Tôi chọn cả Thượng đế và khoa học

09:56 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Tư, 2009

Trong tác phẩm Thượng đế và Khoa học, Jean Guitton - học trò của Bergson và là một trong những nhà triết học Cơ đốc giáo nổi tiếng nhất hiện nay, theo đánh giá của NXB Grasset (Pans) - cùng hai anh em tiến sĩ vật lý Igor (thiên văn) và Grichka Bogdanov (lý thuyết) đã dùng vật lý hiện đại để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế (năm 2001, NXB Đà Nẵng ấn hành tác phẩm này qua bản dịch của Lê Diễn).

Trên Xưa và Nay số 115 ( 163) tháng 5/2002, nhà vật lý Đặng Mộng Lân viết bài Số lựa chọn giữa Khoa học và Thương đế, qua đó khẳng định rằng, "Thượng đế hay khoa học, đó chi là (một trong) hai mùa chọn. Guitton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại. Có lẽ đây là điều mà không chỉ người viết bài điểm sách này, nhiêu bạn đọc khác cũng có thế tin theo". Theo nhận thức thông thường, dường như không thể có sự lựa chọn thứ ba. Tuy nhiên người viết bài này xin mạnh dạn chọn cả Thượng đế và Khoa học Nói cách khác, khoa học cuối thiên niên kỷ thứ hai đã bước đầu tìm thấy trong khoa học những suy nghiệm thú vị về Thượng đế và tôn giáo.

Tại sao vụ nổ lớn?

Trước tiên xin điểm qua nội dung cuốn sách. Chỉ có 188 trang, nó gồm chín phần, với những cái tên đầy tính triết lý: Vụ nổ lớn, Bí ẩn của cái (sự) sống, Ngẫu nhiên hay tất yếu ? Đi tìm vật chốt, Các trường của cái hiện thực, Tinh thần trong vật chất, Những vũ trụ khác nhau, Theo hình ảnh của Thượng đế Đi tới chủ nghĩa siêu duy thực. Ngoài ra là lời nói đầu của Guitton và lời cuối sách: Tại sao có một cái gì đó còn hơn là không có gì hết?

Trong bài Lịch sử vũ trụ và thuyết Vụ nổ lớn (Xưa và Nay, số 130 (178) tháng 12 /2002) , người viết đã đưa ra những kiến thức hiện đại về nguồn gốc vũ trụ, về nguyên nhân và cách thức vũ trụ xuất hiện từ hư vô, cũng như một số vấn đề triết lý và thần học liên quan (Vụ nổ lớn sinh ra vũ trụ, vậy cái gì sinh ra Vụ nổ lớn? Nguyên lý bất định Heisenberg là cách thức giúp vũ trụ hình thành từ hư vô, vậy tại sao lại có cái nguyên lý kỳ diệu đó . ...). Đó là nguyên nhân khiến nhà thờ cho rằng, vật lý hiện đại chính là minh chứng cho Thượng đế. Không lạ khi nhà thờ công nhận thuyết Vụ nổ lớn từ 1951, trong khi phần lớn với khoa học chỉ thừa nhận sau phát hiện bức xạ tàn dư năm l965.

Không nên ngạc nhiên trước sự kiên quyết của Guitton trong việc dùng vật lý để chứng minh cho Thượng đế. Đó là mục đích của đời ông, một nhà triết học Cơ đốc giáo. Thấy cái muốn thấylà qui luật vàng của môn tâm lý. Rồi việc thiếu chiều sâu trong nhận thức vật lý (điều bình thường đối với một nhà triết học thuần túy) đã khiến ông chưa hiểu nên luận giải sai thuyết Vụ nổ lớn. Nhưng không thể không ngạc nhiên khi hai tiến sĩ vật lý thiên văn và lý thuyết Igor và Grichaka Bogdanov lại thiếu kiến thức vật lý hiện đại. Nên nhớ rằng Thượng đế và Khoa học ra mắt năm 1996, khi mà thuyết vũ trụ lạm phát đã xuất hiện chính thức từ 1981 (ý tưởng thì xuất hiện cuối những năm 1970), ý tưởng sáng tạo từ hư vô (creation ex nihilo) đã được thảo luận kỹ trong thập niên 1980, bức xạ hóa thạch đã được đo đạc chính xác năm 1991, cuộc cách mạng thứ hai trong lý thuyết dây (lý thuyết thống nhất của vật lý) đã xảy ra năm 1995... Vì thế việc thảo luận nhằm gán cho Thượng đế cái vai trò tạo ra Vụ nổ lớn trong cuốn sách là lạc hậu về kiến thức.

Phần Vụ nổ lớn mở đầu bằng hai câu hỏi: "Tại sao có một cái gì đó còn hơn không có gì cả? Tại sao vũ trụ đã xuất hiện? Không một định luật vật lý nào rút ra tự sự quan sát cho phép trả lời những câu hỏi đó". Nhận định cuối là sai, vì nguyên lý bất định chính là nguyên nhân tạo ra mọi thứ, kể cả bản thân vũ trụ. Đó là điều Gamow đã nói với Einstein từ 1948 tại Princeton, Mỹ. Nó cũng gián tiếp trả lời câu hỏi của Leibnitz, tại sao lại có một cái gì đó hơn là không có gì. Tiếp theo là nhận định: "Nếu chấp nhận rằng vật chất có thể nổi lên từ chân không, tức là từ cái gần như không có gì cả, thì phải chăng ở đó chúng ta đã có một yếu tố để trả lời câu hói đặt ra trên đây: Big Bang từ đâu tới?"."vật lý lượng tử chứng minh rằng vật chất có thế xuất hiện từ chân không với điều kiện có đủ một lượng năng lượng được đưa vào đó. Nhưng thế thì lượng năng lượng khổng lồ dẫn tới Big Bang từ đâu tới?". Tất cả nhằm dẫn tới kết luận: "Đại dương năng lượng vô tận, đó chính là Đấng sáng tạo". Nói cách khác, chính Thượng đế đã tạo ra vũ trụ thông qua Vụ nổ lớn!

Cách lập luận này rất thích hợp với suy nghĩ thông thường, vì có bột mới gột nên hồ. Không có năng lượng ban đầu thì làm gì có vật chất hay năng lượng mà ta đang thấy? Sáng tạo từ hư vô chính là sự vi phạm các nguyên lý bảo toàn của tự nhiên? Không có Thượng đế toàn năng thì đại dương năng lượng vô tận đó từ đâu mà ra? Thú vị là vật lý hiện đại đã làm thay đổi cách suy nghĩ như trên. Theo nguyên lý bất định thì từ hư vô, tức từ không có gì, có thể xuất hiện cái đại dương năng lượng vô tận đó, miễn là năng lượng dương (chứa trong các cấu trúc vật chất vũ trụ) đúng bằng năng lượng âm (của lực hấp dẫn giữa các cấu trúc đó). Mà theo thuyết vũ trụ lạm phát thì hai năng lượng đó chính xác bằng nhau, nên tổng năng lượng vũ trụ bằng không. Ban đầu là hư vô, sau đó là hiện hữu, nhưng tổng năng lượng thì vẫn chỉ bằng không, do đó định luật bảo toàn năng lượng không hề bị vi phạm. Thật kỳ diệu là tổng năng lượng không sinh không diệt (vẫn chỉ là không), thế mà vũ trụ lại xuất hiện được. Đó là lý do khiến Alain Giun, cha đẻ của mô hình lạm phát, gọi vũ trụ là "bữa tiệc không mất tiền tối hậu" (the ultimate free mạch). Về ngôn ngữ hình thức, ở đây triết lý đạo Phật tỏ ra thích hợp: không không sắc sắc, không tức là sắc, sắc tức là không, ảo tức là thực, thực tức là ảo tất cả chỉ đều là ảo. Để tránh hiểu lầm, xin nhấn mạnh rằng, trong vật lý, cái ảo cũng là biểu hiện của cái thực.

Tại sao Thượng đế?

Như trên đã nói, vũ trụ có thể xuất hiện tự nhiên từ hư vô mà không cần đấng sáng tạo. Vậy không nên bàn về Thượng đế nữa? Không phải như vậy, vì ta có thể hỏi tiếp ngay rằng, tại sao lại có hư vô và nguyên lý bất định để vũ trụ tự sinh tự diệt? Không thể bác bỏ khi có người cho rằng, đó chính là hiện thân của đấng sáng tạo.

Cần lưu ý rằng, tìm kiếm một lý thuyết thống nhất cho phép quản lý toàn bộ các qui luật vận hành vũ trụ là mục tiêu tối hậu của vật lý học. Đó phải là một lý thuyết tự thân, không cần dãn ra từ những lý thuyết khác. Nhà vật lý Weinberg, giải Nobel vì công lao thống nhất hai tương tác điện từ và yếu, thì gọi nó là "lý thuyết biệt lập về logic",tức không cần suy luận từ bất cứ lý thuyết nào (Steven Weinberg, Những giấc mơ về lý thuyết cuối cùng, NXB Pantheon, NY, 1992, trang 236). Còn ngã vật lý Wheeler tin rằng, đó là lý thuyết chỉ gồm một vài phương trình toán học mà không kèm bất cứ quan niệm hay lời giải thích nào thêm (mọi lý thuyết hiện nay đều gồm các quan niệm, các phương trình dẫn ra từ chúng và những lời giải thích hệ phương trình đó) (John Wheeler, 100 năm những bí ẩn 1ượng tử, T/c Người Mỹ khoa học, 2-2001, trang 61). Đó là qui luật không cần qui luật.

Nếu Vật lý tìm ra lý thuyết cuối cùng, thì đó là dấu chấm hết cho niềm tin Thượng đế? Không phải như vậy, vì ngay lập tức xuất hiện câu hỏi: tại sao lý thuyết lại có dạng như nó vốn có? Khoa học không trả lời được câu hỏi này, vì đó đã là lý thuyết cuối cùng nên "biệt lập về logic". Chỉ còn có thể lựa chọn giữa Thượng đế và nguyên lý vị nhân mà thôi. Ta có thể tin, chính Thượng đế tạo ra dạng lý thuyết đó để vũ trụ có thể sinh thành. Ta cũng có thể theo nhà khoa học Stephen Hawking, đang được xem là người phát ngôn của chủ nghĩa khoa học với hai chân đế là lý trí và thực nghiệm, để đặt niềm tin vào nguyên lý vị nhân. Cái nguyên lý vạn năng ấy nói rằng, nếu vũ trụ không như thế thì làm sao con người có thể xuất hiện để mà băn khoăn về vũ trụ. Có lẽ đây cũng là một phiên bản của lời khẳng định của chàng rể nông dân trong dân gian: “Trời sinh ra thế”. Buồn thay cho khoa học!

Cũng có thể bác bỏ Thượng đế theo cách của triết gia Áo Karl Popper, được xem là lãnh tụ tinh thần của triết học khoa học, khi ông bác bỏ ý tưởng về “lời giải thích tối hậu”. Ông cho rằng mọi giải thích đều cần giải thích (K.R. Popper, Kiến thức khách quan: Một tiếp cận cách mạng, NXB Clarendon Press, Oxford, 1972, trang 195). Nói cách khác, ai sáng tạo ra Đấng sáng tạo?

Đó là một lý do mà khi đạt tới giới hạn của nhận thức đương thời, nhiều nhà khoa học lại tin vào tôn giáo. Người ta nói rằng, không thể chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế bằng luận lý. Ở đây là Thượng đế theo nghĩa siêu hình học, tức một nguyên lý sáng tạo; chứ không phải theo nghĩa tôn giáo, tức một đấng sáng tạo tối cao, toàn lực và toàn thức, lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng lời câu nguyện của tín đồ, mà các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đã kiên quyết bác bỏ.

Những lập luận khác của cuốn sách dùng vật lý chứng minh cho cái linh trong cái vật - dù là hạt ánh sáng hay bông hồng, cái tất yếu (của sự can thiệp sáng tạo thường hằng) hơn là cái ngẫu nhiên... đều nhằm chứng minh cho sự tồn tại và toàn năng của Thượng đế. Không sao cả, miễn là ta biết, đó là Thượng đế nào trong hai quan niệm nói trên. Tiếc là ba tác giả không làm rõ điều này.

Siêu duy thực là gì?

Sau bản thể luận, cuốn sách bàn tiếp về nhận thức luận. Các tác giả cho rằng, về mặt triết học, có bốn chủ thuyết đối nhau theo từng cặp. Về mặt bản thể, đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy linh. Và "chúng ta phải tìm kiếm một con đường thứ ba giữa hai triết học về nhận thức là chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy tâm. Ở đó, khi thực hiện sự tống hợp tinh thần và vật chất, chúng ta sẽ gặp một thế giới quan mới, vừa là học thuyết bản thế, vừa là lý luận nhận thức: chủ nghĩa siêu duy thực".

Dù kiến thức triết học bản thân rất hạn hẹp, tôi vẫn cho rằng cách phân loại trên là không xác đáng. Hai triết thuyết đối lập nhau về bản thể là chủ nghĩa duy vậtchủ nghĩa duy tâm, chứ không phải chủ nghĩa duy linh. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Bàn về nguồn gốc vũ trụ thì chưa có sự sống và cái chết nên không thể dùng duy linh luận, mà chỉ duy tâm mới đứng cùng hàng với duy vật. Và nhận thức luận thì có rất nhiều chủ thuyết chứ không chỉ có duy thựcduy tâm (thực ra đối lập với duy thực chỉ có thể là duy ảo, kiểu thế giới ý niệm của Platon, còn duy tâm thuộc bản thể luận), chẳng hạn bất khả tri, siêu hình, biện chứng, nguyên lý tiết kiệm hay Lưỡi dao Occam, tự chứng (đây là hai nền tảng triết lý của khoa học phương Tây), Tân Kỷ nguyên. Vì thế những lập luận về duy thực và siêu duy thực cũng không xác đáng. Chẳng hạn các tác giả cho rằng duy thực nhận thức thế giới "như nó vốn có". Mọi học thuyết đều nhìn thế giới như nó vốn có, chỉ có điều góc nhìn khác nhau dẫn tới cái "như nó vốn có" khác nhau mà thôi. Ai mà lại tự nhận mình nhìn thế giới không như nó vốn có? Còn siêu duy thực là gì? Đó là do "tính bổ sung lẫn nhau giữa trạng thái hạt và trạng thái sóng vĩnh viễn chấm dứt thuyết nhị nguyên của Descartes về sự phân chia giữa vật chất và tinh thần: Cả cái này lẫn cái kia đều là những yếu tố bổ sung của cùng một hiện thực duy nhất". Vì thế "sự phân biệt căn bản giữa vật chất và tinh thần đang thay đổi một cách sâu và không thể đảo ngược được". Đó không phải là một kiểu nhị nguyên luận duy tâm thì là cái gì?

Xin được trình bày rõ thêm một chút, nếu không người viết có thể bị qui kết là chụp mũ duy tâm cho những thảo luận khoa học thuần túy, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Các tác giả cho rằng, mọi vật trong tự nhiên đều có thể có cái linh. Chẳng hạn trong thí nghiệm giao thoa qua hai khe nổi tiếng, các photon cũng “biết” một khe là đóng hay mở để "chọn" cách giao thoa hay không giao thoa. Các photon vừa có tính sóng vừa có tính hạt, vừa là hạt cơ bản vừa "biết" chọn cách hành xử thích hợp, tức vừa có cái linh. Sóng và hạt là hai mặt của một vấn đề, vậy vật chất và tinh thần cũng là “những yếu tố bổ sung của cùng một hiện thực duy nhất”.Đây chính là một phiên bản của nhị nguyên luận. Về sai lầm của cách lập luận này, người viết đã trình bày rõ trong bài "Bohr không thể sai!",Tia Sáng, 3-2002. Nói rõ hơn thì đây là một kiểu lý thuyết lượng tử của ý thức, một trường phái tư tưởng đang khá thịnh hành tại phương Tây. Sai lầm lớn nhất của nó là đồng nhất tính lượng tử (đặc trưng của thế giới vi mô) với tinh thần (đặc trưng của bộ não, cấu trúc vật chất phức tạp nhất tự nhiên với mọi sắc thái xã hội và văn hóa). Nói cách khác, một cái nằm ở bậc thấp nhất, một cái nằm ở bậc cao nhất trên bậc thang tiến hóa của vật chất. Tuy vi mô thống nhất với vĩ mô, vĩ mô từ vi mô mà ra, nhưng không thể đánh đồng các đặc trưng của vật chất ở hai đầu mũi tên tiến hóa được, vì ở đây có qui luật lượng - chất của triết học biện chứng: các tính chất hoàn toàn mới sẽ xuất hiện mỗi khi có sự biến đổi vượt ngưỡng về lượng (Đỗ Kiên Cường, Vật lý và tâm linh, trong Hiện tượng tâm linh, NXB Trẻ, TPHCM, 2001, trang 100). Vì thế ta có thể mạnh dạn xem đó là nhị nguyên luận duy tâm, mà không sợ bị đánh giá là chụp mũ.

Cuốn sách có đoạn kết thật thú vị: "Cách đây đã một nửa thế kỷ khi Henri Bergson qua đời, giống như tất cá các nhà triết học, bị ám ảnh bới câu hỏi cuối cùng, ông đã thì thầm thốt lên câu nói lạ lùng này: "Vũ trụ là một cỗ máy làm ra các thượng đế... " Đó là hơi thở triết học cuối cùng của ông".

Vậy thì chúng ta có thể hỏi Jean Guitton rằng, tại sao ông lại đi ngược với người thầy vĩ đại, khi bất chấp kiến thức khoa học mà cố chứng minh rằng, thực ra thì Thượng đế mới chính là cỗ máy tạo ra mọi thứ?

Khoa học và tôn giáo, lý trí và niềm tin

Trong bài điểm sách của mình, Đặng Mộng Lân cho rằng, ông có lựa chọn khác khi đặt niềm tin vào khoa học. Cách giải quyết vấn đề như thế có điểm đáng bàn, vì nhận thức luận hiện hành không còn đối lập khoa học với tôn giáo như trước.

Không nên quên một điều dường như mâu thuẫn rằng, triết học và khoa học xuất hiện từ chính những suy nghiệm về tôn giáo và Thượng đế. Theo nhà hóa học Bỉ đoạt giải Nobel Prigogine khoa học xuất hiện tại phương Tây vì ở đó có quan niệm Thượng đế quản lý vũ trụ bằng các qui luật. Suy nghiệm về Thượng đế chính là suy nghiệm về các qui luật đó. Và điều đó giúp khoa học nẩy mầm, phát triển, đơm hoa và kết trái. Ở ta, cố học giả Trần Đình Hượu cũng quan niệm như thế, khi cho rằng tôn giáo là cái túi chứa những gì chưa biết. Và niềm tin cùng những suy tư tôn giáo có thể biến cái chưa biết dần thành cái biết. Nói cách khác, về mặt nhận thức luận, tôn giáo là yếu tố quan trọng để khoa học hình thành và phát triển. Không lạ khi giới học giả phương Tây hiện đại luôn nhắc tới Thượng đế, trước hết theo nghĩa một nguyên lý sáng tạo vạn năng. Và họ không hề phản đối khi có người lựa chọn cả khoa học và Thượng đế trong hành trang văn hóm của mình. Điều đó thực ra là hợp lý, cho dù hơi ngược với quan niệm chính thống của chúng ta hiện nay.

Giới học giả phương Tây hiện đại luôn nhắc tới Thượng đế, trước hết theo nghĩa một nguyên lý sáng tạo vạn năng. Và họ không hề phản đối khi có người lựa chọn cả khoa học và Thượng đế trong hành trang văn hóa của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

    19/03/2019Thượng tọa Thích Thông Huệ (1)Người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng
  • Tôn giáo và khoa học tự nhiên

    05/05/2014Max PlanckBài thuyết trình được lấy từ tuyển tập "Tự truyện khoa học và những bài báo khác" (Scientific autobiography and other papers) của Max Planck. Bản dịch này được thực hiện từ bản tiếng Anh (Great Books of the Western World, Encyclopedia Britanica, 1994), được Nguyễn Xuân Xanh đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức và Bùi Văn Nam Sơn xem lại.
  • Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học

    07/02/2009NCVCC, TS.Hồ Bá ThâmPhật giáo là môt tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như tế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không.
  • Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

    20/01/2009Trần Văn ĐìnhMục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Tôn giáo trước ngưỡng cửa khoa học

    02/01/2007Đức PhườngThuyết Sáng thế và Vũ trụ học không đơn thuần chỉ là quá trình tiến hóa sinh học đã đặt ra những thách thức trong quan điểm Thiên chúa giáo truyền thống. Những hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của vũ trụ đã làm suy giảm đức tin tâm linh của con người...
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • xem toàn bộ