Có thể chữa khỏi “bệnh già”
Năm 2006, ĐHTH Quốc gia Moscow mang tên nhà khoa học Lomonosov tổ chức Festival khoa học. Báo cáo của viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Sculachev, giám đốc Viện Nghiên cứu Hóa - Lý sinh học về quá trình già hóa đã gây chấn động giới khoa học.
5 năm trước, lần đầu tiên ông thông báo về các công trình nghiên cứu nhằm đổi chiều quá trình già hóa của con người. Vậy đã có kết quả gì mới?
Năm qua, nhờ một loại thuốc đặc biệt, chúng tôi đã khôi phục thị giác cho 9 trong số 13 con chó bị mù do quá già và 3 trong số 4 con mèo già bị mù. Ngoài ra, chúng tôi đã phục hồi được thị giác của 6 con thỏ bị mù do già lão.
Những nghiên cứu này được thực hiện tại Viện Hàn lâm Thú y Moscow. Hàng trăm con chuột mắc 12 căn bệnh già khác nhau đã được chúng tôi điều trị thành công.
Theo tôi, già là một “căn bệnh” có thể chữa khỏi được như bất kỳ một căn bệnh nào khác. Nếu tôi chữa khỏi “bệnh già” cho con người thì tôi cũng sẽ chữa khỏi ung thư và đột quỵ là những căn bệnh phổ biến của người cao tuổi.
Năm 2002, các nhà khoa học nhận được Giải thưởng Nobel vì đã phát hiện ra các gen trong giun Nematoda hạn chế tuổi thọ của chúng. Các nhà khoa học đã loại bỏ được được gen đó và kéo dài tuổi thọ của giun lên 7 lần. Phải chăng các vị đã phát hiện ra loại gen đó ở người?
Có giả thuyết cho rằng trong tế bào có các gen tạo nên cơ chế được gọi là “cái chết được lập trình” khi cơ thể đã cạn kiệt tiềm năng sống. Trong khi đó, một số động vật như cá, rùa, cá voi và một số loại chim lớn vẫn tiếp tục phát triển và sinh sản cho đến tận những ngày cuối cùng trước khi chết.
Trên thực tế, có thể nói ở những động vật này không có hiện tượng già. Mọi người có ấn tượng rằng sự già nua là quá trình đẩy nhanh sự tiến hóa do cơ thể tạo ra khi không đáp ứng được các điều kiện tồn tại.
Quá trình già hóa bắt đầu vào thời điểm khi cơ thể chấm dứt sự phát triển. Thực tế thì điều kiện sống tốt và không có stress có thể tránh được sự già hóa.
Xét từ quan điểm sinh hoá, quá trình già hóa là do hàm lượng các hợp chất độc hại của ôxi tích tụ lại ở mức độ quá cao bên trong tế bào sống. Ôxi là một yếu tố tạo nên sự sống bằng cách cung cấp năng lượng cho tế bào. Nhưng cũng chính ôxi đến một thời điểm nhất định lại trở thành con dao hai lưỡi.
Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Sculachev |
Các chuyên gia y học khi chưa nắm vững được các cơ chế vô cùng tinh tế của sự sống, từ lâu đã từng khuyên người cao tuổi dùng vitamin E và vitamin C. Họ đã đúng vì những vitamin này có tác dụng vô hiệu hóa các hợp chất độc hại của ôxi.
Kết quả nghiên cứu với động vật của ông thật sự có ấn tượng và tạo ra triển vọng. Vậy khi nào các ông sẽ chuyển sang thí nghiệm trên người?
Chúng tôi có sự tham gia của các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Y học Nga. Hiện chúng tôi chỉ mới làm thí nghiệm với tế bào cổ tử cung của người và đã chặn đứng được quá trình “tự sát” của các tế bào.
Chúng tôi đã chữa khỏi bệnh mù lòa của các động vật cảnh quá già, nhưng như thế không có nghĩa là chúng tôi đã tạo ra được thuốc chống già cho con người bởi lẽ mắt người có cấu tạo khác hẳn mắt động vật. Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã khám phá ra nguyên lý khoa học để chặn đứng được quá trình già hóa.
Chúng tôi sẽ không dừng tại đây. Nhưng có thể các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, mục tiêu của chúng ta không phải là kéo dài sự sống mà là kéo dài tuổi trẻ. Đây cũng là một trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm tìm ra chân lý khoa học để phục vụ lợi ích cao cả là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên hành tinh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường