Về chữ “hợp đồng” trong giáo dục

05:53 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Mười Hai, 2017

Phần trước:

Mọi trường học trên thế giới nếu được 10% các sản phẩm tốt thật sự đã là ghê lắm rồi. Anh cứ tưởng nhà trường ở nước ngoài dạy 10 người thì 9 người giỏi? Không phải!


Sinh viên khoa học tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ở nước ngoài có 10 người ra trường làm việc thì 9 người giỏi là do người ta biết kết hợp giữa năng lực sử dụng của xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng của xã hội và khả năng của chính họ. Tại sao lại đổ lỗi cho nhà trường? Tại sao lại bỏ vào cái thùng giáo dục tất cả những cái chúng ta cho là rác? Như thế là sai, là không công bằng. Khoa học là phải công bằng. Bây giờ các thầy nói nhiều bởi vì các thầy thấy mình thông thái chẳng kém gì các thầy Tây mà lương chỉ được 200 đô la một tháng. Anh thử hỏi những người có trách nhiệm xem, có một nguồn ngân sách nào hoặc năng lực tài chính nào của xã hội có thể tập hợp được để nâng lương của giáo viên đại học, giáo viên cấp III lên 2.000 đô la/tháng không? Hay trung bình 200 đô la/tháng đã là quá khả năng rồi! Ông Nguyễn Trần Bạt nêu vấn đề.


Ông Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: Nguyễn Hiếu.

Xuân Ba: Trong dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020 có nói đến năm 2010 thì chúng ta có thể hoàn toàn ký hợp đồng với những giáo viên mới 100%, tức là bỏ cơ chế biên chế trong giáo dục, giao quyền hiệu trưởng được trả lương. Anh nghĩ gì về điều này?

Nguyễn Trần Bạt: Về cơ bản, tất cả mọi quan hệ trong các xã hội văn minh đều dựa trên cơ sở hợp đồng. Bây giờ nếu chúng ta bỏ khái niệm gọi là biên chế, mọi người đều làm việc theo hợp đồng thì hợp đồng với giáo viên là chuyện bình thường. Tức là, nếu hợp đồng được định nghĩa như là một cách xác lập quan hệ phổ biến đối với mọi đối tượng trong xã hội thì hợp đồng là văn minh. Ví dụ, nếu ông hiệu trưởng ký hợp đồng với giáo viên, còn ông bộ trưởng ký hợp đồng với ông Hiệu trưởng, ông Thủ tướng ký hợp đồng với ông bộ trưởng, và Quốc hội ký hợp đồng với ông Thủ tướng thì hợp đồng không phải là một phương tiện để hạ thấp giá trị giáo viên. Còn nếu có một số đối tượng phải ký hợp đồng trong khi những đối tượng khác không phải ký, thì sẽ biến hợp đồng trở thành một phương tiện lăng nhục họ.

Hợp đồng là một phát hiện của nền văn minh nhân loại. Tôi không lên án khái niệm hợp đồng, nhưng cách thức sử dụng hợp đồng và nội dung hợp đồng ấy mới là vấn đề. Rousseau, một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng viết tác phẩm “Du Contrat Social” (Khế ước xã hội) mà hàng trăm năm nay toàn bộ nhân loại đều học nó. Vâng, đó là cuốn Khế ước xã hội thực chất là hợp đồng. Xã hội hoá khái niệm hợp đồng thì nó trở thành khế ước xã hội. Cho nên, vấn đề không phải nằm trong khái niệm hợp đồng mà vấn đề nằm trong cách thức người ta sử dụng khái niệm hợp đồng và nội dung hợp đồng ấy. Địa vị của một ông hiệu trưởng cũng là kết quả của một loại hợp đồng thì chẳng có vấn đề gì.

Xuân Ba: Một dịp khác ta sẽ trở lại phương án Khế ước xã hội theo cái cách của người Việt mình… Xin anh trở lại với vấn đề cốt lõi của giáo dục. Một cuộc cách mạng trong giáo dục dường như phải có những biến động, những cải cách ghê gớm?

Nguyễn Trần Bạt: Theo tôi, cải cách chính trị không phải là hệ quả của cải cách kinh tế và ngược lại. Đấy là những công việc mà xã hội cần phải làm. Cái gì lạc hậu thì cái đó phải cải cách. Làm trước, làm sau là tùy tình thế. Không có quy luật bắt buộc cái này phải có trước cái kia. Chúng ta chưa cải cách mạnh mẽ thể chế, chúng ta chỉ mới cải cách kinh tế. Cải cách kinh tế đến mức độ nào đó mà không cải cách thể chế thì nó vướng, cho nên buộc phải cải cách thể chế. Không phải là anh làm cái này trước, làm cái kia sau, mà do anh không chịu làm cái này nên anh phải làm cái kia trước. Anh làm cái kia rồi và nó vướng nên anh buộc phải quay lại làm cái này. Có những xã hội không phải cải cách thể chế, vì bản thân nó đã hợp lý rồi nên họ có những cuộc cải cách khác để phát huy, để tận dụng hết các không gian mà thể chế mang lại.

Xuân Ba: Cốt lõi nhân bản của cải cách giáo dục là gì?

Nguyễn Trần Bạt: Con người cần phải tự do. Con người cần phải được xác lập như một người sở hữu chính bản thân nó, và tập hợp con người phải được xác lập như là những người sở hữu đất nước. Mỗi một con người đều phải có trách nhiệm đối với đất nước của mình và phải đủ phẩm chất để thực thi trách nhiệm ấy. Đấy là quan điểm của tôi. Cho nên, tôi không hiểu tại sao có người lại dè bỉu những trường học tạo ra những sản phẩm thế này thế nọ? Cho nên không thể bắt đầu bằng chuyện chỉ trích nhà trường được, không bắt đầu bằng việc chỉ trích một ông Bộ trưởng giáo dục được.Tại sao đồng nghiệp của anh lại không mạnh dạn mang vấn đề ấy để phỏng vấn lãnh đạo cấp cao? Khi được phỏng vấn chắc họ sẽ vui lòng bày tỏ quan điểm của mình, quan điểm cá nhân của mình. Không phải là quan điểm chung chung đâu. Bởi việc nàynếu không có quan điểm cá nhân thì thực chất là không có quan điểm. Chính chất lượng của quan điểm cá nhân, nhất là quan điểm cá nhân của người đứng đầu mới tạo ra được chất lượng các quan điểm của hệ thống chính trị. Còn nếu chúng ta thừa nhận một quan điểm tập thể không có tác giả thì trên thực tế các cá nhân không làm việc và không chịu trách nhiệm.


Thủ khoa. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Hồi nãy anh nói cái nhìn giáo dục đâu đó bàng bạc thấp thoáng trong một số bài viết của tôi? Bởi tôi thấy các học giả của chúng ta nói nhiều quá, tranh nhau nói, cho nên thật lòng tôi không muốn góp thêm tiếng nói vào đấy, nhưng tôi không bi quan về chất lượng giáo dục như mọi người nói. Việt Nam không có một nền giáo dục tiên tiến nhưng nó có một nền giáo dục phù hợp với khả năng của nó. Với một thể chế như thế này, với một năng lực như thế này về tài chính, với một khả năng sử dụng của xã hội đối với các sản phẩm giáo dục như thế này thì nền giáo dục ấy là một hệ quả tất yếu. Càng đòi hỏi đẳng cấp quốc tế, càng mượn thầy từ nước ngoài càng làm nát bét nền giáo dục. Bởi vì nó không nhất quán. Nó tạo ra sự phân vân ngay từ khi con người mới bước vào trường. Có rất nhiều thầy giáo nói rằng “tôi dạy thế nhưng các em đừng nhất nhất nghe tôi nhé”. Ngay cả người dạy mà không tín nhiệm điều mình dạy và người được đào tạo cũng không tín nhiệm hệ thống đào tạo thì làm thế nào mà không phân vân được.

Nếu anh mới chỉ để ý chút chứ chưa phải chuyên sâu gì sẽ thấy một thực tế là toàn bộ lực lượng sản xuất ra những hàng hoá mà Việt Nam xuất khẩu một cách tương đối thành công trong 20 năm đổi mới là những người mà người ta xem là thấp kém trong xã hội không? Những người quản lý, những người sử dụng lao động không được đào tạo gì đã tạo ra toàn bộ nền công nghiệp xuất khẩu của chúng ta. Những người công nhân không được đào tạo, không được cung cấp các dịch vụ giáo dục đầy đủ là người sản xuất trực tiếp các sản phẩm xuất khẩu, mà đầu tiên là sản phẩm xuất khẩu lúa gạo.

Anh thử đi hỏi ông Tổng giám đốc Tổng công ty Than và Khoáng sản xem công nhân mỏ có được đào tạo không, những người khai thác than thổ phỉ có được đào tạo không? Than thổ phỉ công suất hay chất lượng có nhỉnh hơn than ở các mỏ than quốc doanh không? Nếu có là lý do là người ta phải nhặt nhạnh từng ít một, không gian hành động của người ta hạn chế đến mức họ phải tiết kiệm:Cho nên nghiên cứu về giáo dục mà chỉ đến các trường, nói với các thầy thì nó không phản ánh điều gì hết. Bao nhiêu % thầy giáo của chúng ta nghiên cứu khoa học, bao nhiêu % nghiên cứu khoa học của chúng ta gắn liền với thực tế sản xuất? Không có nhiều. Lực lượng ít học của xã hội là lực lượng cấu tạo ra thành tựu của đổi mới. Tại sao chúng ta lại đòi hỏi một nền giáo dục có chất lượng cao hơn trong khi cái thành phần ít được đào tạo nhất trong xã hội tạo ra thành tựu cơ bản của đời sống phát triển?

(Còn nữa)

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cũng chẳng phải tệ lắm

    05/12/2017Xuân BaBây giờ sinh viên vẫn đi học và vẫn ra trường. Chúng ta công kích giáo dục và cứ tưởng nó tệ lắm, nhưng thực ra nó có tệ lắm đâu, nó vẫn làm được cái việc mà nó có thể làm. Ông Nguyễn Trần Bạt nhìn nhận...
  • Cải cách giáo dục: Cuộc chiến tranh lạnh?

    19/11/2017Xuân BaThẳng thắn nhé! Xin các chuyên gia và các nhà báo hãy thương lấy bọn trẻ! Tôi thấy hiện nay các bài báo viết về giáo dục quá nhiều. Nếu tiếp tục đặt vấn đề một cách ầm ĩ như hiện nay thì chỉ làm hại bọn trẻ...
  • Đông Kinh nghĩa thục và cải cách giáo dục hiện nay

    02/07/2017Hương SenTư tưởng giáo dục tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục dù đã trải qua 105 năm nhưng vẫn có giá trị đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay...
  • Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD

    22/09/2015Linh Thủy (tổng hợp)Muốn làm cải cách, thì phải xác lập lại nền tảng tư tưởng giáo dục.
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ