7 nỗi khổ của người nông dân
1. Không đủ điều kiện để giảm nghèo
Nông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.
2. Thương nghiệp không công bằng
Thương nghiệp giữa nông thôn và đô thị hiện nay nói chung chưa được công bằng. Nông dân bị các doanh nghiệp và tư thương bóc lột. Chiến lược phát triển thương nghiệp của Nhà nước là xây dựng chế độ nông nghiệp hợp đồng, làm cho hộ nông dân phụ thuộc vào doanh nghiệp, trở thành người làm công cho doanh nghiệp, sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp, vì giá cả do doanh nghiệp quyết định, nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường. Muốn giải quyết tình trạng này phải phát triển song song các hợp tác xã có các hoạt động chế biến và buôn bán thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng.
3. Thu nhập thấp
Nông dân là những người khởi xướng Đổi mới nhưng nay lại ít được hưởng lợi của Đổi mới nhất. Nhân khẩu nông nghiệp thừa gây ra tình trạng di cư ra thành thị để tìm thu nhập cao hơn. Để nước ra trở thành một nước công nghiệp phải rút ra khỏi nông nghiệp một khoảng nửa lao động. Quá trình di cư này là tích cực vì sẽ giúp cho nông dân giảm được lao động thừa, giải quyết được việc làm và tăng năng suất lao động.
4. Nạn hàng giả
Qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, chúng ta càng thấy rõ là nạn đầu cơ đang phổ biến khắp nơi. Bây giờ mới thấy giá năng lượng và lương thực tăng không phải vì thiếu hụt mà chính là do các công ty đa quốc gia đầu cơ. Trong nước giá năng lượng, vật tư, hàng hóa, lương thực tăng rất mạnh lúc giá thế giới tăng nhưng lúc giá thế giới giảm lại giảm rất chậm, do các doanh nghiệp đầu cơ. Hiện nay, hàng giả và gian lận tràn ngập thị trường. Giá đầu vào tăng nhanh mà giá đầu ra lại giảm làm cho nông dân càng chịu thiệt nặng.
5. Giá đất nông nghiệp thấp
Việc người nông dân bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất của họ là chính đáng. Ruộng đất là di sản mà cha ông để lại cho họ, thiếu nó thì họ không thể sống lại.
Thế mà hiện nay chúng ta lại lấy của họ, đền bù cho họ với một giá không đáng kể so với giá sau khi chuyển mục đích sử dụng.Việc đòi nhà nước tăng mức hiện điền sẽ tạo sự công bằng. Việc tăng quy mô của hộ nông dân giúp họ trở thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến phải cho tất cả mọi người được hưởng chứ không phải chỉ dành cho một số người giàu.
6. Không được hưởng phúc lợi xã hội
Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thông chưa được giải quyết một cách cơ bản. Bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội.
Ở nước ta lực lượng lao động di cư ra đô thị không có ai quản lý, đang trở thành công dân loại hai ở các đô thị, chẳng được hưởng một phúc lợi xã hội nào.
7. Môi trường bị ô nhiễm
Môi trường nông thôn hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề gây nhiều nguy hiểm cho nông dân. Trước hết là do sử dụng thuốc bảo vệ cây trồng, sau đến các chất phế thải của chăn nuôi và làng nghề, rồi đến các nước thải do các doanh nghiệp. Không thể chỉ giao cho cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp làm công việc này. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu giao cho cộng đồng địa phương cùng tham gia thì sẽ có hiệu quả hơn nhiều.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh