Tập quyền hay phân quyền?

12:21 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Bảy, 2010

Quốc hội dự kiến sửa đổi Hiến pháp trước khi kết thúc nhiệm kỳ để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại bộ máy nhà nước trong nhiệm kỳ tới.

Nếu thực sự thống nhất với nhau rằng Nhà nước của chúng ta phải là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” thì việc tổ chức nhà nước ra sao, nhân dân phải được bàn và phải được quyết định.

Những nguyên tắc tổ chức nhà nước phải được quy định trong Hiến pháp và vì thế việc nhân dân phải được quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp là điều cần thiết.

Cần có một tổ chức để làm công việc biên soạn và tổ chức thảo luận và xin phúc quyết của dân. Thảo luận phải là thảo luận rộng rãi, công khai, người dân phải được tham gia vào các cuộc thảo luận đó và cần một khoảng thời gian đủ cho thảo luận. Đấy thường là công việc của Quốc hội lập hiến. Cuối cùng người dân phải quyết định bằng cách trực tiếp thông qua Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân ý. Khi Hiến pháp được nhân dân thông qua thì quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ.

Trong suốt lịch sử của mình cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ có quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp. Vì thế “nhà nước của dân, do dân và vì dân” vẫn là mục tiêu cao cả cần đạt tới.

Tập quyền và phân quyền là hai trong số các khái niệm liên quan đến tổ chức nhà nước mà Hiến pháp phải quy định.

Tập quyền thường dẫn đến chuyên chế, lạm dụng quyền lực, tha hóa. Đấy không còn là cách tổ chức của các nhà nước pháp quyền hiện đại.

Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực nhà nước.

Thường người ta phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức nhà nước.

Cách tổ chức nhà nước của chúng ta hiện nay về cơ bản là cách tổ chức tập quyền. Cần có nỗ lực lớn để chuyển theo hướng chung của các nước văn minh. Cần có những chuẩn bị, thảo luận mang tính xây dựng cho việc chuyển đổi này, vì thiếu nó Việt Nam sẽ không thể trở thành một nước hiện đại “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh”. Đấy là một việc cần tiến hành càng sớm, càng sâu rộng càng tốt trên tinh thần xây dựng.

Nghe nói lần này Quốc hội chỉ dự định sửa đổi một vài điểm để có thể tổ chức lại ngành tư pháp (không nhất thiết theo tỉnh, thành phố mà theo vùng) và tổ chức lại ngành hành pháp (để dân trực tiếp bầu chủ tịch xã; Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các bộ trưởng, các chủ tịch tỉnh và thành phố) và ngành lập pháp (thí dụ bỏ Hội đồng Nhân dân cấp huyện). Đấy là những vấn đề chưa thật cốt lõi, nhưng cũng quan trọng và nên được thảo luận rộng rãi để có thể đưa ra những sửa đổi mang lại những cải thiện trong hoạt động của Nhà nước.

Phần tiếp theo của bài viết này chỉ bàn sơ về ý định cải cách nhánh hành pháp theo hướng Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng; Thủ tướng lập nội các và có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các bộ trưởng; Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Tại các nước dân chủ, người đứng đầu ngành hành pháp thường phải tổ chức chính phủ của mình và (từng thành viên) Chính phủ thường được Quốc hội thông qua (một thủ tục phân quyền, giám sát và kiềm chế lạm quyền). Đấy là một cách làm hợp lý và là công việc nội bộ của đảng thắng cử và nắm quyền (thường phản ánh sự thỏa thuận bên trong đảng hay quyền lực của các phái trong đảng thắng cử).

Chính vì thế, việc trao quyền tổ chức chính phủ cho cá nhân Thủ tướng hay là sự dàn xếp trong nội bộ đảng cầm quyền là việc riêng của đảng đó. Nếu họ giao quá nhiều quyền cho một cá nhân thì rất dễ một người có thể thâu tóm quá nhiều quyền lực và có thể trở thành chuyên quyền, độc đoán, thậm chí độc tài, biến cả một đảng thành công cụ của mình.

Nói tóm lại, việc tổ chức chính phủ một cách thống nhất, trao nhiều quyền hơn cho Thủ tướng là hợp lý nhưng vẫn phải có sự giám sát và kiềm chế từ các định chế khác.

Xét theo tinh thần đó, thì việc bổ nhiệm các bộ trưởng ở Việt Nam hiện nay cũng là quyết định của đảng cầm quyền, về cơ bản và cả về hình thức cũng khá giống như cách làm ở các nước khác và ý định cải tiến lần này có thể được hoan nghênh.

Ngược lại, dự kiến mở rộng quyền để Thủ tướng có quyền bổ nhiệm (và bãi nhiệm) người đứng đầu chính quyền địa phương là vấn đề hoàn toàn khác. Đấy là vấn đề phân quyền hay tập quyền của bản thân bộ máy hành pháp dưới dạng tập quyền trung ương hay phân quyền địa phương.

Tập quyền trung ương hoàn toàn là nhà nước trung ương quyết định tất cả, các nhà nước địa phương chỉ là bộ máy thừa hành của nhà nước trung ương. Phân quyền hoàn toàn (không bao giờ có) cho địa phương có nghĩa là nhà nước địa phương quyết định mọi vấn đề của địa phương.

Đây là hai khái niệm dùng để phân tích, để tìm hiểu về cách tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương. Chúng chỉ là các khái niệm. Trong thực tế không có cái tập quyền trung ương thuần khiết (ngay cả thời quân chủ khắc nghiệt cũng không hoàn toàn vậy, mà câu “phép vua thua lệ làng” là một minh chứng), cũng chẳng có phân quyền hoàn toàn cho địa phương.

Ý định tăng quyền cho Thủ tướng đối với chính quyền địa phương là ý định tăng cường sự tập quyền trung ương. Không có sự đối lập, đối kháng giữa hai khái niệm tập quyền và phân quyền về mặt trung ương và địa phương này.

Quan hệ này cũng phải được Hiến pháp quy định. Đấy là sự phân công càng rạch ròi càng tốt về công việc, về trách nhiệm và quyền hạn của nhà nước trung ương và nhà nước địa phương (kể cả ba mặt, lập pháp, tư pháp và hành pháp). Sự phân công rạch ròi sao cho những công việc của nhà nước trung ương do nhà nước trung ương làm, những việc mà nhà nước địa phương làm hiệu quả thì nhà nước địa phương đảm nhiệm.

Sự phân công đó không phải để các địa phương trở thành các vương quốc trong một quốc gia, nhưng cũng phải tạo điều kiện cho các nhà nước địa phương có đủ quyền tự quản.

Mục đích tối cao là hiệu quả hoạt động của toàn bộ nhà nước (trung ương và địa phương) nhằm kiến tạo môi trường cạnh tranh-hợp tác lành mạnh của tất cả các thực thể xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo các quyền tự do của nhân dân và các tổ chức, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Về những vấn đề quan trọng như thế của đất nước, người dân phải được quyền thảo luận và quyết định.

Xu hướng của các xã hội hiện đại là phân quyền cho địa phương. Việt Nam cũng đã tiến theo hướng này trong thời gian qua. Đấy là việc đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, do chưa được thảo luận thấu đáo nên đã có những sơ hở trong việc phân quyền này (đầu tư tràn lan không theo quy hoạch chung; có sự chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh; không phát huy được sự liên kết vùng, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như cho thuê rừng đầu nguồn, cấp phép khai thác khoáng sản bừa bãi...) và những khiếm khuyết đó phải được sửa chữa.

Đấy thực ra là lỗi chủ yếu của chính quyền trung ương (vì hiện tại bản thân nó đưa ra sự phân cấp và có trách nhiệm điều phối, giám sát).

Nhưng không thể vì muốn sửa chữa những sai sót đó mà đi một bước lùi trong phân quyền cho địa phương. Có những người vin vào kinh nghiệm lịch sử (vua bổ nhiệm các quan là người có xuất xứ từ nơi khác để tránh mầm mống gây bè cánh gia tộc tạo phản và có thể để chống tham nhũng nữa) và kiến nghị sự sửa đổi như vậy theo hướng tập quyền trung ương. Có thể học tiền nhân nhiều thứ, song mỗi thời một khác và học cũng nên chọn lọc.

Tóm lại, Nhà nước hiện hành ở Việt Nam vẫn mang tính tập quyền cao (cả ở mức phân quyền, giám sát và kiềm chế quyền lực của các định chế khác nhau về mặt lập pháp, tư pháp và hành pháp, lẫn trong quan hệ trung ương - địa phương), cần có sự thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Và điều cốt yếu là người dân phải có quyền tham gia, thảo luận và quyết định.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Xây dựng các hiệp hội

    22/10/2014Nguyễn Trần BạtChúng ta bàn về vấn đề hiệp hội ở Việt Nam không phải vì bản thân các hiệp hội, mà vì một lợi ích khác: đó là vai trò của các hiệp hội trong quản lý xã hội bên cạnh các thiết chế Nhà nước hoặc mang tính Nhà nước...
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel

    17/12/2009Trần Đức ThảoBiện chứng pháp duy tâm của Hegel là thành tích cao nhất của tư tưởng cận đại trước Marx. Triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh, kinh tế học Anh, đó là ba nguồn gốc chính của chủ nghĩa Marx.
  • Diễn văn đọc trước Viện dân biểu Trung Kỳ ngày 1.10.1928

    18/09/2009Huỳnh Thúc KhángĐến kì hội thứ ba này, chúng tôi nghĩ rằng, cái quyền thi hành là tự chính phủ, còn về phần chúng tôi, nhà nước đã cho nhân dân cử ra mà tham chất đôi chút ý kiến về công việc trong xứ, thì thấy những lợi tệ trong nhân dân điều gì, đem bày tỏ cùng chính phủ điều ấy. Ấy là chức trách của chúng tôi, mà thủy chung vẫn đứng trong vòng trật tự cả. Vậy nhân ngày khai hội này, chúng tôi xin đem lòng thành thực bày tỏ mấy điều như sau này:
  • Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật”

    09/09/2009Nguyễn Thị Thu HươngVới tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Chính trị

    13/07/2009Phạm QuỳnhNgười nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự

    22/07/2007Tùng ThưLà một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...
  • Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau

    20/04/2007Phạm Thế LựcCho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủquyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm...
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Quân Vương

    17/08/2006Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chiđược coi là cha đẻ của khoa lý luận chính trị hiện đại nền lý luận dựa trên những sự kiện thực nghiệm, phi tôn giáo và không rao giảng đạo đức. Đối với những người nghiên cứu triết học, Machiavelli được đánh giá như một trong những tác gia hàng đầu cần nghiên cứu trong lĩnh vực triết học chính trị. Làm nên vai trò to lớn ấy của ông một phần là nhờ vào tác phẩm Quânvương...
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • xem toàn bộ