Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

08:36 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười Một, 2005

Ở ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổilại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai.

Giải thích hiện tượng đó có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó một số đáng kể cho rằng “trăm sự” là do sở hữu không rõ, đất đai không có chủ cụ thể nên khó quản, hãy cứ “làm rõ” vấn đề sở hữu là “êm”…

Các ýkiến đại loại như vậy có thể có phần đúng. Song nếu không muốn vốnthời gian vô ích, có lẽ không nênluẩn quẩn trong hướng đó. Bởi trong lúc nàyta chưa có ý định sửa đổi hiến pháp. Vả chăng, với 5 quyền của người sử dụng đấtnhư hiện nay, liệu sở hữu còn là vấn đề nữahay không, cũng nênđược xét.

Thiết thực hơn cả có lẽ là nêncố gắng tập trung làm rõ và khắc phục một số bất cập ngay trong Luật Đất đaihiện hành cũng như trong banDự thảo Luật Đấtđai sửa đổi sẽ trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Trước hết đó là vấnđề nhậndạng bản chất của đất đai.

Trong Hiến pháp và trong Bộ Luật Dân sự, đất đai được xếp vào phần "tài sản” nhưng lại đánh đồng với tài nguyên, còn trong Luật Đấtđai hiện hành và Dự thảo Luật Đấtđai sửa đổi, ngay phần mở đầu đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên". Trên bình diện pháp lý, đây là xuất phát điểm của nhiều sai lầm. Trên lãnh thổ của một quốc gia, đất đai không phải và không thể là tàinguyên mà là tài sản.

Đất đai vốn là một thứ tài nguyên, tức là một tồn tại vật chất do thiên nhiên tạo ra mà con người có thể lợi dụng để đáp ứng nhu cầu của mình (cững giống như tàinguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu...). Nhưng khi đã được tiếp cận, được chiếm hữu và khai thác, tức là đã có lao động của con người kết tinh vào đó, thì tài nguyên bắtđầu có giá trị, đồng thời có giá trị sử dụng trực tiếp, và, cũng như với các tài nguyên khác, kể từ đó, đất đai - tài nguyên trở thành đất đai - tài sản với đầy đủ tính chất của một loại tài sảnthuộc quyền sở hữu của những người đã tiếp cận, khai khác, chiếm hữu nó bằng lao động của mình.

Như vật, trước hết cầnkhẳng định, toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam là tài sảnquốc gia vô giá, thiêng liêng thuộc quyền sở hữu tuyệt đối của toàn dânViện Nam.

“Vô giá, thiêng liêng" vì không biết bao nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi nước mắtvà cả máu xương mới có được tài sảnnày. "Tuyệt đối” bởi đây là quyền không giới hạn cả về thời gian (vĩnh cửu) lẫn về không gian (chiều sâu, chiều cao) và không thể thay đổi, không thể chia sẻ (không một ai có thể đem bánhay đem cho nước ngoài, dù chỉ một ly, một tấc).

Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, đối với quốc gia, đấtđai là tàisản, với đầy đủ thuộc tính của tài sản(ngày nay, đấtdưới dạng tài nguyên thuầntúy có lẽ chỉ còn ở... châu Nam Cực).

Trên thế giới nhiều nước đã trực tiếp tuyên bố đấtđai là tàisản (Úc, Thụy Điển...). Nhiều nước khác không nói đất đai là tài sảnhay tài nguyên, nhưng trong thực tiễn pháp luật họ điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực đất đai hoàn toànlà điều chỉnh quan hệ tài sản.

Khẳng định đất đai là tài nguyên là hoàn toànsai lầm và sai lầm này dẫnđến hàng loạt sailầm nghiêm trọng tiếp theo mà bao trùm là đã coi nhẹ, bỏ qua hoặc làm trái hàng loạt nguyên tắc cốt tử trong quản lý tài sản ở một thực thể kinh tế nhiều thành viên (hay nhiều chủ), cụ thể là:

Thứ nhất,đã coi nhẹ (thậm chí bỏ qua), trong một thời gian dài, việc đó đếm, phân loại, xácđịnh nguồn gốc lai lịch vào sổ sách (đăng ký), theo dõi cập nhật sự thay đổi,dịch chuyến về quyên tài sảnđối với toàn bộ cũng như đối với từng đơn vị (dải/thửa) đất đai. Trong khi những việc như vậy vẫnđược làm khá tỉ mỉ với những tài sảnít giá trị hơn nhiều như xe đạp trước đây), ô tô, xe máy, sắtthép, phụ tùng trong nhàmáy cơ khí, vải vóc, kim chỉ trong xí nghiệp may…

Thực chất đó là cách quản lý chểnh mảng, tuy nhiên, không ai có thể chấp nhậnnêu nhậnthức rõ đối tượng quản lý làmột thứ tài sản.

Thứ hai,đã bỏ qua (cả trên văn bảnpháp luật lẫn trên thực tế) một nguyên tắcsơ đẳng mà mọi thực thể kinh tế nhiều thành viên (từ Công ty TNHH, Công ty cổ phần đến một quốc gia) đều phải ápdụng trong quản lý tài sảncủa mình.Đó là nguyên tắcphân quyền thỏa dáng: người quản lý chung, người làm kế toán, người làm thủ kho hay thủ quỹ và người sử dụng tài sảnphải tách bạch, không được kiêm nhiệm, thậm chí không được có quan hệ thân thuộc. Bằng cách phân cấp tràn lantrong khi thiếu sự phân quyền thỏa đáng để có thể kiểm tra, giám sát lẫnnhau đến từng chi tiết trên thực tế ta đã phó thác cả quyền quản lý, cả quyền cấpphát đất đai, cả quyền sử dụng đất đai và quyền tài phán quan hệ tài sảnvề đấtđai vào tay một nhóm cánbộ hành chính ở một vài cấp,trong một vài ngành, tạo ra những cơ hội thật lý tưởng cho các hành vi tham nhũng, lãng phí. Nhiều trường hợp khiến cho Nhà nước mất, dâncũng mất nhưng không ai làm gì được, vì từ “Sổ cái" đến "Sổ con” từ quyền thu đến quyền cấp, trên thực tế đều trong tay một số người. Chỉ cầnmấy vị này thiếu trong sáng một chút là có thể thông lưng với nhau tha hồ sửa chữa, "chế biến" giấy tờ để chiếm đoạt trục lợi.

Thứ ba,đã làm mờ ranh giới, tạo ra sự lẫnlộn giữa quyền tài sảnchính đáng, hợp pháp về đất đai với hành động “sử dụng đất" phi lý, phi pháp. Cầnthấy rằng, trước đây, từng mảnh đất đều đã có chủ rõ ràng. Đó là các thể nhân,các pháp nhân(đối với đầu tư hoặc Nhà nước (đối với đất công). Trong đó, các thể nhânvà pháp nhânchỉ có thể là chủ đất do:

a/ Chính quyền cách mạng trao cho hoặc công nhận,

b/ Thừa kế,

c/ Mua được

d/ Dùng lao động của mình để khai khẩn với sự cho phép, tổ chức, hướng dẫncủa Nhà nước trường hợp đi "vùng kinh tếmới". Quyền sở hữu như vậy, về bảnchất là quyền tài sảnchính đáng và hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng. Khi ta tuyên bố công hữu hoá thực chất là quốc hữu hoá), trừ Nhà nước không ai còn quyền sở hữu mà chỉ còn quyền sử dụng, khi đó, quyền sở hữu của tổ chức và cá nhânbị vô hiệu hóa: sở hữu mà không sử dụng thì mất quyền tàisản, sử dụng mặc dù không sở hữu và thậm chí không rõ nguồn gốc thì vẫn có quyền như sở hữu.

Đến khi Luật xácđịnh "Đất đai là tài nguyên" thì thực tế đã tạo ra sự ngộ nhận rằng,đó là của trời cho. Mọi người thấy ngay: từ nay đối với đấtđai cũng có thể "hái lượm" như đối với cá bắt dưới sông, chim thú săntrên rừng, cua ốc mò ngoài ruộng, rau má rau rệu hái ở đầu bờ (đều là tàinguyên cả). Và thế là người ta đua nhau “hái lượm" bằng cách tranh thủ để có dược tình trạng đang sử dụng một mảnh đất nàođó dưới nhiều hình thức: phá rừng già vô giá cắm lên đó vài luống sắncòi cọc, "nhảy dù” và dựng một túp lều tranh vào mặt bằng sắp giải tỏa, trồng vào bụi tre lên mảnh đất công đầu xóm, dịch tường rào sang đất lưu không… Một số người có điều kiện tranh thủ sử dụng quan hệ xin-cho, hoặc kết hợp sử dụng cả mấy cách.

Tình trạng nàyđược khuyến khích thêm bởi quy định rằng, người sử dụng đất liên tục sau một số nămkhông có tranh chấp thì đương nhiên đủ điều kiện cấp “Sổ đỏ”. Cứ như vậy, đất công thất thoát dần, "đất tư” cũng phát sinh đủ chuyện rắc rối. Xử lý không dễ. Vì nhiều tiêu chí thường dùng để phân xử quyền tài sản về đấtđai đã bị đảo lộn, bị vô hiệu hoá hoặc bị làm cho lu mờ.

Vậy là, từ cái gốc là sai lầm trong nhậndạng bảnchất của đối tượng quản lý đã dẫnđến sailầm về cung cách quản lý, về tổ chức bộ máy quản lý, sai lầm luôn cả về độ cẩn trọng, cách ứng xử trong thực tiễn quản lý. Và, sơ hở chồng lên sơ hở khó khăn nối tiếp khó khăn. Tấtcả những gì đã và đang xảy ra chỉ là hậu qủa tất yếu.

Đã đến lúc phải "trả lại tên cho em” bằng cách khẳng định lại: Đất đai là tàisản. Quản lý đấtđai phải theo đúng nguyên sắccủa quản lý tài sản. Các quan hệ về đất đai phải được nhìn nhậnvà điều chỉnh với tính cách là quan hệ tài sản. Chỉ như vậy mới có cở sở để xáclập một trật tự đất đai mới, thực sự lành mạnh, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bình thường, góp phần ổn định đời sống, tâm tư, tình cảm người dân đồng thời cũng góp phần vãnhồi những giá trị đạo đức và ta hằng quý trọng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác