Tình cảm đất

07:08 CH @ Chủ Nhật - 16 Tháng Giêng, 2011

1.Trí nhớ và tình cảm cộng đồng

Đời người trăm năm là dài. Nhưng những năm cuối đời thường ít người còn khỏe mạnh cả về sức lực thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, khi về già sự minh mẫn cũng giảm. Người già thường hay quên. Có một số cụ bị lẫn, thậm chí không nhớ được tên người thân nữa. Cho nên, có thể nói trí nhớ cá nhân rất hạn hẹp, chỉ mạnh mẽ trong khoảng trăm năm là cùng. Trong khi đó, trí nhớ của gia tộc thì dài hơn. Có lẽ được 5-6 thế hệ. Thật vậy, ít người có thể biết và nhớ được hành trạng của cụ tổ 5 đời nhà mình, ngay cả những gia tộc lớn, có ghi chép gia phả đầy đủ cũng vậy.

Ngược lại, trí nhớ cộng đồng thì dài lâu và có thể xem như trường tồn. Thực vậy, bất kỳ người Việt nào cũng biết các vua Hùng có công dựng nước. Đó là sự kiện của bốn ngàn năm trước. Những sự kiện ngàn năm về Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn,… vẫn mãi mãi sống trong tâm trí mọi con dân Việt nam. Do vậy, có thể khẳng khái kết luận rằng trí nhớ của cộng đồng dân tộc là một trí nhớ vĩnh hằng. Một người có thể quên điều này điều nọ, nhưng cả dân tộc thì không thể quên. Tuy vậy, trí nhớ dân tộc cũng hay tập trung vào những sự kiện lớn, mà thường quên những sự kiện nhỏ. Nhớ chuyện lớn, quên chuyện nhỏ cũng là điều bình thường.

2. Tình cảm đối với đất

Gần đây, trong khi chuẩn bị Đại Hội Đảng 11, Đài truyền hình chiếu phim Bí thư tỉnh ủy. Đó là sự quay về của trí nhớ dân tộc đối với một cá nhân đặc biệt, Ông Kim Ngọc, người có công đầu trong sự nghiệp đổi mới. Ngoài dòng tư tưởng chủ đạo, bộ phim còn nói về tình cảm của con người đối với đất. Quả vậy, sau cuộc cách mạng năm 1945, nhân dân Việt nam (đặc biệt là nông dân) đã trải qua rất nhiều cung bậc tình cảm đới với đất.

- Tình cảm hồ hởi: cải cách ruộng đất 1953

- Tình cảm sợ hãi: các cuộc đấu tố sau cải cách ruộng đất

- Tình cảm luyến tiếc: vận động đưa đất vào HTX những năm 1960

- Tình cảm hờ hững: đất đã trở thành tài sản chung của HTX, nông dân chỉ còn 5%.

Nếu vẽ biểu đồ tình cảm của người dân đối với đất, thì giai đoạn cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, là giai đoạn thấp điểm nhất về tình cảm của nhân dân đối với đất. Đất bị bỏ hoang, đất có thể cho, xin, vay mượn dễ dàng, đất có thể được chuyển nhượng chỉ bằng một quyết định hành chính đơn giản, đất không còn là một thứ hàng hóa có thể mua bán.

Vì đất là công cụ dùng để chế tạo ra hạt lúa, ra lượng thực, cho nên khi tình cảm đối với đất trở thành hờ hững thì cũng là lúc toàn xã hội thiếu đói. Sự thiếu đói xảy ra trên qui mô lớn, bất chấp những sự kiện lớn lao bao trùm toàn xã hội trong khoảng thời gian đó, như tập trung cho chiến trường miền Nam (1960-1975), giải phóng và thống nhất (1975-1980), các cuộc chiến tranh biên giới (1979-1988),… Ba sự kiện trên được gọi là ba tiếng vang lớn. Tiếng vang lớn của những sự kiện đó làm cho chúng ta không nghe thấy tiếng lòng của người dân đối với đất trong suốt một khoảng thời gian rất dài. Độ dài ấy bằng nửa vòng hoa giáp, tức là 30 năm, từ khoảng 1960 đến 1990.

Khi sự hờ hững lên đỉnh điểm, thì mâu thuẫn trong xã hội cũng lên đỉnh, cái đói đạt độ cực đại. Mâu thuẫn ấy chính là động lực làm phát sinh đổi mới năm 1986. Công cuộc đổi mới đã làm thay đổi tình cảm của nhân dân đối với đất. Sau khoán 10, nông dân yêu đất hơn, hạt gạo được làm ra nhiều hơn, xã hội hồng hào lên trông thấy. Nhưng cũng phải đến 5 năm sau, những đầu óc nhậy bén trong xã hội mới bắt đầu buôn bán đất.

Đến nay, sau 25 năm đổi mới, tình cảm đối với đất đã đổi chiều ngoạn mục. Từ chỗ hờ hững, đến chỗ yêu đất cuồng nhiệt. Người dân bám từng mét đất, từng ô vỉa hè đô thị,… Các dự án luôn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Và thực sự, từ hàng chục năm nay, giải phóng mặt bằng là khó khăn lớn nhất, là hạng mục phải chi phí lớn nhất của rất nhiều dự án. Nhiều mưu kế, nhiều vụ án, nhiều thành công và thất bại cũng bắt đầu từ đất. Các vụ Minh Phụng, Đồ Sơn, Ba Sương,… là các vị dụ nóng hổi. Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa, thì có đến hơn 80% các vụ tham nhũng là tham nhũng đất, hơn 90% các vụ khiếu kiện cũng là khiếu kiện về đất.

Xét về khoảng thời gian, thì sự đảo chiều của “tình cảm đất” cũng đã kéo dài được gần 30 năm, cũng gần được nửa vòng hóa giáp. Mâu thuẫn trong xã hội do tình cảm tha thiết với đất đã đến cực điểm. Do đó, những năm này (2010-2015) chính là thời điểm để đổi mới quan điểm, phương thức, pháp luật đối với đất.

3. Vấn đề là đổi mới thế nào?

Đây là một câu hỏi khó. Nhưng mức độ khó khăn chưa đến mức bó chặt cái khôn. Bây giờ, đất không chỉ là phương tiện chế tạo ra hạt gạo, củ sắn, con cá con tôm,… Đất là cơ sở của hầu hết các dự án. Các dự án thủy điện chiếm đất rất nhiều, dự án đường sắt cao tốc cũng sẽ chiếm đất rất lớn, dự án bauxite cũng vậy, các loại dự án khu đô thị còn chiếm đất nhiều hơn nữa,…Đất là phương tiện giúp cho các đại gia giầu lên nhanh chóng. Người ta có tình cảm tha thiết đối với đất chính vì đất cho phép người ta thu tiền nhanh chóng và nhiều. Nếu bây giờ trong xã hội có một nghề kinh doanh nào cho phép người ta thu được tiền nhiều bằng nghề chiếm giữ (buôn bán) đất thì người dân sẽ đổ dồn sang khu vực kinh doanh đó.

Tình cảm đất có quan hệ mật thiết với lạm phát. Quả vậy, ta hãy thiết lập một thang đo. Đặt tình cảm đất cao nhất bằng 10 điểm, tình cảm đất thấp nhất bằng 0. Đối với đa số người dân trong xã hội hiện nay, tình cảm đất đều trên điểm 5, nhiều người có tình cảm đất bằng 10. Nhưng vì, lượng đất có hạn, nên ngay cả khi tình cảm đất không đổi, nhưng giá đất vẫn tăng, vì không có đất nhiều hơn để buôn bán. Sự tăng giá đất dẫn đến sự tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trong xã hội. Đó là nguyên nhân sâu xa của lạm phát.

Cho nên, cần khai mở những nghề kinh doanh mới, sao cho những người có năng lực, vốn liếng và thời gian dồn sang kinh doanh khu vực đó. Khi đó, giá đất sẽ được bình ổn, lạm phát trong xã hội sẽ giảm. Tình cảm đất sẽ dần dần không còn thống thiết nữa, xã hội sẽ đi vào một giai đoạn phát triển mới. Hơn nữa, Đại Hội Đảng nhấn mạnh chống tham nhũng là một khâu quan trọng, mà tham nhũng tập trung đến 80% vào đất, thì rõ ràng cần phải thay đổi chính sách về đất một cách triệt để. Thay đổi bằng cách tạo ra các nghề nghiệp kinh doanh mới ít dính lứu đến đất.

Vậy nghề kinh doanh mới là gì?

Đó là tất cả những nghề kinh doanh không chiếm dụng một lượng đất gia tăng, hoặc tốc độ chiếm dụng đất chậm hơn tốc độ tăng trưởng của chính nghề nghiệp ấy. Hoặc đó là những nghề lên rừng xuống biển để khai thác những vùng đất nghèo, ít giá trị, biến chúng thành các vùng đất giá trị cao. Đây chính là cốt lót của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn sắp tới.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • Tâm thức nông dân và công bằng xã hội nông thôn

    17/03/2009TS. Nguyễn Đức TruyếnNhà nước hỗ trợ người nghèo hơn 3.800 tỉ đồng ăn Tết Kỷ sửu, nhưng một phần không nhỏ trong số tiền này vẫn không đến đúng những người nghèo nhất. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến đã lý giải hiện tượng này
  • 7 nỗi khổ của người nông dân

    12/03/2009Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế TuấnNông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.
  • Giải phóng sức đất

    23/01/2009Nguyễn Quang AMuốn cho dân giàu, nước mạnh thì việc sửa lại triệt để luật đất đai là việc quan trọng nhất. Không giải phóng được sức mạnh của đất đai để phát triển đất nước là một tội lớn.
  • Đừng lãng phí tài nguyên đất

    21/01/2009Nguyễn ChiếnCuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 cho thấy, thế giới đang bước vào một chu kỳ phát triển mới, trong đó nông nghiệp được chú trọng hơn sau nhiều thế kỷ bị đứng sau sự ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  • Người nông dân và sự tiêu dùng nghệ thuật

    18/11/2008Phan Cẩm ThượngCuối thế kỷ 19, những họa sỹ trường họa lưu động Nga đã cho tranh lên xe ngựa chở đến các vùng hẻo lánh cho nông dân xem. Ở ta, từ Cách mạng 1945, nghệ thuật được xác định là lấy đời sống của nhân dân lao động làm đối tượng phản ánh và phục vụ, rất nhiều họa sỹ đã xuống địa phương "ba cùng" với quần chúng.
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • “Ăn” đất là ăn dày nhất

    29/12/2006Duy ĐiềnThứ trưởng Đặng Hùng Võ nêu ra năm chiêu thức ăn đất phổ biến hiện nay và ông còn gọi đó là hiện tượng tham nhũng đất đai...
  • Đất ơi, buồn không?

    01/01/1900Kiên ĐịnhTheo số liệu thống kê, trên 75% số vụ khiếu kiện trong xã hội liên quan đến đất đai, nhà cửa, trong đó có không ít vụ khiếu kiện vẫn kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa dược giải quyết. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế rằng: Thị trường nhà đất Việt Nam kém minh bạch nhất thế giới
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • xem toàn bộ