Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

02:55 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Bảy, 2007

Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...

Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít người trong số họ là người thân của chúng ta.

Con người thường lấy nước mắt để thể hiện sự thương nhớ của mình đối với những người đã khuất. Đã là con người ai cũng biết rồi cũng đến lúc mình sẽ “ra đi”, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ có những sự ra đi được báo trước và không được báo trước.

Có những điều chúng ta tưởng chừng như ai cũng biết nhưng sự thực chưa chắc đã vậy. Có thể bạn đã biết “kiếp luân hồi", hay "sự sống trở lại sau cái chết” nhưng để nhận thức được sự tồn tại của đặc tính “sống” và “chết” trong bản thân của mỗi con người và làm thế nào để cân bằng mối quan hệ giữa chúng thì không phải ai cũng biết.

Từ khi một đứa bé cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trở thành một ông cụ “gần đất xa trời” thì đó là cả một quá trình dài. Theo bản năng, con người thường ý thức trước được cái chết của mình.

Đôi lúc, khi con người ý thức được cái chết sẽ đến với mình thì sự ra đi của họ thật thanh thản.

Theo đạo Phật Mahayana được tôn thờ tại Nhật Bản và một số nước khác các nhà sư đôi khi biết được thời điểm họ sẽ chết. Đó là trường hợp như nhà sư Hofaku của Đạo Phật Mahayana. Một lần ông gọi các chú tiểu lại và nói: “Sức khoẻ của ta đang suy yếu dần, nhưng không việc gì phải lo lắng, đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cái chết đang đến gần”.

Các chú tiểu vội hỏi: “Thầy sắp chết à! Chết có nghĩa là gì? Chúng ta phải tiếp tục sống. Điều đó có nghĩ là gì?” Nhà sư trả lời: “Đó chính là hai mặt của một vấn đề, là câu hỏi mà tất cả chúng ta đang đi tìm kiếm câu trả lời".

Các chú Tiểu lại hỏi: “Làm sao chúng ta có thể nhận biết được hai trạng thái khác nhau như vậy? ” Đối với câu hỏi này, nhà sư trả lời: “Khi mưa thì nước trên trời sẽ đổ xuống và sau đó trời sẽ quang, mây sẽ tạnh trở lại”.

Nhà tâm thần học được sinh ra tại Thuỵ Điển tên là Elisabeth Kubler-Ross – tác giả của cuốn sách “Sự sống và cái chết” cũng đã chia sẻ quan điểm trên, bà cho rằng: “Đối với những ai đang cố gắng tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết thì sẽ thấy cái chết chắc chắn sẽ là một động lực sáng tạo. Giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống, có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết”.

Mỗi ngày trôi qua sẽ làm cho mỗi con người trở nên già đi, chuỗi ngày sống sẽ ngắn lại. Do vậy, điều muốn nói ở đây chính là: mặt “sống”của con người được thể hiện qua lao động thì con người phải biết tận dụng nó để làm lợi cho bản thân và xã hội.

Còn đối với mặt “chết” thì con người cần phải xác định trước tư tưởng để không quá đau buồn vì điều này thể hiện được sự ra đi phù hợp với quy luật khách quan.

Đứng trước cái chết, không nên dùng từ “sự lo lắng” để miêu tả mà nên thay bằng “sự nhận thức” thì sẽ phù hợp hơn. Do nhận thức được ý nghĩa của điều này mà nhà sư Hofaku đã điều phối cuộc sống của mình sao cho phù hợp, dễ chịu hơn.

Sẽ là một ý tưởng rất hay nếu mỗi người đều có được một đồng hồ báo thức biết nói. Vào mỗi buổi sáng, chuông đồng hồ reo lên “Thức dậy đi, hôm nay có thể là ngày bắt đầu của chuỗi ngày chán chường, nhưng cái chết thì có thể còn lâu mới xảy đến”.

Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt: sự sống và cái chết. Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới cái chết. Do vậy, nếu tất cả mọi người đều hiểu được sinh tử là quy luật tự nhiên thì họ sẽ sống tích cực hơn và ra sức đóng góp cho đời nhiều hơn.

Nguồn:Vietimes
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Không thể như thế này mãi được!

    27/07/2007Dương Trung QuốcCùng với thời gian người chết sẽ ngày càng đông hơn người sống, bởi lẽ đơn giản là người sống nào rồi cũng chết, nhưng chẳng người chết nào sống lại bao giờ...
  • "Tâm linh"... chẳng siêu hình tý nào!

    23/05/2007Nguyễn Bỉnh QuânCó anh bạn bảo tôi: Người Việt mình không có tâm thức tôn giáo triệt để mà chỉ hay tin các "điềm". Một cụ lão thành, 57 năm tuổi Đảng, sáng ra đi đâu vẫn ngại gặp cô hàng xóm nặng vía. Thấy cô là cụ quay vào chờ một lúc sau mới đi.
  • Bí quyết trường thọ?

    04/05/2007Đỗ Hoàng GiangTrường sinh là niềm mơ ước của hầu hết mọi con người đã được sinh ra trên thế giới này, không phân biệt sang hèn giàu nghèo giới tính, chỉ có một hệ quả hơi trái cựa là những ai bệnh tật nghèo khổ chỉ mong được sống bình yên hoặc chết sớm cho đỡ khổ, còn những người giàu có quyềnthế lại mong sống lâu hơn nữa, thậm chí đừng chết.
  • Tôi đi gọi hồn

    15/01/2007Huy GiangNằm ở một bên sông Mã, gần như liền kề với một đầu cầu Hàm Rồng và cách thành phố Thanh Hóa không xa, có một địa điểm chuyên gọi hồn mà người khởi xướng và chủ trì là cô Phương. Cô có khả năng đặc biệt và hiếm hoi này từ lâu lắm rồi. Hồi cô còn rất trẻ. Nay thì cô đã 46, 47 tuổi...
  • Có hay không "kiếp luân hồi"?

    19/07/2006Trần HồngSau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề...
  • Sự sống là gì?

    11/06/2006Đặng ChuẩnTừ lâu, khoa học đã nói cách định nghĩa xem sự sống là gì, còn những người bình thường thì quen nghĩ: cái gì không chết là đang sống. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn và là thách thức lớn đối với các nhà khoa học...
  • Khói hương văn hóa của tâm linh

    06/06/2006An ThưCó ai trong đời mà không thắp lên một nén hương?Hồi còn bé, mỗi khi đứng trước ban thờ, bên mẹ tôi, trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy nhưcó gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên ban thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi...
  • Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

    10/03/2006Trích phỏng vấn Gs. Piotr Slonimski, nhà sáng lập bộ môn sinh học phân tửGien là chiếc Computơ được thu nhỏ đến mức phi thường và hoàn hảo hơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử. Nó nhỏ hơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thước chỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nào có thể so sánh với khả năng và năng lực của gien...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Trường thọ ước vọng lạc quan

    18/01/2006TS. Lương Chí ThànhCó những câu hỏi và ước vọng luôn ngự trị mỗi chúng ta: Câu hỏi sâu thẳm nhất là tại sao chúng ta tồn tại và ước vọng sâu thẳm nhất là muốn sống mãi. Về câu hỏi thì không dễ trả lời và xin dành cho các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học… nhưng về ước vọng thì có thể giải đáp, đưa ra những giải pháp để mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho chính mình.
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi

    18/11/2005Nguyễn Hoàng lược dịch từ La RechercheMặc dù có một sức khỏe yếu ớt ngay từ khi sinh ra, René Descartes đã chiến đấu suốt cả cuộc đời để đem lại cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Ước muốn lớn nhất của ông là con người có thể sống lâu và hạnh phúc. Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong y học, việc duy trì một cuộc sống thọ hơn và mạnh khỏe hơn không còn là điều quá khó khăn, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, khái niệm này ở thời của Descartes là một điều hoàn toàn mới mẻ.
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ