Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ
Thành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công.
Thất bại là mẹ thành công nếu sau mỗi thất bại lại biết tổng kết đến nơi đến chốn, tìm ra nguyên nhân nhân sâu xa dẫn đến thất bại, rút ra những bãi học, kinh nghiệm bổ ích, quý giá để không đi vào vết xe đổ và xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể (nhất là cá nhân) để có khen thưởng và kỷ luật tương xứng với công và tội. Ngược lại, không có tổng kết thực tiễn thì thất bại vẫn nối tiếp thất bại.
Sản xuất đại trà, theo phong trào, các địa phương đua nhau xây dựng các nhà máy bia, thuốc lá, lắp ráp ôtô, xi măng lò đứng, mía đường, xây dựng cảng biển, sân bay… rồi lần lượt thua lỗ, phá sản, hiệu quả kinh tế rất thấp nhưng sau mỗi lần thất bại không hề tổng kết.
Quyết định chống tham nhũng số 240/QĐ-CTN/CP/1990 của Chính phủ, Nghị quyết chóng tham nhũng và lãng phí (1993) của Quốc hội, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh chống lãng phí (1998) được Thường vụ Quốc hội thông qua. Ba chủ trương lớn chống giặc nội xâm kể trên đềukhông có tổng kết để xác định tính hiệu quả, phân tích nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm. Khi đưa hai dự thảo Luật chống tham nhũng và Luật chống lãng phí ra thông qua Quốc hội, Chính phủ báo cáo tổng kết những năm thực hiện không thành công Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh chống lãng phí, nhưng đông đảo cán bộ và cử tri vẫn thấy tổng kết còn nửa vời vì sai lầm nghiêm trọng tái diễn, kéo dài suốt, 5 khóa Quốc hội vẫn chỉ có… tập thể chịu trách nhiệm. Không có trách nhiệm cá nhân thì dù luật đúng đắn đến đâu cũng vẫn là những cú đấm vào không khí.
Thời kháng chiến, đánh ngoại xâm, sau mỗi chiến dịch đều phải tổng kết thực tiễn rồi mới chuyển sang chiến dịch khác. Chiến dịch đường số 18 từ Phả Lại đến Uông Bí (còn gọi là chiến dịch Hoàng Hoa Thám) tháng 5/1951, ta thất bại, thương vong nặng nề. Tại Hội nghị tổng kết chiến dịch, Bác Hồ nói rất ngắn (xin trích một đoạn).
“Trước ta nói phê bình và tự phê bình, bây giờ phải nói tự phê bình và phê bình. Nói như thế là chú trọng phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là chính, phê bình người là phụ. Có đề cao tự phê bình và triệt để tự phê bình mới tẩy rửa được tinh thần và tư tưởng cho thật sạch”.
Thành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công. Mỗi binh chủng, mỗi binh đoàn, mỗi đơn vị kiểm điểm, tổng kết nội dung có những điểm khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là: Dân chủ và đoàn kết. Bác Hồ nêu câu hỏi: Thế nào là dân chủ và đoàn kết? Không phải ai cũng trả lời đúng. Bác nói:
“Từ tiểu đội trưởng trở lên và từ Tổng tư lệnh trở xuống: bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét, bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.
Dân chủ và đoàn kết không chung chung, mơ hồ. Đối với Bác Hồ, dân chủ và đoàn kết rất cụ thể, muôn hình muôn vẻ, lúc nào cũng có thể thấy tận mắt, nghe tận tai nếu bám cơ sở, nghe dân… Biết bao nhiêu vấn đề bức xúc trong dân đòi hỏi lãnh đạo phải nắm vững thực tiễn mới có thể “đề cao tự phê bình, triệt để tự phê bình” như Bác Hồ đã căn dặn mỗi lần tổng kết.
Bài học tổng kết thực tiễn của Bác Hồ trở nên rất thời sự đối với Đảng và Nhà nước ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt