Tứ cốt tử làm người

03:46 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Sáu, 2015

“Ai ai cũng có ước mơ giàu sang. Để muốn thay đổi cuộc sống này” (Khát vọng thượng lưu – Nguyễn Đình Vũ). Đấy là một ước nguyện chính đáng. Nhưng làm thế nào để đạt được mơ ước của mình? Nhiều người chờ ngày lễ ngày tết tìm đến cầu xin Tứ Bất Tử (Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công Chúa). Có người ngày ngày luôn tự hỏi mình 4 câu hỏi cốt tử: Ta là ai? Khát vọng của ta? Ta cần làm gì? Ta đang làm gì?

“Mùa đông giá lạnh. Ở một làng vùng rừng sâu Bắc Âu. Có một người đứng tuổi đến du lịch. Sáng nào, người này cũng dậy rất sớm đi bộ chân đất đến bể bơi được khoét trong băng. Tắm xong, người này ngồi thiền. Thấy lạ, một hôm trưởng thôn ngăn người này lại và hỏi: Ông là ai? Ông muốn gì? Ông cần làm gì? Ông đang làm gì? Người đàn ông nhã nhặn:Tôi đang tìm câu trả lời cho câu hỏi mà ngài đưa ra, rất mong ngài hàng ngày chặn tôi lại và hỏi 4 câu trên. Tôi xin hậu tạ“.

Tôi là ai? Là ai? Là ai? Mà yêu quá đời này(Trịnh Công Sơn)

Ở thế kỷ 21, thời đại thay đổi như vũ bão, thời đại của khủng hoảng liên tục, khát vọng làm một con người bình thường, chân chính đã khó, trở thành người giàu sang, có trí tuệ và nhân cách cao quý lại càng khó khăn gấp bội. Một điều sơ đẳng là chúng ta không thể chối bỏ việc làm người. Vậy điều gì là cốt tử số1?

“Ta là ai?”. Có lẽ, từ khi thoát khỏi thời kỳ dã man, mông muội, bước sang thời đại văn minh, con người luôn luôn đặt cho mình câu hỏi “Ta là ai?”. Đây là câu hỏi cốt tử số 1, vĩnh cửu làm đau đầu nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiều người sát khi tắt thở mới biết mình lầm đường lạc lối. Rất ít người tìm ra được thiên mệnh của mình khi còn trẻ.

Mục đích cuộc sống là sống có mục đích. Mỗi đồ vật chỉ tuyệt vời nhất khi được sử dụng đúng với mục đích riêng của nó. Cái cốc để uống nước. Cái bút để viết… Không ai dùng cái bút để uống nước, dùng cái cốc để viết…Với con người cũng vậy, ”dụng nhân như dụng mộc”. Không có loài cây nào ưu việt hơn loài cây nào cả. Cái quan trọng là sử dụng đúng mục đích. Không ai ăn gỗ lim, mà cũng chả ai làm cột nhà bằng rau má. Làm người, điều đầu tiên phải xác định tại sao ta được sinh ra trên đời? Ta là ai? Lẽ sống của ta là gì? Sứ mệnh của ta là gì? Thiên phú của ta – Năng khiếu bẩm sinh của ta là gì? Ta làm gì để ta sung sướng nhất, mang lại giá trị nhiều nhất cho xã hội.

Làm cái ta là hay là cái ta làm?

Nhân bản nhất của con người là luôn vươn tới chân-thiện-mĩ. Phải nhớ rằng có chân như thì mới thiện và mĩ được. Phải luôn sống với sứ mệnh nhân bản chân như của mình – cái mà ta được sinh ra để là, ta mới hạnh phúc và thành đạt được, mới đẹp mà thiện được.

Làm cái ta là hay là cái ta làm? Đa số khi được hỏi “Ta là ai”, mọi người đều trả lời mình là bác sĩ, kỹ sư,...Ta là cái ta làm. Nghề hành người chứ không phải người hành nghề. Lãng phí và đau khổ lớn nhất là chúng ta làm cái mình không phải sinh ra để làm. Chả khác gì dùng cốc để viết, dùng bút để uống nước….

Người ta nói cứ đam mê đi rồi mọi sự sẽ đến. Nhưng làm thế nào để đam mê thì lại ít người chỉ bảo. Thực chất phải làm đúng sứ mệnh của mình mới đam mê được. Rất nhiều trường hợp đến tuổi nghỉ hưu mới được làm cái việc mình thích nhất, sung sướng nhất. Tôi là một trong số ít những người may mắn, tôi là cử nhân địa chất, rồi tiến sĩ toán lý, làm đủ nghề và đến năm 50 tuổi tôi rời nhà nước lập công ty đào tạo kỹ năng mềm. Từ đấy tôi mới thực sự là chính mình, tràn đầy đam mê. Thế kỷ 21 không còn là thế kỷ của “lấy công làm lãi” mà là thế kỷ của sang tạo độc đáo. Trong kinh doanh thì từ độc đáo phải vượt lên thành độc nhất. Muốn độc nhất không gì bằng là bắt đầu từ cái gốc bản thể chân như, từ cái thiên phú từ cái “Tôi là ai”.

Khi và chỉ khi ta trả lời được câu hỏi cốt tử thứ nhất “Ta là ai?”, từ đó ta mới thấu hiểu được nỗi lòng khi Trịnh thốt lên “Tôi là ai? Là ai? Là ai? Mà yêu quá đời này!”. Từ đó ta sống thực sự tự do, yêu đời!

“Đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” –Nguyễn Công Trứ

Đấy chính là câu hỏi cốt tử số 2 là “khát vọng của ta là gì?”. Câu hỏi cốt tử số một là bánh lái, dẫn đường cho ta đi. Câu hỏi thứ 2 là động cơ để điều khiển tốc độ của thành công. Đi đúng chưa đủ mà để thành đạt còn phải đi nhanh nữa. Tôi đi đào tạo kỹ năng sống khắp các tỉnh thành. Đến đâu tôi cũng hỏi “hoài bão của bạn là gì?” Đa số trả lời không có. Thậm chí tôi hỏi “Hoài bão là gì?” cũng rất ít người có thể trả lời được. Chúng ta học rất sâu về toán cao cấp, tích phân, vi phân,… thế mà câu hỏi sơ đẳng nhất để làm người thì lại không được dạy. Muốn hành nghề thì phải làm người đã, rồi người mới hành nghề. Đa số chúng ta được đào tạo để hành nghề rồi nghề hành người. Có lần tôi hỏi một học sinh trường điểm ở Hà Nội “lớn lên em làm gì?”. Trả lời “em không biết”. “Ai biết?” “Hỏi mẹ em ạ”.

“Đời là bể khổ”. Giữa sóng gió cuộc đời, nhất là thời đại liên tục khủng hoảng hiện nay, mà chúng ta không có la bàn, không có kim chỉ nam Sứ mệnh-Khát vọng, làm sao chèo chống “con thuyền - đời người!”. Nguyễn Du dạy “chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài” thế mà chúng ta chỉ được nhà trường nhồi nhét kiến thức, thứ mà chỉ cần vài click hoặc là mấy cái vuốt màn hình thì trong vài phần nghìn giây, “giáo sư” Google đã cho ta cả triệu thông tin. “Có chí thì nên”. “Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Rõ ràng, không có khát vọng thì mãi mãi chúng ta chả bao giờ “sánh vai với các cường quốc năm châu” được. Nếu đạo đức chỉ dừng ở “đói cho sạch rách cho thơm” thì chúng ta cũng chỉ đạt tới “con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Phải tạo dựng được một văn hóa khởi nghiệp làm giàu chính đáng cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông!

Nhà văn, nhà cách mạng dân chủ Nga thế kỷ XIX Nikolai Chernyshevsky (1828-1889) đã viết cả một cuốn sách “Làm gì?” Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông.Dù điều cốt tử thứ nhất “Ta là ai” và cốt tử thứ 2 “Khát vọng của ta là gì?” rõ ràng đến đâu đi nữa, nhưng vẫn chưa đủ thành công cho đến khi ta hành động. “Lao động là vinh quang” thực sự mang lại sung sướng nhất, hạnh phúc nhất, hữu ích nhất khi ta làm những việc đúng với sứ mệnh, đúng với năng khiếu và đúng với khát vọng. Phải có một kế hoạch rất cụ thể “Ta nên làm gì?”. Phải biết xếp thứ tự ưu tiên. Đặt trọng số cho từng loại hình công việc. Biết chắt lọc xem công việc nào mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất cho ta, cho đồng đội và cho xã hội.

“Ví thử cuộc đời bằng lặng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!”

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ba câu hỏi cốt tử đầu tiên “Ta là ai?” “Khát vọng của ta” “Ta cần làm gì” là đủ để làm người. Tại sao cần thêm câu hỏi thứ cốt tử thứ 4 “Ta đang làm gì?”

Cuộc đời luôn đầy sóng gió, đầy quyến rũ, đầy xáo trộn, sao nhãng. Vì vậy, phải luôn tự tách mình quan sát chính mình và hỏi “Ta đang làm gì?”, “Có đúng với 3 câu hỏi cốt tử đầu tiên?”. “Hãy luôn là chính mình, hãy luôn là chính mình. Đồng tiền dễ kiếm nhưng cũng dễ lầm người.Đổi thay lòng nhiều hơn, mất tất cả niềm vui.Một điều xin hãy nhớ mãi đừng đánh mất chính mình” – Nguyễn Đình Vũ

SOS (Save Our Soul – Hãy cứu rỗi linh hồn chúng tôi) còn có một ý nghia nữa mà chỉ những người thành đạt mới hiểu: Stand Back! Observe! Stear! – Lùi lại! Quan sát! Điều chỉnh! Luôn tự cứu rỗi linh hồn của chính mình khỏi sa ngã cuộc đời, luôn tách mình tự quan sát và điều chỉnh chính mình để không bị tan mộng như con tàu Titanic. “Tự cứu mình trước khi trời cứu”, vững vàng trên đại dương hội nhập của thế giới phẳng khi ta có la bàn – làm người trong tay: Nam - “Ta là ai”, Bắc - “Khát vọng của ta”, Đông - “Ta cần làm gì”, Tây – “Ta đang làm gì”.

Nguồn:Dân trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo làm Người

    14/04/2018Nguyễn Khắc ViệnĐiều tôi tâm đắc nhất trong đạo Nho là tính “vừa phải”, không cực đoan. Đạo này cũng dạy lòng nhân, nhưng Phật thì mở rộng từ bi cho mọi sinh vật, cả con ong cái kiến cũng như con người, Giê-su thì kêu gọi yêu mọi người như bản thân, vì đều là con của Chúa như nhau. Thầy Khổng Tử không cực đoan như vậy, mà bảo yêu mọi người, nhưng ...
  • Về sách “Học làm người” của Nguyễn Hiến Lê

    15/07/2017BS Đỗ Hồng NgọcĐáp lại câu hỏi của một “hâm mộ”: “… nhờ đâu từ thuở “mồ côi cha” với đàn em gái bé bỏng, níu áo bà quả phụ trẻ sống lay lắt với bà con bên nội bên ngoại ở thị xã Phan Thiết; mà từ tuổi 12 đã có ý chí sắt đá tự lập miệt mài học tập để có thành công như ngày nay?"
  • Làm người Việt Nam

    28/10/2016Nguyễn Khắc ViệnTốt nghiệp phổ thông, chuyên nghiệp và cả đại học nữa nhiều khi cũng không tìm ra việc. Sống chưa nổi, nói gì đến lối sống. Có lần, chụp được tay một em bé móc túi, tôi hỏi: Tại sao em lại đi móc túi? Nó hỏi lại: Thế bác bảo cháu làm gì bây giờ?
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Văn hóa sống hay là môn học làm người

    11/04/2016Trần Quốc TiếnBức tranh nông thôn đang thay đổi từng ngày, mảng sáng, mảng tối đan chen cài răng lược. Không ai phủ nhận thành tựu kinh tế, những chính thành tựu kinh tế đổi mới đã đưa người nông dân từ làng ra phố, biến làng thành phố, để rồi làng chẳng ra làng, mà phố cũng chẳng ra phố. Nét đẹp truyền thống teo dần trong khi nét đẹp văn minh thì không thấy ai.
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Thu hoạch Làm người đầu Xuân

    05/03/2016Minh Bùi (tổng hợp)- Ý động thì Quỷ Thần biết. Tâm tĩnh có Trời Phật hay.
    - Tâm có tĩnh mới đối phó được đời động.
    - Để tồn tại phải giành giật chiến đấu với đối thủ - nhưng để phát triển phải chiến đấu và chiến thắng với chính mình...
  • Học làm người là việc học suốt đời, không bao giờ tốt nghiệp

    28/12/2015Dalai LamaHạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn... Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
  • Để được làm người tử tế

    22/05/2015Hồ Quốc TuấnTrong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế...
  • Sách dạy làm người: “Xào nấu” tầm phào

    03/08/2014Muốn giữ gìn sự trinh trắng, các bạn gái phải tránh sa vào những tình cảm sướt mướt và những va chạm như mặc quần áo lót vải dày hay sử dụng yên xe máy... Một cuốn sách dạy làm người đã chỉ dẫn như thế (!)
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • xem toàn bộ