Bước tiến mới của minh bạch nên quản trị quốc gia

11:11 SA @ Thứ Tư - 11 Tháng Bảy, 2007

Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần đầu đối thoại trực tuyến với dân chúng, thực sự là bước tiến vượt bậc trong sinh hoạt chính trị. Hơn thế, đây là một bước tiến mới của sự minh bạch nền quản trị quốc gia.

Với hơn 20.000 câu hỏi gửi đến, chuyện làm hài lòng mọi thắc mắc của dân chúng là điều không thể, nhưng trong vòng 3,5 giờ đồng hồ với 30 câu hỏi được trả lời một cách thẳng thắn, có thể nói, Thủtướng đã gây ấn tượng tốt trong mắt mọi người dân về phong cách năng động và tính quyết đoán. Không ít vấn đề tưởng như là "vùng cấm" cũng được Thủ tướng bày tỏ một cách thăng thắn không né tránh.

Phải đổi mới khi toàn cầu hóa là xu thế tất yếu

Thửhình dung, bạn là người theo dõi khá sát tiến trình hội nhập của đất nước, không thể không ngỡ ngàng trước những thay đổi nhanh chóng của không gian chính trị ở Việt Nam. Như đã nói ở trên. khi nhận được thông báo Thủtướng sẽ đối thoại trực tiếp với dân qua các báo điện tửlớn như Website Đảng Cộng sản, Website Chính phủ. Vietnamnet hàng ngàn câu hỏi đã tới tấp gửi về. Một biên tập viên của Vietnamnet chuyên đảm nhận việc lọc các câu hỏi cho Thủ tướng cho biết: Lĩnh vực mà người dân quan tâm là rất rộng lớn. Cùng với việc cải cách hành chính là vấn đề chống tham nhũng, vấn đề hội nhập của đất nước và hơn thế là việc đổi mới hệ thống chính trị.Không chỉ dừng lại ở những vấn đề cơm ăn áo mặc, môi trường đầu tư mà cả những việc được coi là "nhạy cảm" như tự do ngôn luận, báo chí tư nhân, ngay cả với Chỉ thị 37 mà Thủ tướng đã ký trước đó không lâu về quản lý báo chí. Theo báo Tuốt Trẻ online, bạn Phạm Dương Quốc Tuấn đã hỏi rằng: "Vì sao Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức? Như vậy có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủtướng phấn đấu hay không"? Thủ tướng không tránh né, mà trái lại đã trả lời khá thẳng thắn câu hỏi trên. Trong đó, ông xác nhận đã thay mặt Chính phủ ký chỉ thị tăng cường quản lý báo chí. Theo ông, chỉ thị này "phù hợp với pháp luật Việt Nam" vì "pháp luật nước ta chưa cho phép tư nhân hóa báo chí".

Câu trả lời đã phản ánh hai điều:

Thứnhất, bằng việc quan tâm đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội, việc nhận thức của dân chúng đã tăng thêm một bước.

Thứhai, bằng việc trả lời của Thủ tướng, điều này khẳng định là một bước tiến mới của sự minh bạch. Mọi vấn đề đều được đặt lên bàn một cách công khai, không né tránh.

Người Việt, dù ở đâu cũng là con Lạc, cháu Hồng

Theo kết quả in ra từ phần mềm thống kê, giám sát của Website Chính phủ, trongthời gian đối thoại của Thủ tướng (từ 9hoo đến 12hoo ngày 9/02/2007), qua địa chỉ www.thutuongchinhphu.vncủa Cổng Website Chính phủ, ngoài người dân trong lãnh thổ Việt Nam truy cập theo dõi buổi trực tuyến (chiếm 80% tổng số), còn có bạn đọc (có thể là người Việt ở nước ngoài) ở 46 quốc gia và vùng khác từtất cả các châu lục truy cập. Trong số đó các nước và vùng lãnh thổ có nhiều người theo dõi nhất, theo thứ tự là Hoa Kỳ, Đức, Australia, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Canada, Cộng hòa Czec, Anh, Nga, tiếp đến là nhóm Arập Xêút, Thái Lan, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Trung Quốc, Hà Lan, Na Uy,Thụy Điển, Bỉ.

Không chỉ những người Việt ở trong nước mà cả những người Việt đang định cư ở nước ngoài cũng bày tỏ sự quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Trong số hơn 20 ngàn câu hỏi, đã có hàng ngàn câu hỏi là của những người Việt ở nước ngoài. Một nguồn lực dáng kể của đất nước không chỉ về kinh tế mà quan trọng hơn là kinh nghiệm và chất xám. Do những vấn đề lịch sử để lại nay họ có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình. Không ít người tỏ ra phấn khởi thực sự. Chưa bàn sâu chi tiết về việc trả lời nhưng ngay chuyện Thủtướng sẵn lòng đối thoại cũng cho thấy đã có sự thay đổi. Trong hơn 200 ngày cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có hàng loạt các sự kiện có ý nghĩa đã diễn ra.

Ngoài cuộc hội kiến với Giáo hoàng Benedict, cuộc gặp với hàng chục người đứng đầu các Công ty lớn ở Diễn đàn Kinh tế Thếgiới ở Davos, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là một trong những gương mặt tiêu biểu của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC được Tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 11 năm qua. Mặc dù khó có thể nói trước về tốc độ những cải cách sắp tới nhưng các nhà quan sát Việt Nam đều đồng ý rằng Việt Nam đã tham gia hoàn toàn vào vòng quay kinh tế, chính trị toàn cầu.

Những câu hỏi về cải cách hành chính cho thấy nhân dân rất quan tâm đến chất lượng quan hệ giữa nhà cầm quyền và tập thể người "chủ đất nước". Hành chính là thực hiện các dịch vụ phục vụ nhân dân, tinh thần người công chức là "đầy tớ" của nhân dân dã được trân trọng nhắc lại rõ ràng. Đây là một điểm son cho tinh thần đổi mới.

Vấn đề rà soát lại cơ chế, thể chế để bài trừ và phòng chống tham nhũng là một quyết định căn bản. Đây mới thật là quyết sách. Đối với tham nhũng. không phải vài vụ khởi tố, xử lý một số người vi phạm là đủ. Thông qua những phát hiện của người dân dưới nhiều góc độ khác nhau, Thủ tướng sẽ có thêm thông tin để đưa ra quyết sách hợp tình hợp lý và hơn thế là tranh thủ được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân vì lợi ích chung của dân tộc.

Tiếp cận với tiêu chuẩn minh bạch của thế giới

Đối thoại trực tuyến là hình thức giao lưu gắn liền với những thành tựu của khoa học công nghệ trong lĩnh vực truyền thông. Đặc biệt là hình thức truyền thông trên mạng. Cách đây trăm năm, cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thủ tướng Anh với dân chúng trên mạng đã mở đầu cho một hình thức giao lưu giữa nguyên thủ quốc gia và người dân. Không lâu sau đó, Thủ tưởng Nhật Bản và Thủ tướng Singapore cũng áp dụng hình thức này. Kết quả đạt được đã vượt ra ngoài sự mong đợi.

Không ít những vấn đề vướng mắc mà do mặc cảm, người dân không thể bày tỏ trực tiếp thì thông qua mang, người dân có thể bày tỏ thẳng thắn không né tránh. Người đứng đầu Chính phủ cũng vì thế mà hiểu một cách thấu đáo tâm tư nguyện vọng của dân chúng. Ít lâu sau đó, Tổng thống V.Putin cũng đã áp dụng hình thức giao lưu trực tuyến để đối thoại với dân chúng. Tuy nhiên, những cuộc giao lưu này chỉ kéo dài không quá hai giờ đồng hồ.

Dẫu còn những ý kiến khác nhau, nhưng theo công luận đánh giá, cuộc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thành công cả về ý nghĩa chính trị - xã hội - đối ngoại, cả về trình độ đảm bảo vận hành an toàn, an ninh hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ cho buổi đối thoại. Như các hãng tin quốc tế nhận xét, kết quả buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nâng uy tín về sự minh bạch của Việt Nam có thể tiếp cận với một số ít các quốc gia khác như: Mỹ, Nga, Anh, Nhật... Đặc biệt là trong việc sử dụng văn hóa giao tiếp mạng giữa người lãnh đạo đất nước với nhân dân.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...