Triết lý môi trường

07:27 SA @ Thứ Ba - 01 Tháng Mười Một, 2005

Định nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục” (continuun tempo-spatial). Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại.

Theo điểm thứ sáu của "Luận chương về Phơ-bách (Feuerbach)" của K.Marx thì“con người trong bản chất của nó là tổng hòa các quan hệ xã hội". Đến “ Phép biện chứng tự nhiên", F.Engels nêu luận điểm con người là "thuộc về tự nhiên". Con người là “sản phẩm của tự nhiên" và cũng là tự nhiên mà thôi. F.Engels cũng nêu lên rằng: nếu con người kiêu ngạo, đòi chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên, thống trị tự nhiên... và do vậy tàn phá tự nhiên, thì... tự nhiên sẽ “trảthù lại". Vậy thì, bên cạnh hay/và cùng với cái câu nói rất M.Gorki: “con người tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao", ta thêm câu này: "con người: “một vật phẩm của tự nhiên, cũng nhỏ nhoi thôi trong đại vũ trụ mênh mông"!

Sẽ là “mác-xít sáng tạo” chứ không phải là “phản mác-xít" khi trong thời hiện đại, chúng ta nên "ăn nói" theo kiểu những mẫu câu này:

-Con người vừalà một cá nhân, vừa là một sinh vật xã hội vừa làmột sinh vật tự nhiên.

-Mọi người đều sinh ra bình đẳngnhưng mà… khác nhau.

Từ trong lòng mẹ, và nhất là sau khi đã sinh ra (văn hóa học hiện đại chứng minh rằng con người được nhập thân văn hóa" (enculturation) từ khi còn nằm trong bụng mẹ và nền giáo dục hiện đại đã đặt vấn đề "thai giáo" còn trước cả "mẫu giáo”. Tôi đã tìm được ởViệt Nam, cuốn "Thai giáo” của bà ngoại của chúa Trịnh Trang (cuối thế kỷ XVI). Có ít nhất 4 loại nhân cách (personnalité):

·Do bẩm sinh:

Kiểu triết lý dân gian Việt nói: "cha mẹ sinh con, trời sinh tính" (trời = tự nhiên), “bá nhân bá tính/tánh” hay kiểu Nguyễn Du nói "thông minh vốn sẵn tính trời". Thời hiện đại đang đẩy mạnh nghiên cứu di truyền, cả di truyền sinh vật lý và di truyền văn hóa. Do đâu chưa biết, chưa rõ ràng có cái bẩm sinh(và cần tìm ra mối quan hệ của sinh lý và tâm lý).

·Do tự rèn luyện và rèn luyện:

Đây là vấn đề đào tạo giáo dục và tư đào tạo tự giáo dục. Tôi muốn nhắc là ý kiến của của các nhà tâm phân học (từ S.Freud đến E.Fromm): Tính cách con người đã được hình thành xong, từ thuở ấu thơ (3 - 5 tuổi). Và cũng muốn nhắc lại một luận điểm của K.Marx, "Chính các nhà giáo dục cùng phái được giáo dục".

·Do phảiđóng một “vai trò xãhội" nàođó:

Các nhà tâm phân học dùng một khái niệm “phũ phàng” hơn: "Đeo mặt nạ" như kiểu Bà huyện Thanh Quan và sân khấu đeo mặt nạ: “tạo hóa gây chi cuộc hý trường", trường đời môi trường cuộc đời... rút lại cũng chỉ là mộc cuộc chơi, một trò chơi mà thôi; vấn đề là “chịu chơi" hay "chơi chịu” hay "chơi đẹp" (fair thay) và "không chơi đẹp" (unfair play).

·Do ngộ nhận:

Rất nhiều “ngộ nhận" về chính mình, vì cảm thức, phức cảm tự ti, tự tôn, tự cao... để nói giọng “Đáng lẽ...tôi phải được (thế này, thế khác)". Cũng cần tính đến sự "ngộ nhận của xã hội, của dân tộc... nữa”.

Cho đến thế kỷ XX, con người hướng ngoại (extraverti) và đồng thời hướng nội (intraverti) nữa... thì tối thiểu có 4 chiều quan hệ:

·Quan hệ với tự nhiên:

Tự nhiên trong ta (bản năng) và tư nhiên ngoài ta người ta gọi là chiều cao, môi trường tự nhiên.

·Quan hệ với xãhội:

Xã hội bao gồm một phổ (spectre) rộng từ gia đình hạt nhân - gia đình mở rộng (họ hàng) - xóm làng/ làng xã - vùng miền - quốc gia dân tộc - quốc tế liên khu dân tộc - khu vực hóa - toàn cầu hóa (thế kỷ XXI có thể có quan hệ liên hành tinh). Người ta gọi là chiều rộng: môi trường xã hội.

·Quan hệ với chính mình:

-"Một mình mình biết, một mình mình hay"

-“Thương anh tôiđế trong lòng"

-"Nghĩ mình, mình lại thương mình xót xa”(Kiều).

Đấy là quan hệ chiều sâu.

·Quan hệ với những thế lực "vô thể”:

Có thế giới “thực" và thế giới “ảo". Có thực tế và ảo tưởng. Con người phải sống và đối mặt với thế giới thần linh (tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo lớn) và thế giới tổ tiên – những người đã khuất: vô thể mà vẫn hiện diện. Kiểu K.Marx dẫn châm ngôn Pháp nói: “Le mort sailsit" (người chết níu chặt người sống).

Đấy không phải là chuyện duy tâm - cái quá khứ, tổ tiên, vô thể được thể hiện bằng phong tục, tập quán bằng mồ mả - bàn thờ tổ tiên - nhà thờ họ - đình - quán - miếu - đền... kiểu tư duy: Sống về mồ mả, ai sống về cả bát cơm.

Đồng với… tình cảm cộng đồng - cộng cảm.

-Hòa điệu với thiên nhiên và hài hòa xã hội.

-Khoan hòa - khoan dung - khoan nhượng - khoan thứ: ứng biến (resiliance).

Mặt yếu: sùng bái các lực lượng tự nhiên: thờ thần Núi, nước đất, cây, con…

Nhà xã hội Đức Fichte cho rằng; đến thế kỷ XXI con người biết cách sống hòa điệu với tự nhiên hơn là chống đối tự nhiên. Người ta dự báo: thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nềnTriết lý Tân tự nhiên (neo-naturism). Kẻ tả khuynh, kẻ hữu khuynh - bao giờ chẳng có. Nhưng phải cần có một triết lý chung: sống chung với tự nhiên và với một xã hội ngày càng giàu mạnh và công bằng hơn, xanh - sạch - đẹp hơn, văn minh hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Qui luật hạt giống

    06/08/2005Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại. Nhưng vấn đề là họ phải bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • xem toàn bộ