Giải phóng sức đất
Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì việc sửa lại triệt để luật đất đai là việc quan trọng nhất. Không giải phóng được sức mạnh của đất đai để phát triển đất nước là một tội lớn.
Khoảng giữa 2003, 4-5 tháng trước khi quốc hội bàn và thông qua "Luật đất - đai", ngày 26-11-2003, tôi đã hoàn tất - bản dịch cuốn "Sự bí ẩn của Tư bản" - của Hernando de Soto và gửi bản dịch - cho chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Một số người quen trong ban nghiên cứu của Thủ tướng và nhiều học giả khác. Tôi những hy vọng cuốn sách sẽ giúp các nhà làm luật cho ra luật đất đai, thực sự giải phóng sức đất để phát triển đất nước. Đáng tiếc điều đó đã không xảy ra, tuy chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An khi đó đã rất tâm đắc vài cuốn sách và hình như đã cho sao thành nhiều bản để cho nhiều người tham khảo. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành với đầu đề "Bí ẩn của vốn" năm 2006, song nó lại là sách "tham khảo" và "không bán".
Cuốn sách muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở Phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác"? Câu trả lời cũng là sự bí ẩn của tư bản, của sự giàu có, ý tưởng cốt lõi của cuốn sách, là: ở các nước Phương Tây đã hình thành một hệ thống pháp luật, định chế khá tốt để công nhận, bảo vệ, chuyển giao quyền sở hữu tài sản tư, để thực thi các hợp đồng tư liên quan đến quyền tài sản; còn ở các nước thế giới thứ ba đi theo con đường tư bản hay đi theo đường khác thì không có hệ thống như vậy hay hệ thống đó hoạt động không hiệu quả. Đó là một trong những nguyên nhân chính giải thích sự nghèo đói, bất bình đẳng và kém phát triển của các nước thế giới thứ ba. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì phải thiết lập hệ thống thể chế hiệu quả về quyền tài sản.
Tài sản tư là các thực thể vật chất hay tinh thần mà một cá nhân có do:
1. Chiếm đoạt từ tự nhiên (thí dụ chiếm đất hoang và/ hoặc "trộn" lao động của mình để phát triển nó (trồng trọt trên đất được khai hoang hay sáng tạo ra sản phẩm tinh thần).
2. Nhận được qua trao đổi tự nguyện (được thừa kế, hay qua chuyển nhượng từ người khác và trộn" lao động của minh để tăng giá trị của tài sản. Tài sản tư đó thuộc quyền sở hữu (quyền định đoạt, chuyển nhượng, kiểm soát) của người chủ.
Tất cả các tài sản này tạo thành "tầng tài sản". Sự bí ẩn của tư bản là ở chỗ, trên "tầng tài sản" này người ta tạo ra "tầng thông tin" gồm các chứng thư tài sản. Sự luân chuyển (mua, bán tài sản thực sự xảy ra trên tầng thông tin này. Thí dụ, khi mua bán nhà đất, người bán giao cho người mua chứng thư quyền tài sản đối với nhà đất, người mua trở thành chủ sở hữu mới của căn nhà.
Có hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tài sản, giúp cho việc lưu thông hữu hiệu các chứng thư quyền tài sản chinh là sự bí ẩn của tư bản. Hệ thống đó gồm luật, các văn bản pháp quy, các thể chế tạo thuận lợi cho việc chuyển giao, đăng ký, sửa và cập nhất các chứng thư quyên tài sản. Không có hệ thống như vậy thì không có sự giàu có thì tài sản không hay rất khó biến thành tư bản. Không có hệ thống như vậy thì cơ chế thị trường không hoạt động hữu hiệu.
Tại các nước phát triển, nhà đất chiếm khoảng 50% giá trị tổng tài sản, tại các nước đang phát triển con số này cỡ 75%. Thế mới thấy giải phóng sức đất quan trọng đến thế nào. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì việc sửa lại triệt để luật đất đai là việc quan trọng nhất. Không giải phóng được sức mạnh của đất đai để phát triển đất nước là một tội lớn.
Muốn thế phải thay đổi tư duy triệt để, từ bỏ tận gốc quan niệm đất thuộc sở hữu toàn dân. Chính quan niệm này đã cản trở sự phát triển của đất nước. tạo cơ hội cho tham nhũng, gây ra bất bình đẳng và rất nhiều vấn đề xã hội trong thời gian qua. Phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất, phân rạch ròi đất tư và đất công. Phải có hệ thống đăng ký thống nhất, đơn giản, dễ sửa đổi và dễ cập nhật đối với các chứng thư quyền tài sản (mà trước hết là nhà đất). Không có sự đột phá này về tư duy thì hệ thống quyền tài sản còn chắp vá, không hoạt động hữu hiệu và không giải phóng được sức đất để phát triển đất nước. Không giải quyết tận gốc vấn đề quyền tài sản tư đối với đất, tất cả những nỗ lực cải cách trong lĩnh vực này sẽ chỉ là cải cách nửa vời.
Cuốn sách của de Soto cũng phác thảo ra những chỉ dẫn ban đầu cho các nhà chính trị, các nhà lập pháp làm thế nào để xây dựng các hệ thống pháp luật như vậy. Một hệ thống quyền tài sản được thiết kế tốt, có thể tiếp cận được cho tất cả mọi người, cùng với những qui định pháp lí liên quan chính là những cái giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu: "Dân giàu; nước mạnh; xã hội dân chủ, công bằng và văn minh". Phải vứt bỏ tất cả những gì cản trở chúng ta đạt mục tiêu ấy mà trước tiên là quan niệm sai lầm rằng dết dai thuộc sở hữu toàn dân.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005