Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

08:47 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Mười Một, 2006

Nghị quyết 08-NQ/TW của BộChính trị đã chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Việc ban hành Nghị quyết quan trọng này được hiểu là sự cụ thể hoá đường lối xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đề ra.

Cùng với việc soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), cải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực.

Minh bạch
Mình bạch cần phải được đảm bảo ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động điều tra

Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi được nhiều chuyên gia góp ý kiến đề nghị bổ sung quy định cho phép Luật sư tham gia tố tụng không chỉtừ khi khởi tốbị can, mà ngay cảtừ khi cơ quan điều tra tìm ra quyết định tạm giữ.Nếu quy định này được thông qua, Luật sư sẽ có điều kiện tiếp cận với những thông tin rất quan trọng liên quan đến những căn cứ tạm giam, tạm giữ người, căn cứ khởi tố bị can. Những thông tinnhư vậy giúp cho Luật sư cơ hội đánh giá đầy đủ hơn về động cơ hành vi và hậu quả hành vi của thân chủ. Đồng thời với cơ hội được tiếp xúc ngay với thân chủ, Luật sư có cơ hội đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các hành vi tố tụng của cơ quan điều tra để có thể kịp thời đề xuất những ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích công dân chính đáng của thân chủ mình. Điều này chắc chắn sẽ đảm bảo hơn quyền dân chủ của người dân trong quá trình tố tụng. Có thể yên tâm rằng sự có mặt của Luật sư ngay từ khi tạm giam, tạm giữ người sẽ góp phần giảm thiểu khả năng lạm quyền của Điều tra viên (dùng nhục hình, mớm cung, ép cung, làm sai lệch hồ sơ điều tra…), nâng cao chất lượng điều tra. Như vậy khi ra tranh tụng trước Tòa, sẽ giảm thiểu được những hiện tượng phản cung, bớt được những cuộc tranh luận không đáng có để làm rõ tình tiết hoặc sự việc nhất định xảy ra trong quá trình điều tra.

Mặc dù ý nghĩa của việc Luật sư tham gia ngay từ đầu trong quá trình điều tra được giới chuyên môn đánh giá tích cực như đã nêu nhưng qua các cuộc trao đổi trên báo chí, cũng như tại các diễn đàn cải cách tư pháp, mộtsố người có quan điểm lo ngại rằng Luật sư tham gia sớm quá vào trong quá trình điều tra dễ làm lộ bí mật, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều tra. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng, nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự không chỉ nhằm đảm bảo hoạt động cho các cơ quan tố tụng đấu tranh, phát hiện tội phạm. Bên cạnh đó một nguyên tắc quan trọng nữa của Bộ luật Tố tụng hình sự là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân, nhất là những công dân chưabị coilà có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.Cả hai nguyên tắc này của Bộ luật Tố tụng hình sự đều quan trọng như nhau. Vấn đề ở đây là một mặt Luật sư vẫn cần được tham gia ngay từ đầu trong hoạt động điều tra, mặt khác, cần tăng cường trách nhiệm của Luật sư trong việc đảm bảo bí mật của hoạt động điều tra bằng những quy định rất cụ thể. Đối với cơ quan điều tra, cần phải có những quy định rõ trách nhiệm và ("chế tài" nếu cần) của cơ quan này trong việc đảm bảo sự tham gia thực sự của Luật sư ngay từ đầu trong hoạt động điều tra. Năng lực, nghiệp vụ của cơ quan điều tra cũng cần được tăng cường để đảm bảo bí mật trong quá trình điều tra.

Để có thể bảo vệ lợi ích của thân chủ, Luật sư có nhu cầu thông tin không kém gì so với Điều tra viên, Kiểm sát viên, cũng như Thẩm phán. Một loại thông tin, tư liệu cần thiết đối với Luật sư là bản án, biên bản nghị án, bút ký phiên Tòa. Hiện nay, các Luật sư vẫn gặp khó khăn và phiền phức khi đi "xin" bản án ở Tòa (vẫn còn quan niệm "xin - cho"(?). NhiềuLuật sư rất mong muốn có được bút ký phiên Tòa để xem lại những luận điểm, lập luận của mình. Vậy mà điều này cũng không đơn giản. Đó là chưa kể, không may do trình độ còn hạn chế, lại thêm tính cẩu thả, có những bút ký phiên Tòa đã không ghi được đầy đủ những thông tin cần thiết, nên khó sử dụng được! Như vậy, không những cần khắc phục nhận thức theo cơ chế "xin - cho" mà cần phải có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ cụ thể của Luật sư là quyền được tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ án, cũng như nghĩa vụ của Tòa án là đảm bảo để Luật sư được tiếp cận thông tin, hồ sơ án.

Ngoài những thông tin, tư liệu như đã nêu, Luật sư cũng cần được có thông tin khi được tham gia giám định, dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra. Những thông tin loại này không chỉ đơn thuần giúp Luật sư củng cố căn cứ cần thiết để bảo vệ thân chủ của mình. Những thông tin này sẽ được coi là thuyết phục, là có căn cứ khách quan, nếu được Luật sư xác nhận với tư cách là người tham gia. Do vậy sẽ giảm thiểu được những thắc mắc, tranh luận không đáng có tại Tòa.

Công khai hoá các hồ sơ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Đây là một việc làm rất cần thiết nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng cho công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy pháp luật.

Nếu điều này được thực hiện, các tập niên giám các bản án trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình... sẽ là tài liệu thực tế quý giá không kém gì các văn bản luật thực định dành cho sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứuluật và cho cả những người hành nghề luật - Luật sư tư vấn, tranh tụng, chuyên gia pháp lý, cố vấn pháp lý…

Dựa trên cơ sở thông tin như vậy của các bản án đã được xét xử công trình nghiên cứu không chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận mà còn nhằm kịp thời định hướng giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. Điều này sẽ cải thiện hơn tình hình nghiên cứu pháp luật hiện nay là một số nhà nghiên cứu chỉ biết tầm chương trích cú, thuần tuý phân tích điều luật và các loại học thuyết. Nghiên cứu theo kiểu đì tìm chân lý trong các định nghĩa, "chẻ sợi tóc làm chín", thường hay sa đà vào phân tích câu chữ. Sách viết ra hàng chồng, nhưng ý tứ thực tiễn, hữu ích, hỏi được bao nhiêu?!

Việc công khai hoá các bản án của Tòa án đồng thời cũng rất có ý nghĩa góp phần thúc đẩy nâng cao chấtlượng xét xử.Các bản án được công khai hoá làm cho dư luận xã hội có đủ thông tin cần thiết để đánh giá sự công minh, tính đúng đắn và công lý được đảm bảo như thế nào trong các phán quyết của Tòa án. Uy tín, năng lực của các vị Thẩm' phán cao hay thắp, giỏi hay yếu kém, sẽ do dư luận xã hội đánh giá theo những tiêu chí công minh, đúng pháp luật, "tâm phục, khẩu phục"của các bản án đã được công bố. án nào là "án bỏ túi",án nào được xét xử theo kiểu "án tại hồ sơ” sẽ được bộc lộ và làm rõ trước công chúng.

Việc công khai hoá các hồ sơ án đã có hiệu lực thực sự sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các vị Thẩm phán. Thách thức này sẽ thúc ép các vị Thẩm phán phải nỗ lực nâng cao năng lực xét xử, tự rèn giũa đạo đức, hạn chế những chuyện tiêu cực trong xét xử vì đanh dự và uy tín của bản thân mình và của cơ quan Tòa án nơi mình làm việc. Làmđược việc này, Nhà nước và xã hội của chúng ta sẽ tiến được một bước rất có ý nghĩa trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bình đẳng
Tranh tụng bình đẳng trước Tòa

Đây là một đổi mới rất quan trọng phải được ghi nhận đầy đủ trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Sẽ không thực sự bình đẳng, nếu như Kiểm sát viên (KSV) không chứng minh luận điểm của mình, hoặc chỉ đáp lại lập luận của Luật sư bằng một lời tuyên bố kiểu như: "nhận định của Luật sư là không có căn cứ”…

Tuy vấn đề đặt ra là tranh tụng giữa Luật sư và KSV, nhưng ở đầy vai trò Thẩm phán rất quan trọng với tư cách là chủ tọa phiên Tòa. Do vậy, cần xem xét vai trò của Luật sư, của KSV, đồng thời cũng cần phải có sự nhìn nhận về vai trò của Thẩm phán.

Về vai trò của Luật sư trong tranh tụng:Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của thân chủ của mình. Thực tiễn xét xử cho thấy Luật sư luôn chủ động trong cáo trạng đó, KSV trình bày. Trong khi đó, KSV nhiều khi không thực sự có "nhu cần tranh luận với Luật sư. Điều này làm cho quá trình xét xử không đảm bảo sự công bằng và không minh bạch. Không có tranh luận, quá trình xem xét và tìm kiếm sự thật khách quan dễ bị ảnh hưởng một chiều của nội dung bản cáo trạng, của quan điểm của KSV và vì thế dễ bị biến thành nhận thức và kết luận chủ quan. Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải nghĩ tới việc xây dựng, sửa đổi luật theo hướng khẳng định sự cần thiết tranh tranh tụng giữa Luật sư và KSV. Nên chăng, bên cạnh những điều luật quy định nghĩa vụ tranh tụng của KSV, cũng cần phải có những quy định mang tính "chế tài" đối với KSV về nghĩa vụ tranh tụng với Luật sư.

Về vai trò của Thẩm phán trong tranh tụng:Trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi cũng cần có quy định về nghĩa vụ của Thẩm phán - chủ toạ phải điều hành phiên Tòa theo hướng khuyến khích tranh tụng, đồng thời quy định nghĩa vụ của Thẩm phán là phải ghi nhận, đánh giá hoặc chấp nhận tình tiết, chứng lý đã được Luật sư làm rõ qua tranh luận với KSV.

Vai trò của Kiểm sát viên trong tranh tụng:Thực hiện quyền công tố trước Tòa, KSV là người đại diện cho uy quyền của Nhà nước. Tuy vậy, điều này không nên được ngộ nhận rằng vì thế mà mọi lời trình bày của KSV là có giá trị chân lý! Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì cần phải coi rằng cáo trạng của Viện kiểm sát cũng chỉ là một văn bản tập hợp chứng cớ để buộc tội một người chưa hẳn đã phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không ở mức độ như cáo trạng nhận định.

Cũng cần phải cân nhắc về việc Cáo trạng của VKS có nên đề xuất mức hình phạt cụ thể hay không?Có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc đề xuất một mức hình phạt cụ thể sẽ làmảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử. Về mặt tâm lý việc đề xuất mức hình phạt từ phía cơ quan công tố. Viện kiểm sát là cơ quan không chỉ thực hiện quyền công tố trước Tòa mà còn là cơ quan thực hiện công tác kiểm sát tư pháp, sẽ là một tác động tâm lý, gây sức ép không nhỏ đối với Thẩm phán và Hội đồng xét xử.

Đảm bảo quyền bình đẳng của bị cáo trước tòa

Điều 10 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Không ai có thể bị coilà có tội và phải chịu hình phạt khichưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.Đây là mộtđiều khoản quan trọng đảm bảo quyền công dân và quyền con người, được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thực tế hiện nay là quyền của bị cáo được tranh luận, nêu chứng cứ trước Tòa chưa được quan tâm đúng mức. Thách thức lớn nhất mà các bị cáo hay gặp phải là phải đối chất với những bút lục ghi cung trong giai đoạn điều tra, đã được chính họ "ký tên xác nhận". Do quan niệm, thói quen "án tại hồ sơ”, bản ghi cung đã đượcbị cáo ký tên dường như được coi là đáng tin cậy hơn cả, vì thê,tại Tòa, Thẩm phán thường hay hỏi một cách áp đặt, truy xét: "Đây? Còn cãi nữa à?... tại sao bị cáo lại còn ký vào đây? Và như vậy, định kiến được hình thành trên cơ sở niềm tin vào chữ ký của bị cáo xác nhận biên bản ghi cung!

Trong hoàn cảnh hiện nay, trong hoạt động tố tụng, nhất là ở giai đoạn điều tra,chưa có sự tham gia đầy đủ của Luật sư hoặc công tác Kiểm sát điều tra vẫn chưa thực sự đến nơi, đến chốn, thì hiện tượng mớm cung, ép cung vẫn có thể là hiện tượng thường hay xảy ra. Việc bị cáo buộc phải ký vào bản ghi cung do vậy cũng là hiện tượng dễ hiểu. "Ký để tránhbị ép cung, mớm cung để rồi tận dụng cơ hội xét xử tại Tòa án để phản cung. TạiTòa có nhiều người nên không sợ bị ép cung, mớm cung!"- phải chăng nhiều bị cáo đã có ý nghĩ và hành động như vậy? Nếu thực tế là như vậy thì Thẩm phán có nên tin tưởng và chỉ dựa vào bản ghi cung có chữ ký của bị cáo để không tạo điều kiện cho bị cáo trình bày, tranh luận tại Tòa hay không? Hiện tượng này thường làm mất đi khả năng của bị cáo tham gia tranh tụng một cách bình đẳng trước Hội đồng xét xử. Cần có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền đưa ra chứng cứ, quyền tranh luận trước Tòa của bị cáo.

Hoạt động của Luật sư là một chế định pháp lý quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào, kể cả pháp luật quốc tế Tuy vậy, về mặt con người và tổ chức, Luật sư Việt Nam mới bắt đầu thực sự hành nghề trong vài năm gần đây. Tiếng nói của Luật sư cũng như sự đánh giá tích cực đối với Luật sư cũng mới xuất hiện gần đây trên báo chí một cách lẻ tẻ. Dưới con mắt của xã hội và ngay cả các cơ quan và cán bộ tư pháp thì vai trò của Luật sư cũng chưa thật sự được xem trọng. Điều này có hai lý do chủ yếu:

Thứ nhất, chúng ta mới bắt đầu có ý thức xây dựng Nhà nước pháp quyền (chính thức từ Đại hội Đảng lần thứ IX).

Thứ hai là đa phần các Luật sư của ta hiện nay năng lực còn nhiều hạn chế (kể cả tác giả của bài viết này!).

Tình hình này là do hầu hết các Luật sư của ta cho tới nay chưa được đàotạo nghề, mà chỉ mới được đào tạo chữ.Những Luật sư thành hiện nay chủ yếu không phải được đào tạo nghề tốt, mà là có năng lực “trời phú” kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mà thành. Vấn đề cần đặt ra trong cải cách tư pháp của chúng ta hiện nay là làmthế nào để có thể phát triển mộthệ thống đào tạo, bồi dưỡng nghề Luật sư. Hiện nay, cơ chế đào tạo và cấp bằng Luật sư vẫn chưa thật sự thúc đẩy chất lượng kiến thức và kỹ năng hành nghề của Luật sư. Mặc dù tính chất hoạt động của Luật sư là nghề tự do, là dịch vụ, là hoạt động của xã hội công dân, nhưng việc đào tạo bồi dưỡng Luật sư hiện nay vẫn chỉ do một cơ sở đào tạo của Nhà nước độc quyền đảm nhiệm. Để tăng cường chế lượng đào tạo Luật sư, cần chính sách cho phép mở rộng tham gia đào tạo cho các chủ thể khác, kể cả dưới hình thức đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài.

Với xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay, cụ thể nhất là sau khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, dịch vụ pháp lýsẽ ngày càng là mộtlĩnh vực không chỉ là hoạt động mang tính chất xã hội đơn thuần. Dịch vụ pháp lý sẽ là mộtlĩnh vực có thu nhập đáng kể, mang lại nguồn thu thuế cho Nhà nước, giúp bảo vệ những lợi ích kinh tế, chính trị của các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam trong bang giao quan hệ với các pháp nhân và thể nhân nước ngoài. Do vậy, việc tạo ra một môi trường, cơ chế hữu hiệu để thúc đẩy năng lực của cácLuật sư Việt Nam là điều mà các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính,sách cần quan tâm, chú ý.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên

Về mặt văn bản, điều đáng mừng là gần đây, pháp lệnh về thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và Pháp lệnh Kiểm sát viên là đặt ra những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn.Pháp lệnh quy định người được bổ nhiệm làm Thẩm phán và KSV tối thiểu phải có trình độ cử nhân Luật. Nếu là Thẩm phán thì phải được đào tạo về nghiệp vụ xét xử Làm KSV thì phải được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. Tuy nhiên, vấn đề cũng cần được quan tâm ở đây là chúng ta đã thực sự yên tâm với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chức danh này chưa và cần làm gì, làm thế nào để tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng những chức danh này? Được biết ở Nhật, những người được bổ nhiệm làm Thẩm phán phải là những người đã được đào tạo nghề Thẩm phán và phải kinh qua công tác thực tiễn, thường là đã hành nghề Luật sư với khoảng thời gian dài (có thể là từ 5-7 năm trở lên). Với những người như vậy chắc hẳn sẽ có được nhiều bản án với những phán quyết "tâm phục, khẩu phục"!

Về năng lực của Hội thẩm nhân dân

Chúng ta quan niệm và mong đợi gì ở vị Hội thẩm nhân dân? Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử là nhằm mục đích phản ánh nhậnthức (ý kiến) của nhân dân về khả năng phạmtội của bi cáo.Như vậy, Tòa có hai thành phần đại diện cho hai thiết chế để đánh giá và kết luận về hành vi của một công dân là có phạm tội hay không phạm lội. Đó là Thẩm phán, đại diện cho Nhà nước và các Hội thẩm nhân dân, đại diện cho nhân dân.

Với vai trò và ý nghĩa của sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử như đã nêu trên, đánh giá lại chế định Hội thẩm nhân dân được luật hiến hành quy định, chúng ta có thể thìn nhặn được một số điều bất cập đang đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trước hết nói về việc lựa chọn Hội thẩm nhân dân. ViệcHội đồng nhân dân bầu Hội thẩm nhân dân theo một nhiệm kỳ nhất định đang thể hiện những bất cập. Thứ nhất, do cơ chế bầu cho nên số lượng Hội thẩm nhân dân bị cơ hữu hoá, không thể linh hoạt thay đổi để kịp thời phục vụ nhu cầu xét xử. Thứ hai, vì Hội thẩm nhân dân được bầu và tham gia Hội đồng xét xử ở một Tòa án cụ thể trong một thời gian dài nhất định, nên đây có thể là mộtđiều kiện để phát sinh các quan hệ cá nhân của Hội thẩm nhân dân ở Tòa, tạo nên những khả năng tiêu cực tiềm tàng? Hội thẩm nhân dân nhiều khi trong thực tế làm việc như chuyên nghiệp, một ngày "chạy sô"mấy vụ án liền, không mang tính chất kiêm nhiệm, mặc dù không được đào tạo về nghề nghiệp như Thẩm phán!

Có thể tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài trong việc giải quyết những bất cập nêu trên. Theo thực tiễn xét xử ở HoaKỳ, Bồi thẩm viên (tương tự như Hội thẩm nhân dân của ta) là mọi công dân có nhân thân tết, được Tòa trực tiếp triệu tập theo nhu cầu xét xử của từng vụ án vào một thời gian cụ thể. Tòa án tiến hành lựa chọn, Bồi thẩm viên một cách ngẫu nhiên theo đanh sách của công dân thuộc địa phận của Tòa án.

Bồi thẩm viên không ngồi cùng bàn với Thẩm phán. CácBồi thẩm viên ngồi ở mộtvị trí riêng. Số lượng của bồi thẩm đoàn là 12 người. CácBồi thẩm viên không tham gia xét hỏi, chỉ ngồi nghe các bên tranh tụng. Bồi thẩm đoàn nghị án cùng Thẩm phán và bỏ phiếu theo đa số về các vấn đề liên quan làm căn cứ cho phán quyết của Tòa án.

Nói tóm lại, chúng ta nên tránh xu hướng "luật gia hoá", "chuyên trách hoá", "công chức hoá" địa vị pháp lý của Hội thẩm nhân dân vì như vậy sẽ làm mất đi tính chất đại diện nhân dân của Hội thẩm nhân dân.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Việt Nam

    03/11/2006Nguyễn Đăng DungMục tiêu cơ bản của việc cải cách tư pháp hiện nay là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội tránh oan, sai cho người vô tội, kể cả những người chưa có quyết định của cơ quan tư pháp nhưng đang bị rơi vào trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi ở trong tình trạng của bị can, bị cáo.
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.