Phỏng vấn một bác nông dân
PV: Kìa bác?
Nông dân: Thật mà. Tôi quyết tâm sống bằng chứng khoán.
PV: Nhưng khổ quá, bác ơi, bác có hiểu chứng khoán là gì không?
Nông dân: Không, tôi chưa nhìn thấy bao giờ.
PV: Chưa nhìn thấy bao giờ? Vậy sao bác quyết định bán bò mà mua?
Nông dân: Vì tôi thấy thiên hạ mua nhiều quá. Và nghe nói ai cũng lãi ầm ầm.
PV: Lãi ầm ầm?
Nông dân: Thực thế. Tôi được biết tiền thiên hạ mua nhà, mua xe từ mua chứng khoán mà ra.
PV: Đúng là cũng có vài người bác ạ. Nhưng cháu khuyên bác suy nghĩ cho kỹ, vì bác chỉ có mỗi con bò này thôi, và nó còn trẻ và đẹp lắm, nó chắc chắn sẽ đẻ được bò con.
Nông dân: Nhưng chứng khoán đẻ ra tiền.
PV: Thế này bác ạ. Từ chứng khoán đến tiền còn là một quy trình phức tạp, không đơn giản đâu. Trong khi từ bò tới bò con dễ hiểu hơn nhiều.
Nông dân: Nhưng tôi sốt ruột quá rồi, nhà báo ạ. Tôi thấy cả thành phố, và cả làng nói tới chứng khoán nhiều quá. Tôi phải liều thôi.
PV: Tại sao bác cần liều?
Nông dân: Tại tôi thấy những đứa liều nó thắng.
PV: Bác ơi, vì bác chưa thấy những đứa liều hy sinh, những đứa liều chết trong âm thầm.
Nông dân: Nhà báo đừng cản nữa, phen này tôi quyết hy sinh, ít nhất một kiếp… bò.
PV: Khoan, khoan. Cháu phải cản chứ. Xin hỏi bác thêm nữa: Tại sao chứng khoán đẻ ra tiền?
Nông dân: Tại vì ta có thể mua nó với giá đắt, sau đó bán lại với giá cao.
PV: Vấn đề chính là ở chỗ ấy, bác ạ. Khác với bò, mua để cày hay mua để vắt sữa. Gần như toàn bộ, những người mua chứng khoán hiện nay đều chỉ nhằm một mục đích: bán lại cho kẻ khác mà thôi.
Nông dân: Ờ đúng.
PV: Và bác cũng mua để bán phải không?
Nông dân: Ờ, tôi mua để bán.
PV: Ai cũng mong bán chuyền tay với giá cao hơn và của đáng tội có cao hơn thật, vì với mỗi ngày theo thời thượng, cơn sốt ấy lại càng nóng lên, số lượng người mua cứ phình ra mãi mãi.
Nông dân: Rồi sao?
PV: Phình ra như một cái bong bóng rồi nhất định sẽ tới lúc nó sẽ nổ "Đoàng". Cháu cứ nói nôm na là thế.
Nông dân: Ôi, cái ngày ấy còn xa lắm.
PV: A, cái đó thì không biết được. Có khi chỉ vài phút nữa, có khi còn mấy tháng nữa cơ.
Nông dân: Vậy thì tôi lại càng cần bán bò nhanh lên, không thì chậm mất.
PV: Chính cái lúc một người nông dân muốn bán bò tham gia như bác, cháu nghĩ lúc "Đoàng" ấy sắp tới gần rồi.
Nông dân: Nhà báo đừng có suy nghĩ xui xẻo.
PV: Thật mà. Lúc cơn sốt đã lan tới làng quê, thì cơn sốt theo cháu sắp tới tận cùng.
Nông dân: Theo cô thì không bao giờ giàu được, và tôi muốn giàu.
PV: Cháu cũng thế.
Nông dân: Và hơn nữa, tôi muốn giàu nhanh. Đã mấy chục năm nay, tôi chậm quá, cứ nhà ngói cây mít, cứ bò xong rồi tới lợn, gà. Tôi muốn đổi đời trong phút chốc, tôi muốn lợi dụng cục… chứng khoán trời cho.
PV: Chả phải trời đâu, bác ạ. Người đấy. Mà đã người, chả ai lại cho không.
Nông dân: Tôi vội lắm.
PV: Bác hãy dừng lại đi. Vì cái vội của bác nguy hiểm vô cùng. Bác sẽ bán bò với giá rẻ, rồi mua chứng khoán với giá cao.
Nông dân: Mặc kệ.
PV: Chớ có mặc kệ. Vì con bò này, với bác, là tuyến phòng thủ cuối cùng. Bác không có quyền phiêu lưu với nó.
Nông dân: Tôi cứ phiêu lưu. Tôi có cảm giác mỗi ngày trôi qua là mất đi cơ hội.
PV: Còn cháu thì có cảm giác mỗi phút trôi qua, lại tới nguy hiểm gần kề.
Nông dân: Mặc kệ.
PV: Ôi, bác ơi. Cháu đã nói hết lời.
Nông dân: Cô tưởng tôi không nói sao?
PV: Nói ai?
Nông dân: Nói với con bò. Tôi bảo nó: Bò ơi, tao chỉ còn mỗi mình mày. Và tao mang mày ra đánh bạc.
PV: Nó cũng hiểu là đánh bạc sao?
Nông dân: Hiểu chứ. Tôi tiếp tục: Bò ạ, dù thắng hay thua tao cũng nhớ ơn mày, biết đâu tấm thân của mày sẽ giúp tao làm nên một cuộc đời đổi thay lịch sử.
PV: Bác nên tôn trọng lịch sử.
Nông dân: Tôi biết. Nhưng trong giờ phút ấy, tôi phải nói những lời như thế, để con bò vui lòng bước đi. Quả nhiên nó ngẩng cao đầu, bước rất hiên ngang.
PV: Rồi sao nữa?
Nông dân: Rồi tôi với nó tiến vào hàng phở, định bán nó cho họ làm món tái hoặc nạm gầu. Nhưng chiến dịch bất thành vì hàng phở đã đóng. Toàn thể nhân viên ra chợ chứng khoán mất rồi.
PV: Điên loạn.
Nông dân: Cho nên tôi và bò lại đi. Tôi sẽ tìm một cơ hội nữa
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường