Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam
Bài viếtđề cập đến hai nội dungcơ bản: một số thành quả và vấnđề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩaduy vật biện chứngở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, việc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Đặc biệt, tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh.
Ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa
Nói đến môi trường, vấnđề môi trườnghay bảo vệ môi trường,người ta thường hiểu đó là môi trường tự nhiên.Thành thử, tất cả các định nghĩa đã có về môi trườngđều là định nghĩa khái niệm môi trường tự nhiên.Nhưng khi đùng khái niệm môi trườngtrong lĩnh vực phát triển xã hội và xây dựng con người, nghĩa là khi phân tích ảnh hưởng của môi trường đến đời sống của các chủ thể, như cá nhân, nhóm, cộng đồng, đặc biệt khi gắn với các đặc trưng xã hội và nhân cách, người ta lại thấy thiếu hụt nếu không coi toàn bộ đời sống xã hội phong phú và phức tạp bên ngoài (các chủ thể đó) như là môi trường có ảnh hưởng và thường quy định, thậm chí quyết định diện mạo của mỗi chủ thể. Cá nhân nào cũng ít nhiều là sản phẩm của một xã hội cụ thể, nghĩa là được tạo ra từ một hệ thống, một cơ chế cụ thể. Xã hội nào cũng để dấu ấn của mình lên đời sống cá nhân, dù là đấu ấn tích cực hay dấu ấn tiêu cực. Trong những trường hợp như vậy, khái niệm môi trường xã hộixuất hiện, và môi trường văn hóalà khái niệm đặc biệt của môi trường xã hội.Khái niệm môi trường văn hóađược dùng với nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ đời sống con người xét về phương diện văn hóa, nghĩa là gần trùng với khái niệm môi trường xã hộivề mặt phạm vi, chỉ khác khía cạnh xem xét là văn hóa, chứ không phải là ở các mặt khác. Rất ít khi môi trường văn hóa chỉ được hiểu là gồm các hoạt động thuần túy văn hóa. Trong khi đó, các khái niệm khác thuộc môi trường xã hội lại được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn và có phần chặt chẽ hơn, chẳng hạn, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức...
Đây là điểm cần lưu ý khi sử dụng khái niệm môi trường văn hóa.Trên thực tế, môi trường văn hóa là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên, ngoài làm nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng.
Theo chúng tôi, khi đời sống con người với các mặt: phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức, pháp quyền, dân trí, tính năng động xã hội...được xem là điều kiện, cơ sở cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển nhóm hoặc cộng đồng xã hội...thì đó chính là môi trường văn hóa. Như vậy, những nội dung cần phải quan tâm khi đặt vấn đề về môi trường văn hóa(như vừa kể trên) hầu hết là những nội dung quen thuộc. Bởi lẽ, cái đóng vai trò là điều kiện, là cơ sở, là môi trường cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển nhóm hoặc cộng đồng chắc chắn là cái mà mỗi xã hội từ lâu đều đã phải quan tâm giải quyết. Tuy vậy, chúng tôi cũng cho rằng, môi trường văn hóalà khái niệm chỉ mới được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, là một trong những vấn đề mới, nảy sinh trong đời sống xã hội hiện đại.
Việc đặt vấn đề môitrường văn hóa như một công cụ lý thuyết có ý nghĩa của nó. Nếu môi trường tự nhiênlà tập hợp các yếu tố bên ngoài hệ thông xã hội - con ngườilàm thành điều kiện cầncho hệ thống đó tồn tại và phát triển, thì môi trường văn hóalà tập hợp các yếu tố bên trong hệ thông xã hội- con người làmthành điều kiệnđủ cho mỗi tiểu hệ thống của hệ thống đó tồn tại và phát triển.
Điểm cất lõicủa việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa là ở chỗ, trong sự phát triển năng động và phong phú của đời sống con người, môi trường văn hóa có ảnh hưởng như thếnào, quy đinh những gì vàcá quyết định đến đâuđối với hành vi, thái độ và ý thức của mỗi người và cộng đồng: tại sao người Việt Nam vốn được đánh giá là thông minh, năng động, sáng tạo, nhưng lại ít có những phát kiến lớn? Tại sao tiềm năng trí tuệ ở người Việt được khẳng định từ lâu đến nay phần lớn vẫn chỉ là tiềmnăng? Tại sao không ít cái hay, cái tốt tiếp thu từ bên ngoài lạitrở thành vô đụng hoặc bị méo mó khi triển khai trong thực tế. Tại sao có những giai đoạn nảy sinh nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật giá trị, trong khi có những giai đoạn, dù người ta đầu tư và hy vọng rất nhiều nhưng vẫn vắng bóng những tác phẩm như mong muốn?...Lý thuyết môi trường văn hóa cần tham gia giải quyết những câu hỏi đó.
Một chiều khác của vấn đề này là, nếu như môi trường văn hóa có ảnh hưởng lớn đến mỗi người và cộng đồng, thì ngược lại, mỗi người và cộng đồng có khả năng và trách nhiệm đến đâu trong việc tạo ra môi trường văn hóa bình thường (hay lý tưởng) cho sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển tự do của môi cá nhân nói riêng? Đành rằng, hệ thống nào, cơ chế nào thì cá nhân ấy, nhưng chẳng lẽ cá nhân chỉ thuần túy là sản phẩm thụ động của cơ chế. Trên thực tế, vai trò cá nhân có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải tạo hoặc thay đổi môi trường văn hóa. Khả năng làm thay đổi hệ thống và cơ chế, làm thay đổi môitrường văn hóa bên ngoài chủ thể luôn là điều mà lý thuyết về môi trường văn hóa cần phải hướng tới.
Như vậy, tuy những nội dung chi tiết của vấn đề môi trường văn hóacó thể không mới, nhưng việc sử dụng lý thuyết môi trường văn hóarõ ràng là một cách kiến giải mới, một phương án tư duy mới về những vấn đề quen thuộc. Và, ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa chính là ở đây.
Về môi trường văn hóa ở Việt Nam
Cho đến nay, trong khoa học xã hội Việt Nam, gần như chưa có một nghiên cứu nào thật toàn diện và đủ sâu sắc để xác định và đánh giá thực trạng toàn bộ môi trường văn hóa ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những tác phẩm, bài viết đã công bố thường không có trách nhiệm phải đi tới một kết luận bài bản về hệ thống môi trường văn hóa hiện có, nên những gì đã nói thường không tránh khỏi những phân tích cảm nhận, những đánh giá cục bộ, hoặc những phác thảo có phần chủ quan khi nhân tiện bàn đến những vấn đề văn hóa - xã hội. Trong tình trạng chung như vậy, bài viết này cũng chưa vượt ra ngoài khuôn khổ của những hạn chế vừa nêu.
Trên cơ sở nghiên cứu và chứng kiến sự phát triển của đời sống văn hóa - xã hội đất nước những năm gần đây, chúng tôi xin cố gắng gợi mở một cái nhìn tổng thể về môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay. Ở bình diện chung nhất, chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa bao giờ môi trường văn hóaở Việt Nam lại phongphú, phức tạp vàcó nhiều tiềm ẩn như hiện nay.Đó là hệ thông những hiện tượng và quan hệ văn hóa- xã hộiđa dạng,đa chiều và năng động,đủ đê nuôi dưỡng mọi ý tưởngtốt đẹp khíchlệ mọi lợi thế trong phát kiến, sángtạo, nhưng cũngđủ thách thức và cámdỗ khiên cho bấtcứ cá nhân, gia đình, cộngđồng nào cũng cũng phải cảnhgiác trước nguycơ lạclối hoặc sai lầm.Có thể giải chi tiết hơn về nhận định này như sau:
Về phương diện tư tưởng- lý luận
Trong khi khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ở Việt Nam, luận thuyết của M.Weber về văn hóađóng vai trò là nhântố quyết định từ bề sâu cấutrúc xãhội, lý luận của A. Toffler về các làn sóng vănminh, quan điểm UNDP và của T. de Chardin về con ngườilà trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội, quan điểm của K.Popper về xã hộimở, quan điểm của S.Huntington về sự đụngđộ của các nền vănminh, lý thuyết của M.Mohamad về vai trò của các giá trị Châu Á trong sự phát triển xã hội hiệnđại, quan niệm của T.Friedman về thế giới phẳngvà toàn cầuhóa...không xa lạ đối với giới nghiên cứu nói riêng và trí thức nói chung. Một vài lý thuyết trước kia bị e ngại, thậm chí đôi khi bị cố tình lãng quên, nay đã có thể tìm được vị trí của mình trong đời sống tinh thần xã hội. Những hiện tượng mới trong lý luận thế giới, như quan điểm về kinh tế trithức, các quan niệm về toàn cầuhóa, quan điểm về phát triển con người vàbộ côngcụ
Dĩ nhiên, vẫn có những vùng cấm và dòng thông tin không phải lúc nào cũng thông suốt như nó phải thế. Điều này có lý do khách quan của nó. Điều đáng ngại hơn nằm ở chỗ khác: môi trường văn hóa về lĩnh vực này tuy phong phú, da dạng, đa chiều nhưng mới chỉ ở trình độ hạn chế. Tất cả các lý thuyết kể trên đều chưa được xã hội biết đến một cách sâu sắc. Ngay ở các Trường Đại học và các viện nghiên cứu cũng rất hiếm những chuyên gia thực sự tầm cỡ hay những trung tâm có uy tín về các lý thuyết, quan điểm nói trên. Đây là điều còn non yếu, bất cập của khu vực lý luận, làm ảnh hưởng đến trình độ của đời sống tinh thần xã hội và trình độ của môi trường văn hóa nói chung.
Về phương diện kinh tế- xã hội:
Nền kinh tế Việt Nam ngày nay tuy đang vận hành theo cơ chế thị trường với những đòi hỏi khắt khe của toàn cầu hóa, buộc phải đáp ứng yêu cầu của những định chế xuyên quốc gia, và đã gia nhập WTO, nhưng vẫn bị coi là chưa kết thúc giai đoạn chuyển đổi.Một thực thể kinh tế như vậy đã tạo ra trong lòng nó những hiện tượng, những hoạt động phức tạp đan xen nhau mà ở các nền kinh tế thuần nhất không có. Điều này là môi trường vừa tích cực, vừa tiêu cực về phương điện văn hóa đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, tức những hoạt động không chỉ liên quan trực tiếp đến kinh tế. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều dạng hoạt động của kinh tế thị trường đã định hình và phát triển, song cũng còn một số hình thức chỉ mớiđang hình thành hoặc còn rất sơ khai. Thị trường thực sự văn minh thì đang rất thiếu, nhưng những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực, thậm chí maphia tồn tại đây đó trong các nền kinh tế bên ngoài thì đã thấy có mặt ở Việt Nam. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, song thực lực còn chưa đủ mạnh và vẫn kém hiệu quả. Công ty đa quốc gia nhưng vẫn hưởng lợi từ chính sách ưu đãi quốc gia. Làm thuê đơn giản tồn tại song song với sản xuất lớn, với kinh tế tri thức. Di chứng bao cấp vẫn còn tác động trong một số hoạt động kinh tế. Nghèo đói giảm mạnh, thậm chí được thế giới đánh giá rất cao nhưng phân cực giàu nghèo lại tăng lên ghê gớm. Lối sống xa xỉ, lãng phí và hiện tượng tham nhũng xuất hiện ở nhiều nơi. Báo chí thời gian gần đây đã nói khá nhiều về những hiện tượng xấu trong nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ, môi trường văn hóa như vậy trong hoạt động kinh tế đủ chỗ cho mọi kiểu tư duy kinh tế lành mạnh bén rễ và phát triển, nhưng cũng đủ kẽ hở nuôi dưỡng gần như mọiĐảng hoạt động trục lợi. Làm ăn chân chính, dựa vào chữ tín để sinh lợitồn tại bên cạnh các hành vi lừa bịp, gian đối. Trong khi có những doanh nhân ngày đêm trăn trở bởi trách nhiệm cá nhân trước thực trạng yếu kém của kinh tế Việt Nam trên thương trường quốc tế, thì vẫn có những người, thậm chí một số người có trách nhiệm cao trong khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân, chỉ biết vụ lợi và bất chấp lợi ích quốc gia. "Trong lúc người Việt Nam ở nước ngoài chắt chiu một cách khó nhọc từng đồng gửi về Tổ quốc thì có công chức lạicá độ hàng triệu USD gửi ra nước ngoài". Tham nhũng, buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia, biển thủ cả tiền cứu trợ, lừa đảo cả người lao động lẫn quan chức Chính phủ...ngang nhiên tồn tại bên cạnh những hiện tượng lành mạnh, làm lợi cho người lao động và cho xã hội.
Cơ sở kinh tế như vừa nói là đầu mối của một môi trường văn hóa đa dạng và phức tạp mà các nhà nghiên cứu còn cần nhiều công sức hơn nữa để mổ xẻ.
Về phương điện đời sống tinh thần xã hội:
Chúng tôi muốn đề cập đến trạng tinh thần chủđạo của xã hội khi nhìn nhận và đánh giá sự phát triển củađất nước,xin tạm gọi là tâm thế phát triển hay cảm hứng phát triển,một hiện tượng mới xuất hiện gần đây khi đất nước đã ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, đạt được những thành tựu "to lớn và có ý nghĩa" sau hơn 20 năm đổi mới, đang đứng trước những vận hội mới, mà nhiều người thường gọi là “thời cơ vàng" của sự phát triển, khiến mỗi thành viên xã hội ít nhiều đều buộc phải bày tỏ thái độ. Theo chúng tôi, tâm thế phát triển của xã hội hiện nay chủ yếu là tích cực, nhưng vẫn có luồng ý kiến trái ngược với nó. Trước hết, xin được nói về luồng tâm thế hoài nghi, lo lắng và đôi khi bi quan về sự phát triển.
Dù không chiếm đa số, nhưng vẫn có một cái nhìn hoài nghi, bi quan ở một người, đáng chú ý là trong đó có những chuyên gia, những nhà hoạt động xã hội lo ngại Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn so với thế giới và các nước trong khu vực. Ở mức độ nhẹ nhàng hơn, một vài tác giả nghi ngơ lập luận của những người khẳng định "thời cơ vàng” của sự phát triển.
Chẳng hạn, theo tính toán của một số chuyên gia IMF,
Có ý kiến khác lại cho rằng, với khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay, đáng ra nền kinh tế phải tăng trưởng cao hơn 7 - 8%/năm. Sự tăng trưởng hiện có chỉ là tăng trưởngảo chứ chưa phải là phát triển.Đó là "ảo giác tăng trưởng". Nếu ảo giác này không phải chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng, thì rõ ràng khó tránh khỏi nó sẽ dẫn đến tình trạng tụt hậu ngày càng xa hơn.
Tại phiên họp ngày 21/10/2006, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI, ông Nguyễn Bá Thanh, bằng con số cụ thể, đã chỉ ra bức tranh đáng ngại của nền kinh tế Việt Nam: năm 2006, tổng sản phẩm trong nước ước đạt 8,2%, tương đương 60 tỷ USD. Tổng doanh thu ngân sách cả nước xấp xỉ 16 tỷ USD, trong khi ngân sách đã bội chi 3 tỷ USD (tổng chikhoảng 19 tỷ USD), gần 5%
Cái nhìn bi quan còn xuất phát từ thực trạng của nền giáo dục mà gần đây báo chí đã lên án một cách gay gắt: cơ chế thi cử bất cận, tình trạng dạy thêm, học thêm vô nguyên tắc, nạn tiêu cực tràn lan từ cấp Tiểu học đến sau Đại học... khiến rất khó kiểm soát được chất lượng thực của sản phẩm giáo dục - con người, những con người đang và sẽ làmchủ tương lai.Bên cạnh giáo dục là y tế, những lo lắng cho môi trường văn hóa trong hệ thống y tế cũng rất nặng nề: tình trạng xuống cấp đạo đức đã phá vỡ quan hệ bình thường giữa thầy thuốc và người bệnh, thậm chí có những tiêu cực nằm ngoài sức tưởng tượng. Cùng với đó là những vấn đề nổi cộm trong các hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật, xuất bản, du lịch, giao thông, môi trường, các hoạt động an sinh xã hội...
Không thể nói thái độ bi quan hoặc lo lắng cho môi trường văn hóa như vừa nêu là thiếu cơ sở. Nếu chỉ nhìn vào những hiện tượng đó người ta buộc phải nghi ngờ hẹn tương lai có chắc chắn tất đẹp hơn. Tuy nhiên, nhìn từ một phía khác, tâm thế phát triển chủ đạo của xã hội ngày nay lại đúng là tâm thế tích cực, lạc quan. Và đây là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng. Không thể phủ nhận "tâm thế phát triển", cảm hứng phát triển" ở Việt Nam, hơn lúc nào hết, hiện đang biểu lộ đặc biệt năng động. Năm 2006, với những thành tựu phát triển ấn tượng, cùng một loạt sự kiện quốc gia có ý nghĩa, vị thế của Việt Nam đã được hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực. Không khí hồ hởi, tin ở tương lai là không khí chủ đạo ở đa số các tầng lớp cư dân.
Rất nhiều người nhìn thời điểm hiện nay như là cơ hội có một không hai, là "cơ hội vàng" cho sự cất cánh của đất nước và sự thành đạt của mỗigia đình, cộng đồng. Tâm thế này là hệ quả nảy sinh từ sự phát triển hiện thực của đất nước, nó đang nhận được sự cổ vũ bởi cái nhìn thiện cảm và tích cực từ bên ngoài. Chẳng hạn, K.Rohland, đại diện WB tại Việt Nam, cho rằng, "Việt Nam là câu chuyện về một thành công lớn. Có thể khẳng định, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế phát triển thành công nhất thế giới. Đáng chú ý hơn là Việt Nam đạt được kết quả này khi chưa trở thành thành viên của WTO”.
M.Lachlan, phó Đại sứ Anh, sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội đã coi điều mà ông ấn tượng nhất là: "Người Việt Nam có tinh thần học hỏi ghê gớm". Theo ông, nhiều nước Châu Âu và Châu Á muốn hợp tác với Việt Nam là vì điểm này.
Địch Côn, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc cho "Việt Nam trở thành cường quốc ở Đông Nam Á chỉ còn là vấn đề thời gian". Về nguyên nhân, theo Địch Côn, Việt Nam hiện nay có ba ưu thế: Thứ nhất, có mô hình phát triển phù hợp, Thứ hai, có chính trị và xã hội ổn định, thứ ba, dân tộc Việt Nam có chí tiến thủ mạnh mẽ với 82 triệu dân mà kết cấu dân số lại có đến 2/3 là những "con hổ non - những người trẻ tuổi”. Do vậy, ông nhận xét: "Có thể thăng, có thể trầm, nhưng với lòng tự tôn mạnh, Việt Nam sẽ không chịu thấp kém".
Ngay cả Tổng thống G.Bush cũng đã sử dụng hình ảnh Conhổ Châu Áđể nói về Việt Nam. Khi tham dự Hội nghị APEC Hà Nội diễn ra hồi tháng 11/2006, G.Bush nhận định: Việt Nam "là một con hổ trẻ” (young tiger) và tôi rất ấn tượng về sự phát triển này. Điều chúng tôi muốn lưu ý là ngay cả sau sự kiện tiêu cực ở PMU 18 cái nhìn thiện cảm của người nước ngoài, đối với sự phát triển của Việt Nam cũng không vì thế mà suy giảm. H.Benn, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh , người có quan điểm cứng rắn trong việc gắn viện trợ với chống tham nhũng, cũng phải thừa nhận rằng, Việt Nam đã làm được nhiều việc đáng ngạc nhiên, nhất là xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân. Chính điều đó đã khiến ông quyết định ký một Viện trợ hợp tác với Việt Nam vào trung tuần tháng 9/2006. Rỡràng, không phải tất cả mọi lờikhen của các chính trị gia, các học giả nước ngoài đều là "ngoại giao", đều là kém căn cứ.
Thêm một chỉ báo nữa có thể được chọn làm căn cứ đánh giá môi trường văn hóaở Việt Nam: Giữa năm 2006, NEF, một tổ chức nghiên cứu xã hội có uy tín ở Anh, đã đánh giá chỉ số hạnh phúc (HPI) của 178 nước trên thế giới tính đến thời điểm đó. Điều thú vị là, NEF đã đo đạc và xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong số 178 nước với chỉ số hạnh phúc tổng hợp là 61,2, trên cả Trung Quốc (31/178), Thái Lan (33/178), Italia (66/178), Nhật Bản (95/178), Mỹ (108/178) và hơn 160 nước khác. Theo chỉ số này, hạnh phúc của mỗi cộngđồng được đo bằng số năm trong vôntuổi thọ màcon người cảm thấy hàilòng vớicuộc sôngcủa mình trêncơ sở tính toán điều nàycó phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng hay không.Nghĩa là, hanh phúc không nhất thiết đi liền với mức độ giàu - nghèo, hay trình độ phát triển - kém phát triển, hạnh phúc trước hết là mức độ con người hài lòng với cuộc sống của mình.
Cách xếp hạng trên có thể phải bàn luận thêm. Nhưng, ở đây, trên bình diện môi trường văn hóa, chúng tôi muốn khai thác kết quả nghiên cứu của NEF về mức độ hài lòng của người Việt Nam với cuộc sống hiện tại của mình. 61,2 % cư dân Việt Namthừa nhận là hạnh phúc, nghĩa là hài lòng với cuộc sống hiện tại, theo chúng tôi, là con số có thể tin được. Con số này cũng trở nên quý giá hơn nếu lưu ý, mức lý tưởng trong điều kiện hiện nay là quốc gia nào đó có 83,5% chứ không phải 100% cư dân hài lòng với cuộc sống của mình (nước xếp thứ 1/178 về chỉ số hạnh phúc là quốc đảo Vanuatu, nhưng chỉ số cũng mới chỉ là 68,2, còn xa mới đạt tới 83,5).
Cuối cùng, một chỉ báo khác, tuy phạm vi và thời gian khái quát có hẹp hơn so với quy trình nghiên cứu chỉ số hạnh phúc của NEF, nhưng cũng hoàn toàn xứng đáng được chọn làmcăn cứ đánh giá môi trường văn hóa ở Việt Nam: cuối năm 2006, Viện Gallup International (GIA, một tổ chức nghiên cứu xã hội học nổi tiếng) đã khảo sát mức độ lạc quan và bi quan của dân chúng tại 53 nước trên thế giới. Kết quả là người Việt Nam hoá ra dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai.Trong gần 49.000 người tại 53 nước được hỏi, chỉ có 43% tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, trong đó, Việt Nam: 94% tin tưởng vào tương lai, Hồng Kông: 74%, Trung Quốc: 73%, Ghana: 68%, Nigeria: 66%, Thái Lan: 53%, Singapore: 52%. Những nước có số người bi quan nhiều nhất khi nhìn về tương lai là ấn Độ: 32%, Indonesia: 33%, Philippines: 84%, Iraq: 43%, và Hi Lạp: 44%.
Dĩ nhiên, những nghiên cứu nói trên không phải đã tuyệt đối thuyết phục và khi nghe người bên ngoài ca ngợi Việt Nam hạnh phúc hay lạc quan nhất thế giới, thì cũng không ai quên Việt Nam vẫn mới chỉ là nước có
Chưa bao giờ môitrường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng, lại năng động và tích cực, lại khích lệ và cám đỗ, lại có nhiều cơ hội và thách thức...như hiện nay. Có thể nói như vậy với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan. Mức độ phong phú và đa dạng, nhịp điệu năng động và tích cực của môi trường văn hóa Việt Nam hiện đã đủ để nuôi dưỡng mọi ý tưởng tất đẹp, khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo. Nhưng mặt khác, mặt trái của nó cũng là những thách thức khiến bất cứ cá nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng phải cảnh giác.
Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu chỉ nhìn sự phát triền của xã hội Việt Nam ngày nay với con mắt lạc quan đến mức mất cảnh giác cho rằng, không nhân tố tiêu cực nào có thể cản trở hoặc làm hỏng sự phát triển xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hóa, người ta buộc phải tính đến tình trạng ung nhọt, đôi khi có thể tiêu hủy cả một thể. Thế giới ngày nay rất dễ bị thương đổ vỡ, hoặc bùng nổ vì những nguyên nhân có thể chỉ là bất ngờ hoặc không tất yếu Việt Nam, dĩ nhiên, không nằm ngoài trật tự chung đó.
Cuối cùng, cũng sẽ là thiển cận hoặc không sáng suốt nếu chỉ nhìn sự phát triển của xã hội Việt
Khi nhìn môi trường văn hóa Việt Nam qua lăng kính tâm thế phát triểncủa đại đa số cư dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên gia nước ngoài, qua số liệu về mức độ lạc quan, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, chúng ta phải thừa nhận rằng, nét chủ đạo của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh,chứ không phải ngược lại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường