ChíMinh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình"..."/>ChíMinh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình"..."/>

Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

08:36 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Hai, 2007

Tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm đểtư tưởng và hành động được đúng hơn và tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn. Như vậy cũng có nghĩa: tựphê bình và phê bình là hành vi văn hóa vì vậy nó phải được thực hiện đúng như bản chất của nó. Qua các phân tích nghiên cứu thì quan điểm phê bình có văn hóacủa HồChíMinh là:

Phê bình thẳng thắn, khách quan và xây dựng.
Phê bình với tâm trong sáng, tấm lòng bao dung và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Phê bình được thực hiện một cách dân chủ, công khai.
Phê bình có phương pháp và nghệ thuật.

HồChíMinh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình" trong đó phải phê bình mình trước rồi phê bình người sau như người xưa đã dạy: "Tiên trách kỷ hậu trách nhân".

Thái độ văn hóa trong phê bình và tự phê bình là thành khẩn, trung thực và xây dựng. Mạnh dạn công khai tự phê bình, có khuyết điểm gì nói bằng hết cho dù đó là việc làm khó khăn đau đớn vì thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình là sợ mất thể diện, uy tín, địa vị. Khi được người khác phê bình phải vui vẻ tiếp thu với thái độ thực sự cầu thị chứ không phải chỉ nhận lỗi qua loa hoặc tìm cách bao biện cho khuyết điểm của mình rồi lại "chứng nào tật nấy". Khi phê bình người khác phải thành khẩn, đúng mực, có sao nói vậy, không nên "ít suýt ra nhiều”. Phê bình có văn hóa là phê bình có tính xây dựng, không lợi đụng phê bình để bới móc, nói xấu lẫn nhau, không phê bình lung tung,hồ đồ, vô trách nhiệm. Phê bình không chỉ dừng lại ở việc vạch ra khuyết điểm mà còn phải đưa ra biện pháp sửa chữa. Thái độ đúng đắn trong phê bình mà HồChíMinh nêu ra là "lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”. Khi phê bình phải thật sự khách quan, công tâm chứ không phải "yêu nên tốt ghét nên xấu” để dẫn tới tình trạng cùng phe cánh thì bao che, không cùng phe cánh thì bới móc.

Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tìnhđồng chí thương yêu lẫn nhau. Càng yêu thương thì càng phải thăng thắn phê bình, có như vậy mới thực sự giúp nhau tiến bộ. Tránh thái độ đối với những người mắc sai lầm, khuyết điểm như đối với "hổ mang thuồng luồng" hoặc sử dụng phê bình như là những thủ đoạn, tiểu xảo để "dìm" nhau, làm mất uy tín của nhau.

Phê bình phải được thực hiện một cách dân chủ, công khai. Muốn dân chủ tốt thì cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Thực hiện dân chủ trong phê bình tốt nhất là bằng phương pháp tác động ba chiều từ trên xuống, từ dưới lên, từ ngoài (Đảng) vào: Cấp trên phê bình chưa đủ. Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa thì sự phê bình mới hoàn toàn. Phê bình phải công khai tránh thái độ "trước mặt không nói, soi mói sau lưng" hay "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng lắm mồm". HồChíMinh cũng xác định rõ đối tượng của phê bình "là công việc chứ không phải là người”để loại trừ những thái độ thù hận, trả đũa hay mặc cảm đố kỵ.

Tự phê bình và phê bình còn được HồChíMinh coi là thứ “vũ khí thần diệu” để Đảng thường xuyên trong sạch vững mạnh. Muốn sử dụng được thứ "vũ khí” này thì cần phải nắm vững kỹ thuật và cao hơn nữa là phải có nghệ thuật. Phương pháp và nghệ thuật phê bình thể hiện ở quan điểm biện chứng trong sự nhìn nhận đánh giá con người (tức là nhìn nhận con người trong sự vận động và phát triển), biết phối hợp một cách hài hòa giữa tình và lý trong hành vi và thái độ ứng xử giữa con người với con người, có khả năng kết hợp giữa cái riêng, cá thể với cái chung, tập thể, xã hội, biết vận dụng quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập đúng - sai,tốt xấu...

Chủ tịch HồChíMinh đã phân ra ba thái độ khác nhau về tự phê bình và phê bình:

"Một là, những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Khi phê bình người khác các đồng chí ấy thành khẩn, đối với những người có khuyết điểm nặng mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấu tranh không nể nang.

Hai là, một số người thì phê bình, giáo dục mấy cũng không sửa đối, "cứ ì ra".

Ba là, một số người khá đông có thái độ tựphê bình thì quá yếu, không mạnh dạn công khai tựphê bình, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình, thường tìm những khó khăn khách quan để tự biện hộ. Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất "macxit nhưng đối với bản thân mình thì sợ mất thể diện, mất uy tín".

Hiện nay, bên cạnh một số ít cán bộ đảng viên mạnh dạn tự phê bình và phê bình thì thái độ phổ biến vẫn là né tránh hoặc qua loa, hình thức và thường có xu hướng đổ lỗi cho sự hạn chế về nhận thức, kể cả với những vi phạm nghiêm trọng làm thất thoát tài sản rất lớn của Nhà nước. Những thái độ như "trông trước ngó sau nghe ngóng hùa theo, đón ý cấp trên để phê bình cho "trúng"... vẫn là trào lưu chính. Nguyên nhân là vì người thì sợ ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức, đến quyền lợi kinh tế, người thì sợ phê bình người khác rồi họ lại sẽ phanh phui những khuyết điểm của mình, một số người thì chủ trương "dĩ hòa vi qúy”, "mũ ni che tai", "ngậm miệng ăn tiền”. Có người thì sợ bị trù dập nên nhẫn nhục, chịu đựng, an phận. Một số phần tử cơ hội khác lại lợi dụng phê bình để công kích, những người mình không ưa, kéo bè, kéo cánh để "giải quyết, thanh toán, hạ bệ" nhau gây ra mất đoàn kết nội bộ. Hiện nay, công tác phê bình, tự phê bình vẫn trong tình trạng hình thức "mưa phùn, gió nhẹ" nên rất ít hiệu quả. Điều này lý giải vì sao trong những năm qua rất nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra nhưng ít được phát hiện trong quá trình tự phê bình và phê bình ở tạicác cấp ủy Đảng cơ sở mà chủ yếu do tố giác của quần chúng, do các cơ quan nghiệp vụ và báo chí phanh phui.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vừa qua, Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng nể nang, né tránh không dám nói thẳng nói thật đang là căn bệnh của nhiều tổ chức Đảng, một số cấp ủy và cán bộ chủ chốt chưa thật sự gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động của hệ thống chính trị chưa được coi trọng”.

Để khắc phục tình trạng trên, cần xử lý nghiêm minh những biểu hiện thành kiến, trù dập người dám phê bình. Cần có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người lợi dụng phê bình để đạt mục đích tự tưtự lợi, để gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, để phá hoại Đảng. Cũng cần phải phê phán thái độ phê bình theo lối "vuốt ve", xu nịnh cán bộ lãnh đạo... Tất cả những thái độ trên đây biểu hiện sự thiếu văn hóa trong tự phê bình và phê bình.

Việc tìm hiểu khía cạnh văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn những chỉ dẫn của Người, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới, mau chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý tính phê bình

    02/11/2016Lê ĐạtKhoa học và kỹ thuật cuối thế kỷ XX tiến như vũ bão. Một lần nữa, một số các nhà văn, nhà thơ, nhà truyền thông lại có cơ hội ca ngợi sức mạnh vạn năng của khoa học thực nghiệm và bước đi bạt núi ngăn sông của nó. Giữa giàn kèn đồng ồn ào trên, tiếng nói nhỏ nhẹ của một nhà tri thức học...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Khát vọng dân chủ

    19/08/2010Tương LaiDân chủ nằm ngay trong tên nước được khai sinh với Tuyên Ngôn Độc Lập 2.9.1945, nhằm xác định rõ tính chất và nội dung quachính thể “cộng hoà” mà Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước thế giới. Trên nền tảng dân chủ đó, độc lập, tự do, hạnh phúc được xác lập vững chắc, với nội dung dân là chủ, dân làm chủ...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Vang vọng muôn đời

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng"Hỡi đồng bào,Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”...
  • xem toàn bộ