Tình yêu làm con người mang bản nguyên thần thánh
Solovyev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam – nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp.
Đó là luận điểm về tình yêu qua các tác phẩm trứ danh: Siêu lý tình yêu (1892-1893), Chiến tranh và hòa bình, Biện minh cái thiện của Vladimir Solovyev, người nhà văn, đại triết gia Nga - người đặt nền móng cho Triết học Tình yêu châu Âu.
Quan điểm hoàn chỉnh về Tình yêu nam nữ
Solovyev phê phán, hoàn chỉnh các ý tưởng, quan điểm về tình yêu của nhiều nhà tư tưởng lớn tại nhiều thời đại khác nhau của nhân loại từ Platon đến LevTolstoy, đến Schopenhauer… Mặc dù tình yêu là một hiện tượng to lớn, phức tạp trong cuộc sống con người, đề tài của nhiều người, nhiều giới (văn học, nghệ thuật, tâm lý, triết học…) nhưng ông đã xây dựng được và cung cấp cho chúng ta một nền tảng nhận thức đặc sắc về tình yêu nam – nữ.
Các quan điểm chính về tình yêu nam nữ của Solovyev là:
- Ông đề cao tính cao đẹp của tình yêu nam nữ không coi đó là ảo giác che đậy nhục dục, một trò chơi của tự nhiên, là ác quỷ đen tối nô dịch loài người, là một dạng tồn tại trong khổ đau và cái chết hay duy đạo đức quá như coi tình yêu là phải lấy tình yêu nhân loại làm trọng, phải khổ hạnh/ vị tha… như tư tưởng của triết gia Schopenhauer, Tolstoy hay một số tôn giáo.
- Tình yêu là bước chuyển phôi mầm tiềm năng mới nhú của con người giống như đặc tính trí tuệ là phôi mầm của động vật. Tình yêu còn có sứ mệnh xa hơn, dài hơn mà cái chân chính là chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân, gia tăng giá trị vô tận cho con người, nhân tính phân chia nam – nữ, hữu hạn, hữu tử thành cá thể duy nhất lưỡng tính, tuyệt đối, bất tử.
- Ông cũng không coi hôn nhân hợp pháp, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái là sứ mệnh đích thực của tình yêu say đắm nam – nữ. Theo ông, vai trò của gia đình, tình thương yêu con cái, vai trò gia đình, chuẩn mực nề nếp quan hệ là đảm bảo sự tồn tại giống loài, xã hội loài người… nhằm duy trì thế giới vật chất và làm cho xã hội vận hành tốt. Tình yêu có sứ mệnh không phải là ở thực tế vật chất đó mà sứ mệnh là dẫn dắt con người từ thế giới đó (phi lý tưởng) bước sang thế giới lý tưởng hay cải hóa thế giới phi lý tưởng thành thế giới lý tưởng.
- Tình yêu đi đôi với lý tưởng hóa đối tượng yêu, sùng bái hâm mộ người yêu và làm xuất hiện “phép lạ, hào quang” quanh người yêu như nhìn thấy chân lý về con người – hình ảnh môi giới giữa Thượng đế thần thánh và thế giới. Tình yêu là phương tiện cho sự nhập thân đến cùng, đến đích trong đời sống cá thể của con người. Đó là cuộc sống có hơi ấm của hạnh phúc siêu phàm, thiên đường của tình thương, trái tim ngự trị, lạc thú của con người và thần linh.
- Qua tình yêu, người yêu tuyệt đối hóa người ta yêu làm cho hoàn hảo, trọn vẹn, vô bờ vô hạn và qua đó chính bản thân mình. Tình yêu đòi hỏi bất tử của con người cả tinh thần lẫn thể xác. Thân phận hữu tử hiện nay và cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống bất toàn và trống rỗng của con người trong thực tại.
- Ông đề cao tình yêu nam nữ hơn mọi dạng tình yêu khác bởi nó khẳng định và làm giàu vô tận giá trị của từng cá thể con người – trong tiềm năng nó dẫn con người tới sự bất tử. Nó vừa là kết quả của tiến trình lịch sử của chủng loài hữu hạn vừa là bản chất nhân văn của người gắn với giá trị tuyệt đối, vĩnh hằng của Thượng Đế. Đó chính là niềm tin khao khát của ông về tất cả sinh linh con người đã, đang và sẽ sống có thể bất tử thông qua tình yêu chân chính, trong Thượng đế hay cõi niết bàn… với "bầu trời mới, trái đất mới" ở vương quốc của những tinh thần vĩnh hằng.
5 “con đường” của quan hệ nam - nữ
Solovyev xác định có 5 kiểu biểu hiện của quan hệ nam nữ trong đời sống nhân loại, trong đó có 3 cấp độ 3, 4, 5 là biểu hiện của tình yêu. Triết học tình yêu của Solovyev là ở hướng tới tình yêu ở cấp độ 5 – tình yêu chân chính phục vụ cơ đồ tái sinh loài người khổ đau, hữu tử thành Thần – Nhân loại bất tử. Khi tình yêu được đồng hóa ở mức tinh thần thì sẽ khơi dậy tiềm năng vô biên tính người của con người. Đó là các kiểu:
STT | Kiểu quan hệ nam-nữ | Giải thích |
1 | Cưỡng ép, bóc lột, hành hạ tình dục (không phải là tình yêu) | Con người trở thành đồ chơi bị trong tay những kẻ đội lốt người – quỷ dữ. Lúc đó, trần gian thực sự là địa ngục và con người bị đầy đọa dưới tầng của cái chết |
2 | Tình dục đơn thuần, tình dục thú tính hoang dã, tình dục vô độ (không phải là tình yêu) | Thỏa mãn không có giới hạn, không có lựa chọn, trái quy luật. Ở mức độ động vật, tình dục không làm con người thoát khỏi khổ đau và cái chết của giống loài. |
3 | Tình yêu nhân tính: trong hôn nhân và sinh dưỡng con cái (tình yêu ở mức phô thai, ban đầu của nó) | Phù hợp với sự hữu hạn của con người, cấp đầu tiên bước từ động vật lên cấp người. Hôn nhân là con đường cao nhất ở cấp tình yêu này và phù hợp duy nhất với phẩm giá người. Tuy nhiên, tình yêu này có mang sẵn chức năng của giống loài, nhiệm vụ duy trì xã hội chứ không phải đạt hết tới cái cao hơn, vô tận của tình yêu. |
4 | Tình yêu thần tính (tình yêu mang dáng dấp của thiên thần) | Một dạng tình yêu thuần tinh thần (thấp hơn tình yêu nhân tính). Tình yêu này vươn khỏi cái hữu hạn của người tới cái vô hạn, vĩnh cửu |
5 | Tình yêu thần – nhân tính: liên kết cả tinh thần và thân xác nam – nữ thành con người lưỡng tính – thể thống nhất tinh thần – thân xác bất tử. | Một dạng đưa người đang yêu đạt tới cá thể giàu có vô tận vào vương quốc sự sống vĩnh hằng tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ. Mọi yếu tố nhục cảm bị loại trừ, đối tượng tình yêu như là hình ảnh của Thượng đế. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường