Từ Mátxcơva, với nhiều ngạc nhiên

10:12 CH @ Chủ Nhật - 07 Tháng Mười Một, 2010

Những ai lâu ngày mới trở lại Mátxcơva sẽ không khởi bị ngỡ ngàng thậm chí bị sốc trước những đổi thay nhanh chóng của một thành phố từng thiếu thốn đôi chút nhưng nổi tiếng là thanh bình.

Đập vào mắt du khách trước tiên là quy mô thành phố vốn đã rộng (có thể sánh ngang New York về diện tích) nay còn rộng hơn. Bán kính của thành phố có lẽ đã vươn thêm cả chục cây số. Và hệ thống tàu điện ngầm, vốn nổi tiếng thế giới về quy mô và sự lộng lẫy, đã phát triển tới gần 300 ga.

Trong khu vực trung tâm, phần lớn nhà cửa đã được sửa sang lại, trở nên hào hoáng hơn, phố xá cũng sạch sẽ hơn, với nhiều vạt hoa, thảm cỏ được chăm chút cẩn thận. Phố Arbat mới, niềm tự hào của các nhà quy hoạch đô thị thời Liên Xô, cũng sầm uất hơn, tấp nập người qua lại dưới hàng biển hiệu rực rỡ sắc màu. Còn tại những vùng mà vào thời Liên Xô còn là ngoại vi thì nay đã mọc lên những chung cư cao tầng hiện đại, những trung tâm thương mại và dịch vụ... Nhưng gây ngỡ ngàng nhất có lẽ là chuyện giá cả. Nói chung, cái gì ở Thủ đô Nga cũng đắt, trong khi lương trung bình của công chức trong bộ máy Nhà nước chỉ ở mức 10.000 rúp/tháng (khoảng 380 đôla Mỹ), thấp hơn 20-30% so với khu vực tư nhân.

Lương Mátxcơva, giá London

Trên đường từ sân bay quốc tế Domodiedovo về trung tâm Mátxcơva, tôi hỏi nữ ký giả giữa Pavlova rằng, Mátxcơva có gì đặc biệt sau ngần ấy năm phát triển. "Rất nhiều người giàu lên và rất nhiều loại hàng hóa đắt lên", Bà trả lời:

“Nghe nói Mátxcơva là thành phố đắt đỏ thứ hai Châu Âu, sau London", tôi nói:

“Tôi, còn hơn thế kia", Bà thốt lên. "Nó đã vượt cả London rồi".

Theo bà Pavlva, đắt đỏ nhất ở Mátxcơva là nhà cửa - một căn hộ loại sang ở Trung tâm lành phố có giá bán 5.000 USD/m2! Một doanh nhân người Việt đã xác nhận tình trạng này và cho biết thêm rằng, anh đã phải đặt tiền từ rất sớm đê mưa một căn hộ ở thị trấn Reudov (ngoại ô Mátxcơva) với giá 1.500 USD/m2, còn nếu muốn nhận nhà ngay thì phải trả 2.000 USD/m2. Còn ở Sochi, thành phố nghỉ mát lớn nhất của nước Nga, nhà buôn Karil, người Thổ Nhĩ Kỳ, vừa câu cá trên Biển Đen vừa chỉ tay lên một tòa nhà mới khánh thành và nói: "Tòa nhà này do một Công ty Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư đấy. Nó đang được rao bán với giá 7.000 USD/m2!"

Quả là khó hiểu khi biết rằng, đất đai của nước Nga thật mông mênh và thu nhập của người lao động Nga còn hạn hẹp. Nghịch lý trên, được một số người giải thích là do làn sóng nhập cư ồ ạt vào Mátxcơva của những người có tiền, đã đẩy lớp trẻ vào tình cảnh "không nhà”. Không ít cặp tân hôn phải về sống cùng cha mẹ, một hiện tượng hiếm thấy ở thời Liên Xô trước đây.

Đấy là chuyện nhà cửa. Còn các loại nhu yếu phẩm và dịch vụ thì sao? Nói một cách ngắn gọn thì giá nhu yếu phẩm ở đây đắt gấp khoảng 2-3 lần so với ở Việt Nam ta: tại cửa hàng Eliceev trên phố Tverskaya (thuộc trung tâm Mátxcơva), một siêu thị xứng đáng được nhận danh hiệu "sang trọng” không chỉ bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp mà còn bởi nó là một một gian lớn trong một tòa nhà cổ kính, với kiến trúc tinh xảo và những bức bích họa lộng lẫy thời Barốc, một kilogam thăn bò nhập từ Oxtraylia có giá 50 USD , một chai bia Pilsner Urquell nhập từ Cộng hòa Séc có giá 4,5 USD, một kg vải thiều, chôm chôm, măng cụt và me tươi nhập từ Thái Lan lần lượt có giá 27, 23, 18,5 và 17 USD. Rất tiếc là không thấy mặt hàng nào được nhập từ Việt Nam , ngoại trừ mấy gói phồng tôm "Sa Giang” và đậu phộng "Tân Tân" được bày bán trong một kiốt dưới đường hầm.

Đi Toalet "giải sầu” cũng mất 0,40 USD. Một nhà kinh doanh người Việt ở Chợ Vòm dí dỏm: "Cái chợ này không phải là nơi làm ăn của những người yếu thận. Họ sẽ phải trả 3 - 4 USD mỗi ngày cho dịch vụ WC".

Giá cả cao ngất ngưởng cũng khiến cho "cái ví" của các doanh nhân Việt Nam tại đây lép đi một cách đáng kể. Anh Tuấn, một kỹ sư tốt nghiệp từ thời Liên Xô, dang sống ở Mátxcơva cùng người vợ Nga và hai đứa cơn trai , cho biết, ngoài việc chi tiêu cho ăn uống, mỗi gia đình người Việt tại dây còn phải chi từ 600 - 800USD để thuê một căn hộ 2-3 buồng loại tầm tầm. Những người làm thuê, chỉ kiếm được vài trăm USD mỗi tháng, thường phải sống chen chúc, rất khổ sở.

Nói thế không có nghĩa là mọi thứ ở thành phố này đều đắt đỏ. Một trong những thứ còn tương đối rẻ là xăng dầu. Thấp hơn hẳn so với ở Tây Âu và nhiều nước Đông Âu khác, giá xăng tốt nhất ở Mátxcơva chỉ có giá 18,2 rúp/lít nghĩa là một USD Mỹ có thể mua được 1,5 lít. Do rẻ như vậy nên mặc dù phí giao thông công cộng còn tương đối thấp (trung bình khoảng 0,5 USD/lần), dân Thủ đô vẫn "vô tư" đi lại bằng xe riêng. Không biết ở nơi khác thế nào, chứ ở sân bay Sheremetievo, để đậu xe một tiếng đồng hồ, chủ xe phải trả 3,8 USD.

Vẫy một chiếc taxi ở đây không khó, nghe nói có thể vẫy cả những xe không đăng ký chở khách. Do giá xăng thấp, giá taxi cao và lại không phải trả thuế, một số người sẵn sàng dừng xe "bắt khách" để kiếm thêm chút đỉnh. Nhưng hãy coi chừng, có người đã mất "cả chì lẫn chài" trên những chiếc xe như vậy.

Anh bạn tôi lần đầu sang Mátxcơva và rất muốn thăm Chợ Vòm, nằm cách khách sạn của anh chưa đầy ba chục cây số. Lúc đi, anh "bám càng" xe của một người bạn, còn lúc về, anh gọi taxi của người Việt luôn túc trực tại chợ, vì nghe nói "taxi ta” rẻ hơn "taxi Tây”. "Hết bao nhiêu", tôi hỏi khi anh trở về khách sạn. "19 USD”, anh trả lời, mặt buồn rười rượi.

Những người giàu mới

Ước tính, Thủ đô Nga có gần 3 triệu chiếc xe. Như vậy, với số dân khoảng 10 triệu người, phần lớn các gia đình đều có xe hơi. Đối với những gia đình khá giả, hiện tượng mỗi thành viên trưởng thành có một xe riêng giờ đây không phải là hiếm.

Giá xe hơi ở Nga thuộc mức vừa phải. Một chiếc xe Lada hay Volga đời mới (trông đã đẹp hơn trước rất nhiều) có giá khoảng 12.000 -15.000 USD, lại còn xe Toyota có giá từ 20.000 - 40.000 USD (Camry). Tuy nhiên, chỉ người ít tiền mới mua xe nội. Những chiếc xe cũ kỹ ra lò từ thời Liên Xô đang lùi nhanh vào quá khứ, và cũng giống như ở Việt Nam, chiếc nào còn “chạy được” thì cho "chạy" về nông thôn.

Giờ đây, bon bon trên các con đường rộng thênh thang của Mátxcơva chủ yếu là những mác xe ngoại quốc, trong đó, một phần không nhỏ là xe cũ nhập về. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong các dòng xe đó có tới 20% là xe sang trọng đời mới, như Lexus, Mercedes, BMW, Audi... "Đối với các doanh nhân thành đạt, đặc biệt là đối với nhiều người kiếm chác được từ thời Eltsin, tậu một chiếc xe như thế không có gì là khó", một bác tài xế nói.

Người Mátxcơva sống chủ yếu trong các căn hộ -các tòa nhà cổ hoặc các chung cư bởi thành phố này không có nhiều biệt thự. Và mặc dù nhà cửa đắt như vậy, thống kê trên báo chí cho biết, có tới hơn nửa số dân Thủ đô đã tậu được nhà con số lớn gấp 150 lần so với hồi đầu thập kỷ 1990 (0,3%). Những người giàu thường có cả biệt thự ở ven đô, trị giá hàng triệu USD. Mục "Tin tức bất động sản" của một tờ báo mới đây đã rao thuê một ngôi biệt thự loại khá với giá 25.000 USD/tháng.

Các hãng thời trang danh tiếng của thế giới cũng đang ra sức gặt hái trên mảnh đất này, bởi giá "hàng hiệu” ở đây, tuy đắt hơn nhiều so với ở chính quốc, vẫn tấp nập người vào ra.

Người Nga quả là chịu chơi. Tháng trước, họ bắt đầu tháo dỡ khách sạn nổi tiếng Rossia để thay thế bằng một tổ hợp khách sạn mới trị giá gần một tỷ USD, bởi theo lời vị Kiến trúc sư trưởng Mátxcơva Alexander Kuzmin, thì cái "nhà trọ" ấy chiếm quá nhiều diện tích quý giá. Được xây dựng vào năm 1967 trên một khoảnh đất rộng 13 hécta ngay sau Hồng trường, để đón khách dự Đại hội Đảng cộng san Liên Xô, khách sạn gồm 3.200 buồng này từng đi vào Sách kỷ lục Guinness như là "khách sạn lớn nhất Châu Âu”

Cảnh giác cao độ và chủ nghĩa khủng bố

Một năm sau vụ khủng bố Beslan, nước Nga vẫn trong tinh thần cảnh giác cao độ. Những nơi có nhiều khách vãng lai, như sân bay, khách sạn, nhà ga... nói chung đều bị săm soi chặt chẽ bằng camera. Trước tiền sảnh khách sạn Ucraina nay cũng đang sừng sững một hệ thống kiểm tra cả người lẫn hành lý bằng tia Rơnghen. Kiểm tra chặt chẽ nhất có lẽ là các sân bay. Tại sân bay Domodiedovo, hành khách lên máy bay phải cởi bỏ áo vét, dây thắt lưng, thậm chí cả giày nữa. Mọi thứ còn lại trong túi áo hoặc túi quần đều phải móc ra, cho vào một cái khay để đưa qua máy soi. Còn ở sân bay Sheremetievo II, hành khách không phải "cởi". Thay vào đó, họ phải đứng lên một cái bục di động để chạy qua máy soi. Xong xuôi hành khách sẽ có dịp "chiêm ngưỡng” cơ thể không có quần áo của mình cùng những vật dụng trong tín.

"Trong túi quần bên trái của ông có gì?", cô nhân viên phụ trách dây chuyền hỏi tôi.

"Điện thoại di động", tôi đáp. (Xin hãy bỏ ra, cả đồ trong tín bên phải nữa".

Tôi móc từ tín phải ra chiếc máy ảnh.

"Vẫn còn một thứ nữa", cô khẳng định một cách chắc nịch.

Tôi móc thêm chiếc bật lửa.

"Bây giờ, xin ông hãy cho chứng hoạt động, cô ra lệnh, và sau khi thấy chứng đích thực "là chúng”, cô gật đầu: "OK".

Xếp hàng sau tôi là một người đàn ông Nga to béo. Khi thấy thân thể mình trên màn hình, ông ta thốt lên: "Tôi đây sao? Tôi mà bảnh thế sao?" "Đúng đấy,,, cô nhân viên trả lời và mỉm cười.

Trong khi người Nga cảnh giác cao độ với chủ nghĩa khủng bố thì người ngoại quốc lại cảnh giác cao độ với chủ nghĩa bài ngoại và phân biệt chửng tộc.

Tôi có đề cập đến vấn đề này khi trò chuyện với cô Yulia, một nữ ký giả trẻ người Nga. "Đây quả là một vấn đề đang nổi cộm, gây bất bình trong xã hội chúng tôi Nhưng chuyện ấy thì ở đâu cũng có, đặc biệt là ở Mỹ", cô nhận xét một cách thật "nhẹ nhàng”. Nhưng chúng ta hãy thử so sánh. Theo thống kê của rung tâm thông tin phân tích "Sova” của Nga, riêng trong năm 2004 đã xảy ra 19 vụ giết người với động cơ phân biệt chủng tộc trên lãnh thổ Nga, còn trong 10 tháng đầu năm 2005, đã xảy ra 19 vụ, đến mức tờ Tin tức Mátxcơva phải mỉa mai gọi đó là chiến thắng của bọn Quốc xã mới". Trong khi đó, theo thông kê chính thức của FBR, trong năm 2004 chỉ có 5 vụ giết người vì động cơ tương tự ở Mỹ, tuy số nạn nhân bị thương ở đó lại cực cao tới 700 người trong năm 2004.

Xếp hạng cao nhất trong "danh sách đen" là các thành phố Xanh Pêtécbua, Mátxcơva, Voronhet và tỉnh Sverdlovskaia. Nạn nhân của bọn đầu trọc thường là những người khác màu da và màu tóc, chủ yếu là người Châu Á và Châu Phi, trong đó có cả những người châu âu và người mang quốc tịch Nga. Gây phẫn nộ nhất là vụ 7 tên thanh thiếu niên giết hại dã man một bé gái 9 tuổi người Tadgikixtan bằng 11 nhát dao tại Xanh Pêtécbua hồi tháng 2/2004. Vậy mà ngay trong vụ này, kẻ cầm đầu cũng chỉ bị kết án 5,5 năm tù, do "giết người không có chủ mưu”. Gần đây nhất, ngay trước và sau ngày sinh của tên trùm Quốc xã Hiller (20/4), bọn đầu trọc ở thành phố này đã giết hại một sinh viên người Xênêgan (bằng cách nấp bắn rồi lủi mất tăm) và một sinh viên người Ấn Độ.

Ngoài nạn đầu trọc, cộng đồng người Việt Nam ở Nga còn bị cướp bóc, trấn lột thường xuyên. Mới đây, một toán cướp đã đột nhập vào căn hộ của một người Việt, cướp hết tiền bạc rồi cắt đút một ngón tay của nạn nhân để "dằn mặt".

Câu hỏi đặt ra là: vì san bọn Quốc xã mới lại có thể tồn tại và phát triển trên mảnh đất từng phải chịu biết bao đau thương, tang tóc bởi chủ nghĩa Quốc xã, và liệu bọn chứng có bị quét sạch, như nước Nga đã từng đóng vai trò quyết định trong việc quét sạch chủ nghĩa Quốc xã?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mockba thành phố tôi yêu

    09/11/2017Nguyễn Phương MinhMockba mùa đông năm nay đến sớm. Mới trung tuần tháng 10 mà tuyết đã rơi khá dày. Người dân Mockba vẫn còn ngẩn ngơ nuối tiếc mùa thu vàng rất đẹp vừa mới kết thúc có vài ngày trước đó. Còn tôi, tôi xin cảm ơn mùa đông ở đây đến sớm, để cho tôi, một người đã được sống và học tập ở Mockba, 20 năm sau mới có dịp trở lại, và thật may mắn lại lại được ngắm nhìn những bông tuyết bay như hoa trắng dày đặc cả trời...
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • Moscow nước mắt đầu thế kỷ

    07/11/2010Ngọc Phương“Bạn không thể hiểu nổi người Nga nếu chỉ hiểu Moscow. Nhưng nếu bạn không hiểu Moscow thì bạn không thể biết được tương lai”. Đó là lời một chính trị gia có tiếng của nước Nga. Và nó cũng không khác mấy với cảm nhận của bạn tôi, Masha Lipman, một nhà báo: nhiều lúc tôi nhận thấy Moscow là đất nước hoàn toàn độc lập”...