Tôn giáo của khoa học
Sự trưởng thành tinh thần là một cuộc hành trình ra khỏi thế giới vi mô để vào một thế giới vĩ mô rộng lớn hơn. Ở những chặng đầu của cuộc hành trình này (là tất cả những gì mà cuốn sách này đề cập đến) đó là một hành trình của tri thức và không phải của đức tin. Để thoát ra khỏi thế giới vi mô của kinh nghiệm có trước của chúng ta và để giải phóng mình khỏi những sự chuyển dịch, chúng ta cần phải học. Chúng ta phải không ngừng mở rộng phạm vi tri thức và tầm nhìn của mình thông qua sự tiêu hóa và nội nhập thận trọng thông tin mới.
...Chúng ta đã ghi nhận rằng việc học biết một điều gì mới lạ đòi hỏi sự từ bỏ cái bản ngã cũ và sự chết của tri thức cũ mòn. Để phát triển một tầm nhìn rộng lớn hơn chúng ta phải sẵn lòng từ bỏ, giết chết tầm nhìn chật hẹp của mình. Nói ngắn gọn, sẽ thoải mái hơn nếu không làm việc này tức là ở lại tại nơi chúng ta đang ở, tiếp tục dùng cái bản đồ vi mô cũ đó, tránh chịu đau khổ trước cái chết của những ý niệm ưa thích. Tuy nhiên con đường trưởng thành tinh thần nằm ở chiều ngược lại. Chúng ta bắt đầu ngờ vực điều chúng ta đã tin, bằng cách tích cực tìm kiếm sự đe dọa và sự không quen, bằng cách chủ tâm đưa ra tranh cãi sự hiệu lực của những gì chúng ta đã được dạy trước đó và đã từng yêu quí. Con đường đến sự thánh thiện đi thông qua việc đặt lại vấn đề về mọi sự.
Bằng một cảm thức rất thật, chúng ta bắt đầu với khoa học. Chúng ta bắt đầu bằng sự thay thế tôn giáo của bố mẹ chúng ta bằng tôn giáo của khoa học. Chúng ta phải nổi loạn chống lại và vứt bỏ tôn giáo của bố mẹ chúng ta, vì hiển nhiên thế giới quan của họ sẽ hạn hẹp hơn cái chúng ta có thể nếu chúng ta biết lợi dụng đủ kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, bao gồm kinh nghiệm người trưởng thành của chúng ta và kinh nghiệm của một thế hệ nối thêm vào dòng lịch sử nhân 1oạí. Một tôn giáo "xài rồi" không thể là một tôn giáo tốt được. Để được sống động, để có thể phát huy hết mức tiềm năng của mình, tôn giáo của chúng ta phải là một tôn giáo hoàn toàn cá nhân, được tôi luyện hoàn toàn qua ngọn lửa chất vấn và nghi ngờ trong cái nồi kinh nghiệm thực tế của chúng ta như nhà Thần học Alan Jones đã nói:
“Một trong những vấn đề của chúng ta là rất ít người trong chúng ta đã phát triển được một cuộc sống cá nhân đặc trưng. Mọi sự về chúng ta trông như là đồ xài rồi, thậm chí cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Trong nhiều trường hợp chúng ta phải dựa trên thông tin cũ để hoạt động. Tôi chấp nhận lời của một bác sĩ, một nhà khoa học, một nhà nông là đáng tin cậy. Tôi không thích như vậy. Nhưng tôi phải chấp nhận vì họ có những tri thức sống động về cuộc sống mà tôi không biết. Thông tin cũ về tình trạng những quả thận của tôi, những tác dụng của cholesterol, và việc nuôi gà, tôi chịu được. Nhưng khi nói đến những vấn đề ý nghĩa, mục đích và sự chết thì những thông tin cũ là không chấp nhận được. Tôi không thể sống còn dựa trên một đức tin xài rồi vào một Thiên Chúa xài rồi. Phải có một tiếng nói riêng, một sự đương đầu riêng rẽ, nếu tôi muốn sống đích thực.”1
Vì vậy, để được khỏe mạnh tâm trí và trưởng thành tinh thần chúng ta phải phát triển tôn giáo riêng của chúng ta và không dựa vào tôn giáo của bố mẹ chúng ta. Nhưng một "tôn giáo của khoa học" là gì vậy? Khoa học là một tôn giáo vì nó là một thế giới quan phức tạp đáng kể có nhiều giáo điều quan trọng. Đa số những giáo điều này là như sau: vũ trụ là có thật và vì thế là một đối tượng giá trị để quan sát; quan sát vũ trụ là một điều có giá trị đối với con người; vũ trụ có ý nghĩa - từ là, nó tuân theo một số qui luật nào đó và có thể dự đoán được; nhưng con người là những nhà quan sát tồi, lệ thuộc mê tín dị đoan, thiên vị, thành kiến, và có khuynh hướng thấy cái muốn thấy hơn là cái thực sự có ở đó; vì vậy để quan sát và hiểu được chính xác, con người cần phải tự tuân thủ kỷ luật của phương pháp khoa học. Bản chất của thứ kỷ luật này là kinh nghiệm, do đó chúng ta không thể tự cho là biết một điều gì đó nếu không thực sự có kinh nghiệm về điều đó; trong khi kỷ luật của phương pháp khoa học bắt đầu bằng kinh nghiệm, thì một kinh nghiệm giản đơn tự nó là không đáng tin cậy; để đáng tin cậy, kinh nghiệm phải có thể lặp lại, thường là dưới mang một thí nghiệm; hơn nữa, kinh nghiệm phải có thể xác minh, nghĩa là người khác phải có cùng kinh nghiệm trong cùng hoàn cảnh.
Những từ chủ là "thực tại", "quan sát", "không đáng tin", "kinh nghiệm", "kỷ luật". Đây là những từ ngữ chúng ta đã dùng suốt. Khoa học là tôn giáo của thuyết hoài nghi. Để thoát ra khỏi cái vũ trụ vi mô của kinh nghiệm thời thơ ấu, cái vũ trụ vi mô của nền văn hóa của chúng ta và những tín điều của nó; thoát ra khỏi những sự thật nửa vời mà bố mẹ đã nói với chúng ta, điều cốt yếu là chúng ta phải hoài nghi về những gì chúng ta nghĩ chúng ta đã học biết được cho đến nay. Đó là thái độ khoa học có thể giúp chúng ta biến đổi kinh nghiệm cá nhân chúng ta về vũ trụ vi mô thành một kinh nghiệm cá nhân về vũ trụ vĩ mô. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách trở nên những nhà khoa học.
Nhiều bệnh nhân đã có được bước khởi đầu này nói với tôi: “Tôi không phải là người có tôn giáo. Tôi không đi nhà thờ. Tôi không còn tin nhiều vào những gì mà giáo hội và bố mẹ của tôi đã nói với tôi. Tôi không có được đức tin của bố mẹ tôi. Tôi cho rằng mình không được tâm linh lắm.” Thường dễ gây sốc cho họ khi tôi hỏi về sự việc họ giả định rằng mình không phải là những người tâm linh. Tôi có thể nói như thế này: "Bạn có một tôn giáo, một tôn giáo sâu đậm là đằng khác. Bạn tôn thờ sự thật. Bạn tin vào khả năng trưởng thành và cải thiện của bạn: Khả năng tiến bộ về mặt tinh thần. Với sức mạnh của tôn giáo của mình, bạn sẵn lòng chịu đựng những đau khổ của thử thách và những nỗi thống khổ sự quên đi những điều đã học. Bạn nhận lấy sự liều lĩnh trị liệu và bạn làm tất cả chuyện này vì tôn giáo của bạn. Tôi không cho là thực tế khi nói rằng bạn ít tâm linh hơn bố mẹ bạn; trái lại, tôi nghĩ sự thực là bạn có tâm linh hơn cả bố mẹ bạn; linh đạo của bạn, bằng sự đột biến còn rộng lớn hơn linh đạo của họ vốn không đủ để cho họ đảm đặt vấn đề."
Tính chất quốc tế của khoa học là một điều cho thấy rằng khoa học, xét như một tôn giáo, thể hiện được một sự cải thiện, một bước nhảy vọt tiến hóa, so với những thế giới qui quan khác. Chúng ta nói đến cộng đồng khoa học toàn cầu. Đang có sự bắt đầu tiến dần đến một cộng đồng thật sự, nó bắt đầu trở nên mật thiết hơn Giáo hội Công giáo và nó rất gần với tình huynh đệ quốc tế thực sự. Các nhà khoa học ở mọi đất nước có thể nói chuyện với nhau dễ dàng hơn nhiều so với đa số còn lại chúng ta. Trong một chừng mực nào đó họ đã thành công trong việc vượt qua vũ trụ vi mô của nền văn hóa của mình. Trong một chừng mực nào đó họ đã trở thành khôn ngoan.
Trong một chừng mực nào đó. Trong khi tôi tin rằng thế giới quan hoài nghi của những đầu óc khoa học là một cải thiện rõ rệt so với thế giới quan dựa trên đức tin mù quáng, mê tín dị đoan hẹp hòi và những giả định không nghi vấn, thì tôi cũng tin rằng đa số các đầu óc khoa học chỉ vừa mới bắt đầu cuộc hành trình của sự trưởng thành tinh thần mà thôi. Mộtcách chính xác, tôi tin rằng tầm nhìn của những người có óc khoa học về thực tại của Thượng Đế cũng hạn hẹp bằng tầm nhìn của những nông dân bình thường mộc mạc mù quáng đeo đuổi niềm tin của cha ông mình. Các nhà khoa học gặp phải khó khăn trầm trọng khi giải quyết vấn đề thực tại của Thượng Đế.
Khi chúng ta thiên về thuyết hoài nghi rối rắm nhìn hiện tượng tin vào Thượng Đế chúng ta không có ấn tượng gì. Chúng ta thấy chủ nghĩa giáo điều, và hệ lụy từ chủ nghĩa giáo điều, chúng ta thấy những cuộc chiến tranh, những điều tra và những cuộc bách hại. Chúng ta thấy sự giả hình, người ta tuyên dương tình huynh đệ của người giết đồng đạo nhân danh đức tin, người ta lót đầy lúi mình bằng cái giá phải trả của người khác, và người ta thực hiện mọi hình thức tàn bạo. Chúng ta thấy một số nhiều đáng kinh ngạc những nghi thức và những hình tượng không có một sự nhất trí nào: vị thần này là một phụ nữ có sáu tay và sáu chân; kia là một người đàn ông ngồi trên ngai; vị thần này là một con voi; vị thần kìa là thực thể của hư vô; các vị thần của dân tộc, các vị thần của gia đình, các thần tam vị, các thần nhất vị. Chung ta thấy mê muội, dị đoan, cứng nhắc. Hồ sơ tra cứu về niềm tin vào Thượng Đế trông thảm hại. Người ta toan nghĩ rằng nhân loại không chừng lại tốt hơn nếu không tin vào Thượng Đế, rằng Thượng Đế không chỉ là ảo tưởng vu vơ, mà còn là ảo tưởng độc hại. Xem chừng như có lý để kết luận rằng Thượng Đế là một dạng thông thường tâm bệnh lý của con người cần phải được chữa.
Vì thế chúng ta có một câu hỏi: Tin vào Thượng Đế có phải là một chứng bệnh không? Phải chăng đó là biểu hiện của sự chuyển dịch - một quan niệm của bố mẹ, xuất phát từ vũ trụ vi mô, được chiếu một cách không thích hợp vào vũ trụ vĩ mô. Hay nói cách khác, một niềm tin như thế phải chăng là một dạng suy nghĩ sơ khai hoặc ấu trĩ mà chúng ta phải vượt ra khỏi để tìm kiếm những trình độ cao hơn về nhận thức và trưởng thành? Nếu chúng ta muốn là nhà khoa học toan tính trả lời câu hỏi này, điều thiết yếu là chúng ta phải nhờ đến tính hiện thực của những dữ kiện thực tế lâm sàng. Điều gì xảy ra đối với niềm tin vào Thượng Đế của một người khi người này trưởng thành thông qua tiến trình tâm lý liệu pháp?
1 Trích từ “Journey into Christ” (New York: Scabury Press, 1977), tr 91.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành