Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

09:13 SA @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Một, 2005

Trong quá trình phát triển. của khoa học và thực tiễn, triết học luôn giữ vai trò đặc biệt -cơ sở thế giới quan và phương pháp luận. Không phải ngẫu nhiên mà nhà triết học. đồng thời là nhà khoa họe tự nhiên Rene Descartes cho rằng : "Triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con người không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong các công việc khác" 1) Kết luận này của Rene Dcscartes đáng để cho chúng ta suy ngẫm!

Hiện nay, chúng ta đang triển khai quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng đưa nước ta đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, “văn minh". Sự nghiệp cách mạng to lớn này đãvà đang đặt ra những vấn đề lý luận và phương pháp luận cấp bách. Nó đòi hỏi "Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải được quan tâm đầu tư phát triển, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Máe-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mình, các thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại để góp phần đắc lực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người.

Để góp phần tìm hiểu những vấn đề triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đồng thời tham gia vào việc triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vào cuộc sống ; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của PTS. Nguyễn Thế Nghĩa - Giám đốc Trung tâm triết học Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm khoa học xã bội và nhân văn quốc gia.

Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách không chỉ góp phần làm sáng tỏ những tri thức triết học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; mà còn kích thích tư duy sáng tạo của những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này: đồng thời cuốn sách cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu nghiên cứu giảng dạy và học tập triết học của thầy và trò trong các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng. Cho phép tôi được trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc gần xa!

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 1997
PGS. PTS. Mạc Đường
Viện trưởng Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh


(1) R. Descartes. Các nguyên lý triết học. "Văn tuyển triết học thế giới". M, 1970, tr. 232.

(2) ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia, HN. 1996, tr.28-29.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • Giới thiệu sách "Tư duy lại cuộc đời"

    10/10/2004Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Điều khiển học và Khoa học hệ thống đã phát triển, lớn mạnh như một ngành khoa học chủ đạo của thế kỷ XX. Lịch sử đang chứng minh tính đúng đắn luận điểm do nhà triết học Đức Godner Klaus đưa ra năm 1965: "Điều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của Triết học". Thật vậy, điều khiển học & khoa học hệ thống thực sự trở nên hữu ích, đóng góp có giá trị cho Thế giới quan, Nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Chuyên luận này là kết quả tổng kết của Giám đốc công ty Bùi Quang Minh về những ảnh hưởng của Điều khiển học và Khoa học hệ thống tới Thế giới quan của mỗi người...
  • xem toàn bộ