Tính ồn ào lắm chuyện của người Việt

01:33 CH @ Thứ Hai - 09 Tháng Mười Một, 2015

Quả thật chúng ta lắm chuyện theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Khác với người Mỹ những nơi hội họp hay làm việc của họ thật yên lặng. Họ chăm chú làm việc hay lắng nghe người khác nói, không muốn nghe họ cũng giữ yên lặng để người khác nghe.

Nếu vào thư viện hay vào phòng mạch của các Bác sĩ Mỹ chúng ta thấy họ giữ yên lặng gần như tuyệt đối. Cần nói với nhau điều gì, người ta nói rất nhỏ đủ nghe để không làm phiền người khác. Còn người Việt chúng ta chỗ nào tụ tập độ năm, bảy người trở lên là ồn ào rồi.

Điều đáng ngạc nhiên là đến sở làm, đến những nơi người Mỹ làm việc phần lớn chúng ta biết giữ im lặng nhưng ở những cơ sở hay nơi làm việc của người Việt thì chúng ta lại theo thói quen cũ cười cười, nói nói rất huyên náo.

Tết Nguyên Đán năm 2006 cộng đồng người Việt ở chỗ tôi tổ chức Hội Chợ được ông Thị Trưỏng thành phố tới thăm. Ông đọc diễn văn chào mừng nhưng trên khán đài ông nói một thì ở dưới đồng bào nói mười, rất ồn ào chẳng ai thèm nghe, thèm biết ông ấy nói gì. Chúng ta quá ư vô ý và không một chút lịch sự với khách. Đến phần văn nghệ, nữ danh ca Mai Lệ Huyền có giọng hát mạnh và truyền cảm như vậy mà cũng không át được số khách dự đang huyên náo ở phía dưới.

Cái lắm chuyện thứ hai mới thực là lắm chuyện. Nó luôn luôn gây phiền toái cho người khác, đó là đi soi mói chuyện của người rồi đem loan truyền khắp nơi. Ở bên nhà công việc này dành cho những người rảnh rỗi chuyên đi “ngồi lê đôi mách”. Ra ngoại quốc dù làm ăn vất vả người ta vẫn không quên được cái tính ấy: thích nói và thích nghe chuyện xấu của người khác. Nhà này có đứa con hư hỏng sì ke ma túy, nhà kia vợ chồng xích mích... chỉ một thời gian ngắn mọi người trong sở đều biết, rồi mọi người trong thành phố đều biết.

Ai không có ưu điểm, khuyết điểm; nhà nào không có chuyện tốt chuyện xấu. Nếu chúng ta đem chuyện tốt đẹp, may mắn của người khác nói để nghe, để mừng cho nhau, để tìm cách học hỏi, bắt chước không nói làm gì nhưng lại lôi những điều bất hạnh, những điều xấu của người khác rồi thêm bớt loan truyền để dè bửu, đàm tiếu. Hình như chúng ta hẹp hòi, kém thông cảm nên thay vì chia xẻ, xót thương chúng ta lại vô tình nghiệt ngã đem ra phơi bày làm người ta thêm đau buồn, tủi hổ.

Ông cha chúng ta nói "đầu cầu nào không có con chó chết ", ngụ ý chẳng ai tốt đẹp hoàn toàn:

Chân mình dính đất bèm bèm,
Lại đi đốt đuốc tìm xem chân người.

(Ca dao)

Ngày nay đời sống khác đi nhưng không có nhà nào không có thùng rác mùi rất khó chịu phải đem đổ đi mỗi ngày!

Vì tính lắm chuyện của người mình, một số người Việt sợ ở gần hay giao tiếp với người Việt. Những người này một phần có lý nhưng một phần mắc cái tính thông thường sẵn có của chúng ta, đó là tính tự cao tự đại coi mình thuộc thành phần ưu tú, cao quý nên xa lánh nhóm người mà họ cho là ô hợp, thấp kém. Thế nhưng đôi khi giao tiếp với người quen họ lại đem nhà, đem xe, đem con cái, bằng cấp... ra khoe và không quên chê bai, đàm tiếu người khác hết lời. Tưởng sao, như vậy mèo vẫn hoàn mèo.

Cái "lắm chuyện" thứ ba mới thực đáng nói. Nó làm cho chúng ta tủi hổ khi cùng nhau sống ở xứ người và làm cho các sắc dân khác khinh bỉ, đánh giá thấp tất cả người Việt chúng ta. Hầu hết chúng ta đi lánh nạn với 2 bàn tay trắng: của cải, tiến bạc, học hành, kiến thức, địa vị... đều đã vứt bỏ khi đến xứ người. Người ít học cũng như người có học, dân cũng như quan, lính cũng như xếp của lính hầu hết đều kiếm những công việc lao động trong các nhà máy để làm lấy tiền sinh sống và nuôi gia đình. Nhưng ở nơi nào có đông công nhân người Việt là nơi ấy có những việc đáng buồn, đáng xấu hổ xẩy ra (chúng tôi không vơ đũa cả nắm vì có rất nhiều người có tư cách, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau). Chúng tôi chỉ đề cập đến một số nhỏ tất cả độ trên mười phần trăm. Cái thành phần đáng buồn này “xuất thân” thuộc đủ tầng lớp: không có học, có học; lính, quan; dân, quan... vẫn giữ nguyên tác phong cũ quen có ở bên nhà.

Nếu làm việc cho chủ Việt, những người này tìm mọi cách luồn lọt, xu nịnh và khi đã được chủ tin cậy thì tỏ ra hách dịch, phách lối. Ai chống đối hoặc không ưa ai họ tìm cách đặt diều, bịa chuyện để làm hại. Nếu làm cho chủ Mỹ họ tìm cách xum xoe biếu xén để mong sớm được vô permanent (vào ngạch, vào biên chế) hay được lên lương. Cách thức này hình như ít có hiệu quả đối với cấp chỉ huy người Mỹ nên nhiều người tỏ ra cay cú khi không được thoả mãn. Nên một cách thức khác những người này hay dùng là đi tâu, đi báo, bịa chuyện hoặc nhận làm ăng ten chỉ điểm. Nhưng qua ý kiến chung thì chúng ta, nhất là các bà các cô, không nên sợ loại người này vì người Mỹ, và người Âu châu nói chung người ta không nhẹ dạ, cả tin như các ông chủ người Việt. Họ phải thu thập có đủ bằng chứng khách quan trước khi có quyết định.

Cái nạn gây gổ chửi bới, kéo bè kéo cánh trong sở làm cũng rất thường xẩy ra, nhất là cái nạn xô đẩy,giành giựt công việc của nhau (trong các ngàng làm màn cửa, may khoán, bóng đèn...) làm người ngoại quốc chê cười.

Như chúng tôi đã nói ở trên, loại người này không nhiều nhưng lại làm người ngoại quốc chú ý và làm mang tiếng người Việt chúng ta. Chúng tôi thử estimate (ước lượng) những con số sau đây:

- Hay nghe và đem chuyện của người khác ra nói (ngồi lê đôi mách): 8% (dân số)
- Hay cãi cọ: 4%
- Xu nịnh, luồn cúi: 2%
- Kéo bè kéo cánh: 3%
- Đâm bị thóc chọc bị gạo: 1%

Không biết đến bao giờ những người bà con của chúng ta mới trút bỏ được những cái cố tật đáng buồn này.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Người Việt có xấu xí thật không?

    07/06/2016Linh ThủyNgười Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan.
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...

    16/04/2014Vương Trí NhànÓc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến, đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Ngoại giao văn hóa và hình ảnh "người Việt xấu xí"

    07/04/2009Phương Loan10h sáng, đại sứ quán vắng hoe. Sau 15 phút chờ đợi, một người đàn ông trung niên ra tiếp, trong trang phục quần đùi, áo may ô... Đôi khi, hình ảnh "người Việt xấu xí" làm xóa sạch những nỗ lực tiến hành ngoại giao văn hóa của hai quốc gia.
  • Ngàn lẻ một chuyện về... người Việt xấu xí

    30/03/2009Độc giảNhững câu chuyện kể của độc giả Tuần Việt Nam về tính xấu của người Việt mà ta có thể bắt gặp trên.. mọi ngả đường.
  • Bao giờ ta có sách “Người Việt xấu xí”?

    23/03/2009Hiệu MinhThói quen của con người là không thích bị chê, chỉ thích được khen. Viết chê bai rất khó lọt tai, nhất là ai dám viết sách về mảng tối văn hóa của một dân tộc. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã in sách về sự xấu xí của dân tộc mình...
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.
  • Gặp "Tây"! - Người Việt ta ứng xử thế nào?

    12/11/2003Trong một cuộc họp lớn, một nữ tiến sĩ luật của ta còn rất trẻ, đến muộn và không có chỗ. Một chuyên gia nước ngoài đứng lên để nhường chỗ cho cô ngồi cạnh nam đồng nghiệp người Đan Mạch. Thay vì cảm ơn, nữ tiến sĩ lại đỏng đảnh cười: "Thôi không ngồi cạnh tây đâu, hôi lắm. Sống ở tây mãi rồi còn lạ gì!"...
  • Lấy hoà làm quý

    11/11/2003Cao Tự ThanhMột người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách cư xử ở đời... thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý... tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng. Nhưng những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực?
  • Chữ tín không quan trọng

    11/11/2003Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình vì sự nặng lời. Ai cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu rằng điều đó không phải là không có lý.
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ