Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

06:23 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Tám, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người?

E.V.

E.V. thân mến,

Hồng y Barberini, bạn của Galileo(1), một lần giải thích vớiGalileo lý do tại sao không thể xảy ra xung độtgiữa khoa học vàtôn giáo. Ông nói: “Anh dạy cho mọi người biết bầu trời dichuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biếtcách lên trời.” Với những sứ mệnh đuợc phân biệt như thế, cácnhà thiên văn và các nhà thần học tất không thể có tranh cãi .

Ý tưởng mà Barberinitrình bày với Galileocó thể được kháiquát hóa. Nếu khoa học và tôn giáo có những mục đích khác nhau– nghĩa là, nếu họ cố gắng trả lời những câu hỏi khác nhau, vànếu họ cố gắng làm những việc khác nhau cho con người – thìgiữa họ sẽ không có sự xung đột.

Đâu là những câu hỏi mà tôn giáo tìm cách trả lời? Đó lànhững câu hỏi về hiện hữu và bản chất của Thượng Đế, về sự liênhệ của con người với Thượng Đế, về sự chi phối củaThượng Đếđối với vũ trụ, và đặc biệt là sự quan tâm của Ngài dành cho conngười. Tất cả những điều này hoàn toàn vượt quá thẩm quyềngiải quyết của khoa học, bây giờ và mãi mãi. Những tôn giáokhác nhau đưa ra những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏitrên đây, nhưng trong khi tìm hiểu để chọn câu trả lời đúng,chúng ta không mong gì đến sự trợ giúp của khoa học.

Tôn giáo có làm điều gì thực tế cho con người không? Có, nó đưacon người tiếp xúc trực tiếp với Thượng Đế, nó mang lại cho cuộcsống của con người một ý nghĩa và giá trị đạo đức nền tảng, và trênhết nó cung cấp cho con người một phương tiện mà nhờ đó conngười tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của Thượng Đế để tuântheo những điều răn dạy của Ngài. Nếu chúng ta hiểu được chút ítvề khoa học, chúng ta sẽ nhận ra rằng khoa học không thể làmđược những điều vừa kể. Do vậy không có sự cạnh tranh ở đây.

Khoa học trả lời những câu hỏi khác và làm những việc kháccho chúng ta. Nó mô tả cái thế giới chúng ta đang sống. Nó giảithích cơ cấu và cách chuyển động của sự vật – chúng sinh ra vàbiến dịch như thế nào, và do đó chúng ta sử dụng chúng như thế nào vào những mục tiêu tốt hoặc xấu. Chúng ta ứng dụng nhữngkhám phá của khoa học để sản xuất ra hằng hà sa số sự vật, từthức ăn cho bé sơ sinh đến bom nguyên tử. Nhưng khoa học khôngnói cho chúng ta biết căn nguyên và lý do tồn tại của sự vật; nócũng không ngăn cản chúng ta lạm dụng sức mạnh mà nó manglại cho chúng ta. Cùng một tri thức khoa học, nó có thể đầu độchoặc cứu chữa, có thể hủy diệt hoặc xây dựng.

Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng không có vấn đề hòa giảikhoa học và tôn giáo – rằng lựa chọn giữa kỹ thuật và lời cầunguyện không còn cần thiết hơn là lựa chọn giữa việc có một thânxác và có một linh hồn. Nhưng thật không may, lúc ấy chắc chúngta phải bỏ sót một vài điều nan giải thật sự. Câu hỏi của bạn vềthuyết tiến hóa củaDarwin(2)và câu chuyện sáng thế trong KinhThánhlà một trong những điều nan giải đó.

Nếu chúng ta đã đọc những chương đầu của Sáng Thế ký(3)cứnhư đó là lời diễn tả cụ thể về tiến trình conngười và vũ trụ đivào cuộc hiện hữu, chúng ta sẽ thấy những giải thích ấy hòantoàn ngược lại với những giải thích về cùng vấn đề được khoa họchiện đại, từ Thiên văn học đến Động vật học, đưa ra. Tuy nhiên,theo Augustine(4)và các nhà thần học khác, đọc sâu hơn SángThế kýsẽ dẫn đến những diễn giải tránh được xung đột với khoahọc. Chẳng hạn, Augustinenói với chúng ta rằng “sáu ngày”nói đến ở đây không phải là những đơn vị thời gian. Chúng tượngtrưng cho một trật tự của sự diễn biến. Theo Augustine, ThượngĐế tạo ra vạn vật cùng một lúc và đặt ra trật tự để chúng theo đómà diễn biến cùng với thời gian. Khoa học kể khá tường tận chochúng ta về lịch sử thật sự của sự diễn biến đó, và hầu như chúngkhông có gì xung đột với kiểu diễn giải những chương đầu SángThế ký của Augustine.

Nhưng vẫn còn một điểm xung đột nghiêm trọng. Sáng Thếnói với chúng ta rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hìnhảnh của Ngài, và rằng trong tất cả tạo vật trên trái đất này chỉcó con người là được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế. Điềunày thường được giải thích để nói lên rằng con người về bản chất khác với muôn vật khác, kể cả những hình thức cao đẳng của đờisống động vật. Chỉ mình anh ta là một con người, là một sinh vậtcó lý trí và ý chí tự do. Anh ta không chỉ là một sinh vật, chỉ khácbiệt nhau với các con vật khác về mức độ. Anh ta hoàn toàn khácbiệt về loài.

Theo lý thuyết củaDarwinvề sự tương cận họ hàng giữa conngười và loài khỉ, thì con người khác với con khỉ chỉ ở mức độ, chứkhông khác về loài giống. Sự khám phá ra “những mắt xích cònthiếu” này trong chuỗi tiến hóa được cho là thể hiện sự liên tụcgiữa người và vượn. Trong khi tuyên bố chỉ mình con người đượctạo dựng theo hình ảnh của Thượng Đế, Sáng Thế kýnhấn mạnhvào một sự bất liên tục giữa người và các hình thức khác của sựsống trên trái đất. Về vấn đề này, Kinh Thánhvà Sinh vật họckhông thể cả hai đều đúng được.

Theo tôi, đây là một xung đột thực sự, chứ không chỉ bề ngoài,giữa một bên là khoa học và một bên là tín điều căn bản của tôngiáo. Không có nhiều xung đột loại này, chắc chắn không nhiềuxung đột rõ ràng như vậy. Điều đáng chú ý là loại xung đột nàylại nói về bản chất của con người. Dù nó có được giải quyết haykhông, và, nếu giải quyết được, thì giải quyết như thế nào, thì nó cũng không phải là điều cho tôi phát biểu ở đây.


(1)Galileo(1564 – 1642) : Nhà vật lý và thiên văn người Ý, một trong nhữngngười đặt nền móng cho cách mạng khoa học ở Âu châu. Cống hiến đặc biệt quantrọng của ông là ứng dụng kính viễn vọng vào khoa Thiên văn, khám phá quiluật của các vật thể rơi vàchuyển động của đạn.

(2)Charles Darwin(1809 – 1882): Nhà khoa học người Anh, ông đặt nền móngcho thuyết tiến hóa hiện đại và viết tác phẩm gây nhiều tranh cãi, On theOrigin of Species by Means of Natural Selection(“Về Nguồn gốc các loàithông qua chọn lọc tự nhiên” - 1859). Ngoài ra ông còn viết nhiều tác phẩm vềkhoa học tự nhiên, trong đó có The Volcanic Islands(“Những hòn đảo núi lửa”- 1844) và The Descent of Man(“Dòng dõi con người” - 1871).

(3)Genesis: Sáng Thế ký;cuốn sách đầu tiên trong Cựu Ước mô tả sựhìnhthànhthế giới.

(4)Saint Augustine(354 – 430): Nhà tu và nhà thần học ngườiAlgeria. The CityofGod(“Thành phố của Chúa”), kiệt tác của ông, ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển của Cơ Đốc giáo. Ông làm Giám mục địa phận Hippo, Bắc Phi (bây giờ làAnnaba, Algeria) từ năm 396 đến cuối đời.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng đế

    23/08/2005Tôi thấy dường như tôn giáo và triết học có thể hòa giải được nếu như có chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế được hai bên thừa nhận. Các triết gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta có đạt tới đồng thuận về sự hiện hữu của Thượng Đế không?...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ