn gần như nguyên vẹn, ít ra đủ để bạn hình dung về một thời hoa lệ của Châu Âu. Đến giờ vẫn hoa lệ và dòng văn hóa vẫn tuôn chảy không ngừng…


Hà Lan dù thấp hơn mặt nước biển vẫn phồn thịnh và nổi tiếng


Tai họa khủng khiếp nhất của Châu Âu ở TK20 chính là hai cuộc chiến tranh thế giới I và II. Cả Châu Âu bị cuốn phăng đi dưới làn lửa đạn. Thế chiến I khiến hơn 10 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị tàn phế. Các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn tạo ra một thế hệ bị mất mát, tổn thương về tâm lí ở châu Âu. Cứ đọc “Phía tây không có gì lạ” của Erich Maria Remarque thì rõ. Nhiều người Việt, trong đó có mình mê mẩn tác phẩm này và gối đầu giường nhiều năm. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và vai trò đó dần chuyển sang bên kia bờ Đại tây dương cho Hoa Kỳ.

Nữ thần Venus - Vẻ đẹp tuyệt tác của Con người (chụp ở bảo tàng Louvre)


Lịch sử đã chỉ ra, khi thế giới bước vào giai đoạn phát triển ở trình độ cao thì thế giới đó không còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Nếu nước lớn với sự ích kỉ, hãnh tiến, cậy sức mạnh về mọi mặt vẫn tiếp cận các vấn đề quốc tế theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì chiến tranh rất dễ nổ ra như thế chiến I và II. Tư duy nước lớn và chủ nghĩa thực dân mới kiểu Tàu cần phải loại ra khỏi các quan hệ quốc tế với tinh thần "cùng tồn tại hoà bình, thoả hiệp các lợi ích trên cơ sở các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy, nhân loại phải trả giá gần 200 triệu mạng người trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong TK20. Vậy mà giờ này nước lớn xác Trung Quốc vẫn chưa hiểu sao?


Sức mạnh, vẻ đẹp, lòng nhân ái của Con người (chụp ở bảo tàng Louvre)


Có lẽ đau xót nhất khi nghĩ về hậu quả của thế chiến 2 chính là chia thành hai phe trục, xung đột nhau về hệ tư tưởng và cuộc Chiến tranh Lạnh: phương Tây gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Bên kia là ông anh cả Liên Xô, Trung Quốc, kéo theo lô lốc đàn em Xã hội chủ nghĩa. Xung đột giữa hai phe là một trong những hậu quả của cuộc chiến tranh đẫm máu này. Thế nên mới có vĩ tuyến 17 chia dòng Bến Hải thành hai bờ Nam - Bắc do ý muốn của Trung Quốc để “dùng người Việt Nam đánh Mỹ”, kìm hãm Mỹ sa lầy vào cuộc chiến để họ rảnh tay phát triển. Mới có Nam Hàn và Bắc Hàn mà đến giờ vẫn chia cắt. Chỉ cần nhìn vào hai miền Nam-Bắc Triều Tiên thì hiểu phe trục nào tiến bộ và văn minh hơn? Mới có bức tường Berlin đã bị đạp đổ cách đây 20 năm để nước Đức thống nhất về một mối, không cần cuộc chiến tranh nào. Thực tế cũng đã rõ, đến giờ Liên minh Bắc Đại tây Dương vẫn hùng mạnh. Còn cánh “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” thì tan đàn xẻ nghé. Nói đâu xa, hai anh em “môi hở răng lạnh” đang cắn nhau, lừa từng miếng nhau chí chết…Phát sợ gã hàng xóm cùng mình “nghe tiếng gà gáy cùng” mỗi bình minh. Số phận dân tộc mình sao nghiệt ngã khi phải dính đời đời kiếp kiếp với một kẻ sát hông nhà đểu giả hết cỡ? Không lẽ đó là nghiệp tổ tông truyền chả có cách gì thoát được?


Khu vườn cổ tích Luxembourg (Paris) được xây dựng từ năm 1612


Cái khiến mình nghĩ ngợi là Châu Âu ngay cả thời kì đen tối như thời Trung cổ, hay chịu họa phát xít, độc tài, chiến tranh loạn lạc ở thế kỷ 20 thì chưa có kẻ nào đang tâm đập phá các công trình văn hóa, đốt sách, hủy diệt các kiệt tác kiến trúc, mỹ thuật…Nhờ thế mà dòng chảy văn hóa chưa ngừng nghỉ giây phút nào trên lục địa này. Có thể có giai đoạn chững lại, nhưng bị giết chết, vùi dập, đạp đổ…thì không. Điều đó hiển hiện khắp nơi và làm nên gương mặt của Châu Âu thời hiện đại. Vừa cổ kính lãng mạn, vừa hiện đại hài hòa. Người ta bảo Châu Âu đang già cỗi và kém phát triển? Đừng mơ. Già vì có bề dày lịch sử như nhiều nền văn minh sớm trên thế giới. Nhưng là một người già duyên dáng, khỏe mạnh và dễ dàng thích ứng với cái mới. Có thể từng bước đi đôi khi lỗi nhịp, nhưng chưa bao giờ họ ra khỏi nhịp bước của thời đại, chưa bao giờ họ chối từ không gian văn hóa, hơi thở của thời đại. Chính nhờ dòng chảy không ngừng của văn hóa và sáng tạo mà tạo thành nền tảng cho phát triển. Một nền văn hóa được nuôi dưỡng bởi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Nếu chối bỏ các định lượng, giá trị kiểu phương Tây đó, quê mình hướng theo tiêu chí nào? Mình thấy mịt mùng ở phía trước…

Nghĩ lại hình như chỉ có ở Trung Hoa và Việt Nam mới có sự tự sát văn hóa, giết chết sáng tạo từ cổ chí kim. Từ thời Tần Thủy Hoàng đã “đốt sách chôn nho”, Lưu Bang thì đái vào mũ quan văn…Gần với ta nhất là “đào tận gốc, trốc tận rễ” cái đám trí thức, địa chủ giàu có; rồi thời cách mạng văn hóa trí thức bị tù đày, tống về nông thôn để tẩy não đó thôi? Chả đâu phá bỏ đền đài, miếu mạo, chùa chiền, các di sản “phong kiến”…như thế. Chả đâu bắt trí thức là loại người cần “tẩy rửa” tri kiến và ý tưởng sáng tạo của họ như vậy…Dòng chảy văn hóa bắt nguồn từ thủa khai thiên lập quốc đã bị nhập vào dòng chảy cuồn cuộn của tư tưởng Khổng Tử giả dối, trái tự nhiên, lại còn bị vùi dập, cắt đứt, phỉ báng, nhổ bỏ…như vậy thì còn nền tảng nào dành cho sự phát triển? Nhìn lại đất nước và cuộc sống quanh mình, không thấy đâu dòng nước mát lành của văn hóa nhân văn tưới tẩm tâm hồn con người. Bảo sao trì trệ? Bảo sao cái ác không lên ngôi? Bảo sao người với người chỉ còn thù hận, lừa lọc, dối trá, tàn nhẫn, bạo lực? Bảo sao nhiều kẻ giết người dễ như ngắt cọng rau và tràn lan với số lượng đáng kinh hãi?

Đi suốt 4000 năm, giờ này Việt Nam sẽ tiếp tục về đâu? Sẽ đứng ở đâu cùng nhân loại?
Không lẽ Việt Nam đi mãi chẳng về đâu?

Nguồn:Blog (2013)
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • Thế kỷ của những chuyển dịch văn hóa

    03/04/2018Nguyễn HòaĐối với Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ của các biến động chính trị - xã hội. Để giành lại độc lập, dân tộc đã phải hao tổn quá nhiều xương máu và nước mắt. Những biến thiên ngoắt ngoéo của lịch sử đã đẩy văn hóa dân tộc vào tình thế chỉ trong một thế kỷ, đã phải chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn hóa rất khác nhau, trong các tình thế khác nhau...
  • Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga?

    04/11/2017PGS - TS Phạm Vĩnh CưMặc dù rất yêu mến, nhưng chúng ta còn hiểu biết hời hợt và lệch lạc về nền văn hoá ấy, cho nên không thể nói rằng văn hoá Nga đã bắt rễ sâu vào Việt Nam như văn hoá Pháp, mặc dù về mặt chính trị, trong thời kì dài ta và Pháp là thù mà ta với Nga lại là anh em chí thân chí cốt...
  • Nhận thức luôn là nhu cầu mãnh liệt

    23/07/2017Nhật Minh thực hiệnLà một Giáo sư triết học, ông được biết đến với những nghiên cứu rất sâu về con người và văn hóa Việt Nam. Những lý giải của ông thường đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị...
  • Sự có mặt của những “ngày xưa”!

    14/12/2016Vương Trí NhànCái cảm tưởng ấy đến với tôi sớm nhất là hồi chống Mỹ, khi gần như cả Hà Nội bỏ đô thị để về nông thôn. Chả ai kêu ca gì, thậm chí nhiều người còn tự hào là được trở về với cái gì trong lành hồn nhiên của đời sống ông cha. Nhưng khách quan mà nói, đó là lúc cái nhịp sống chậm chạp tùy tiện của xã hội tiểu nông từ từ quay lại...
  • Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu

    03/06/2016Trần Phương HoaLịch sử văn hóa văn minh châu Âu là lịch sử của những dòng chảy tư tưởng mà các chủ thể đã tạo ra các dòng chảy đó chính là những người có thể được gọi theo nhiều cách theo nghề nghiệp của họ - nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ, giáo viên, nhà báo v.v...và chung nhất với tên gọi còn nhiều tranh cãi „trí thức”. Một vài nét sơ lược về những đóng góp, vai trò và sứ mệnh của họ đối với xã hội châu Âu nói chung và văn hóa tư tưởng châu Âu nói riêng...
  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • Khủng hoảng lựa chọn văn hóa

    19/06/2015Nguyễn HòaVới tư cách một khái niệm, khủng hoảng lựa chọn văn hóa dùng chỉ một tình trạng của văn hóa, khi xã hội và con người thiếu (không có) các tiêu chí, chuẩn mực văn hóa có khả năng định tính, định hướng quá trình nhận thức văn hóa dẫn đến sự nhiễu loạn hành vi văn hóa của xã hội và con người…
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 2)

    24/06/2014Trần KhuêTrước khi có hiện tượng 5 con rồng thì tình hình các nước ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương là sàn sàn nhau, nghĩa là cùng trì trệ và lạc hậu ngang nhau; chỉ riêng có Nhật Bản từ năm 1867 dưới triều Minh Trị đã biết mở cửa sớm để giao lưu với phương Tây nên phát triển sớm hơn. Đáng tiếc họ lại đi theo con đường quân phiệt hoá nên hầu như bị phá sản và kiệt quệ sau Thế chiến thứ hai. Chỉ khoảng vài chục năm trở lại đây, Nhật Bản rồi tiếp theo là Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đã làm những chuyện thần kỳ về kinh tế khiến thế giới kinh ngạc.
  • Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam (Phần 1)

    24/06/2014Trần KhuêKhổng Tử đã từng dạy “Ôn cố tri tân”. Và chính các bậc hậu nho cũng luôn nhắc nhở điều này. Thế nhưng không hiểu các vị học giả hiện nay lại hình như quên mất cái “cổ” (cái gốc cũ) của đạo Nho, làm như đây là một học thuyết vạn năng...
  • Tôi “sợ” Trung quốc

    07/07/2011Nhà văn Thùy LinhChưa bao giờ đất nước này tạo cho tôi một cảm hứng, xúc động hay gì gì đó lay động tâm hồn, tình cảm của tôi? Không phải đến lúc này khi họ giở trò tiểu nhân trên biển Đông. Tôi cũng đã đến Trung quốc 3 lần trước đây, nhưng chả lần nào đi về mà thấy lưu luyến, kể cả chuyến hành hương viếng thăm mấy ngôi chùa cổ? Sao vậy nhỉ?
  • Bá quyền văn hóa kiểu Trung Quốc

    05/07/2011Đoan TrangNhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.
  • Tản mạn về văn minh và văn hoá

    24/02/2011TS. Phạm Duy NghĩaNgày xưa các cụ thường bảo người Tây chỉ hơn ta vì họ giỏi cái văn minh cơ khí, chứ còn phương Đông nghìn năm thâm trầm và huyền bí, nền văn trị, dùng văn để giáo hoá con người, tức là văn hoá của ta chẳng dày gấp mấy lần xứ họ...
  • Đợt sóng thứ ba

    18/12/2010Trịnh Thị Kim NgọcĐợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các design được lặp đi lặp lại, trước đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác.
  • Văn hóa - sức sống bất diệt và mãnh liệt

    30/11/2010Nguyễn Trung“Cái gì làm nên sức sống của dân tộc mình?” không dễ đối với tôi chút nào… Vì đến nay tôi vẫn chưa làm sao trả lời rành rọt được cho chính mình. Vì thế tôi đặt tên cho nó là “câu hỏi đời”. Chắc chắn nó sẽ còn đeo đuổi tôi, hay là chính tôi đeo đuổi nó, suốt đời…

  • Từ Mátxcơva, với nhiều ngạc nhiên

    07/11/2010Nguyễn Minh Đức (Mátxcơva - Hà Nội)Những ai lâu ngày mới trở lại Mátxcơva sẽ không khởi bị ngỡ ngàng thậm chí bị sốc trước những đổi thay nhanh chóng của một thành phố từng thiếu thốn đôi chút nhưng nổi tiếng là thanh bình...
  • xem toàn bộ