"Tội" chăm chỉ

02:55 CH @ Chủ Nhật - 23 Tháng Mười, 2005

"Sinh viên Việt Nam chăm thiệt!", một sinh viên Hàn Quốc, đang theo học tại TP.HCM nhận xét. "Ai cũng chăm chú ghi ghi, chép chép". Để chứng minh cho nhận định của mình, anh bạn rủ tôi cùng vào dự một buổi học của lớp báo chí.

Trước khi thầy giáo vào lớp, trước mặt mỗi sinh viên đều có một cuốn vở đã mở sẵn, một cây viết bi. Giảng viên ngồi vào bàn và bắt đầu cầm micro đọc. Thầy cứ việc đọc và sinh viên hoàn thành bổn phận chép. Có vài cái máy ghi âm được đặt trên bàn.

Hôm ấy, tôi cũng tham gia chép bài với sinh viên và quả thật, tôi không thể làm được gì ngoài việc chăm chú để ghi đúng những gì thầy giáo đọc.

Tôi đã viết như một cái máy, và không thể biết mình đang viết gì. Thỉnh thoảng, có vài sinh viên giật mình thức tỉnh vì bị rơi viết.

Giờ giải lao, đánh bạo mượn 3 cuốn vở của ba sinh viên khác nhau. Bên cạnh những hàng chữ tương đối ngay ngắn lại có những hàng chữ không thể đọc ra với lời giải thích: "Ngủ gật đấy!". 5 tiết học, tôi ghi được 8 tờ A4, kín mít chữ.

Th, sinh viên năm II khoa Văn của trường ĐHKHXH & NV kể: không ngủ gật mới lạ! Nhiều giáo viên có giọng đọc chầm chậm như đang ru ngủ. Vừa ghi bài, vừa ngủ gật nên câu được câu mất. Tụi em thường phải mượn vở mấy bạn ngồi bàn đầu để đối chiếu lại.

Cái khái niệm đã là đi học thì phải mang theo tập vở đã trở thành tiêu chí đánh giá một học sinh, sinh viên. Ngay từ bé, các bậc phụ huynh đã đánh giá sự chăm ngoan của con em mình bằng cách kiểm tra xem có ghi chép bài vở đầy đủ không.

Nguyễn Trung Hiếu, cựu sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết: "Có lần đi vô trường, bị bảo vệ hỏi đi học sao không mang theo vở. Riêng các bạn ở chung khu nhà trọ thì khẳng định, đi học mà không mang theo tập vở thì đích thị là đi chơi. Nếu không ghi bài đầy đủ thì được xem là lười biếng".

Các môn học của khối xã hội, chuyện chăm chú ghi ghi chép chép của sinh viên đã được "khen" là chăm chỉ.

Mới đây, vô tình lạc vào một lớp Trung cấp điện của một trường khá nổi tiếng ở TP.HCM. Giảng viên vừa đưa lên bảng một mô hình điện. Dưới giảng đường, tất thảy sinh viên đều cắm cúi vẻ vẻ ghi ghi. Chỉ đến khi giảng viên nói lớn: "Các bạn bỏ viết xuống, nghe tôi giảng bài đã. Tôi sẽ để thời gian cho các em viết". Tuy thầy giáo nói thế, nhưng một vài sinh viên vẫn tay cầm thước, tay cầm bút vẽ nốt mô hình. Vẽ xong mô hình, thầy giáo cũng đã hướng dẫn xong cách bắt mạch điện, nối dây.

Còn nhớ, thời học phổ thông ở quê, tôi được học thêm môn toán với thầy N.V.Thành (thầy chỉ dạy thêm ở nhà, không đi dạy ở trường) và nhiều lần chứng kiến cảnh thầy vứt tập chúng tôi ra sân vì cái tội chăm chỉ chép bài.

Ai đời đi học thêm môn toán, vậy mà trong khi thầy giảng về những con số trên bảng, chỉ dẫn cặn kẽ từng góc độ, hình ảnh thì học sinh chúng tôi lại chăm chú viết viết, vẽ vẽ. Thỉnh thoảng thầy dừng lại để nhắc nhở: '"Các em gấp vở lại, chú ý nghe giảng, hiểu bài rồi hẳn ghi". Ít học sinh nào chịu làm theo lời thầy. Chuyện ghi cho kín vở, ghi đầy đủ những gì trên bảng, những gì thầy đọc đã trở thành... nếp.

Tệ hại hơn, một học sinh lên bảng giải bài tập thầy cho, các học sinh khác ngồi dưới chuẩn bị để chép bài giải, kết quả vào vở. Không ai suy nghĩ, cũng chẳng ai vật vã để giải bài toán và tìm ra cách giải mới. Mà điều này, thầy thường nhắc chúng tôi.

Ngày ấy và bây giờ, cách học cũng không khác mấy. Thầy giáo một mình nhìn những mô hình, những con số trên bảng. Sinh viên thì cặm cụi với trang vở của mình. Đến bao giờ, sinh viên mình không còn "chăm chỉ" như hiện nay?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Dạy học theo tình huống

    24/11/2003Đó là hai trong những vấn đề mà ngành giáo dục (GD) Nhật Bản đặt ra cho học sinh (HS) của họ từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Trong quản lý GD và quản lý dạy học, ngành GD Singapore và Hàn Quốc cách đây rất lâu cũng đề ra một yêu cầu chặt chẽ: “cần có cái gì đây để phân biệt một bên là thợ dạy, bên kia là thầy giáo; một bên là thợ học, bên kia là HS”. Với họ, không thể đánh đồng giữa thợ với thầy, giữa người học theo lối “cầm tay chỉ việc” với người học theo kiểu tìm tòi nghiên cứu...
  • Nghề... học thuê

    18/11/2003Việt HàChưa đi làm, vẫn có thu nhập đều đặn; không mất một đồng học phí nào, vẫn theo học đầy đủ các chương trình đào tạo dịch vụ. Hiện tượng "đi học lĩnh lương hàng tháng" của sinh viên tại các lớp tại chức buổi tối giờ đây đang diễn ra sôi động.
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Chất lượng giáo dục còn thấp: Nhìn lại mình để sửa, thay vì săm soi lỗi ở nơi khác

    11/11/2003Theo công bố của Bộ GD-ĐT, chỉ có 13,3% số thí sinh thi vào đại học đạt được tổng cộng 15 điểm trở lên cho 3 môn thi, và trên cả nước nếu xét theo tiêu chí này thì TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 17. Chính vì vậy đã rộ lên nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục của thành phố...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • xem toàn bộ