Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

04:30 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Mười, 2006

Trên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn thích xem xét và xử lý quyền và trách nhiệm của một vị Bộ trưởng. Với cử tri thì điều đó có thể cũng là tiếng nói đầy tâm tư thầm kín của nhiều Bộ trưởng khác, cùng là của các vị đại biểu Quốc Hội, thành viên của cơ quan quyền lực tối cao và của mỗi công dân.

Vậy thì “quyền" là gì, không thể không bắt đầu từ chữ nghĩa sao cho thật tường minh. Đây là một từ Hán - Việt. Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển Hán Việt thì “quyền" là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận, cho được hưởng, dược làm, được đòi hỏi, là những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm, là cái thế hay sức mạnh của một người được hưởng do luật pháp Nhà nước hay chức vụ của họ quy định "quyền" từ tư duy xã hội chuyển thành tư duy pháp luật, trong khái niệm "quyền" có cá hai mặt pháp luật và tập quán, xã hội và cá nhân, do vậy nó vừa tường minh vừa mù mờ, tùy tiện.

"Quyền" theo đó ta có các khái niệm "con": quyền bính, quyền biến, quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, quyền môn (cửa quyền), quyền qúy, quyền thế, quyền uy, khiến cho khái niệm "quyền" trở nên sống động, lung linh nơi con người có chức có quyền và trong thành ngữ dân gian có những câu: quyền cao chức trọng, quyền sinh quyền sát và cả quyền rơm vạ đá, như là những nhận xét hóm hỉnh mang ý nghĩa nhắc nhở cảnh báo. Đó là chưa nói đến khái niệm quyền sở hữu từ nghĩa góc đã trở nên biên dạng: sở hữu quyền lực, từ đó mà có chuyện "chạy", chạy chức, chạy quyền như là một sự đầu tư quyền lực siêu lợi nhuận với không ít sự thật nhãn tiền.

Trở lại vấn đề quyền và trách nhiệm trong một tương quan giữa cái hữu hạn và cái vô hạn được nêu ra trong phát biểu cá nhân tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, trở thành điều đọng lại trong suy tư với bao trăn trở trong và ngoài Quốc Hội.

Đúng là mỗi đại biểu quốc hội, mỗi thành viên Chính phủ thực thi nhiệm vụ của mình theo quyền vừa theo trách nhiệm, trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức. Đây là căn cứ để đánh giá và tự đánh giá, quyền là theo hiến pháp và pháp luật còn trách nhiệm là theo lương tâm và dư luận.Cũng đúng là như vậy khi ta nhận ra cái hữu hạn và cái vô hạn ở đó. Thế nhung phải chăng là tồn tại mâu thuẫn đối lập giữa cái hữu hạn và cái vô hạn đề từ đó mà biện minh mà thông cảm cho cái hữu hạn, cái khó của từng vị Bộ trưởng, từng vị đại biểu Quốc hội khi thực thi quyền của mình. Hoàn toàn không phải là như vậy cũng không phải là như vậy khi xem xét công việc của các thành viên trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tối thượng là luật pháp theo đó là đạo đứclương tâm được luật hóa để thực hiện, kiểm tra, đánh giá rất cần thiết là các thành viên Quốc hội và Chính phủ nêu cao đến vô cùng trách nhiệm chính trị. Trách nhiệm đạo đức song càng cần thiết hơn là thực hiện cho đúng quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định, để từ cái tối thiểu mà đạt tới cái tối đa, từ cái mặt bằng chung được xác lập vững chắc mà vươn tới những đỉnh cao. Vậy thì tại sao lại có chuyện cần cả giữa quyền và trách nhiệm , giữa vô hạn và hữu hạn như một thực tế cho dù bị phủ định về lý thuyết pháp quyền XHCN?

Đây là điều cần quan tâm phân tích giải quyết đề từng vị đại biểu Quốc hội, cả Quốc Hội, từng vị Bộ trưởng và toàn thể Chính phủ cùng mạnh lên như mong đợi của toàn dân, được thể hiện trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Phải chăng là nằm ở chính những điều nêu trong pháp luật về quyền, do vậy cần phải bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa, phải chăng là do trách nhiệm chính trị - đạo đức của những người thực thi quyền, do vậy cần phải không ngừng bồi dưỡng và nêu cao, phải chăng là do dư luận xã hội còn thiếu công bằng, có thiên lệch, cần uốn nắn, phải chăng là do cơ chế kiểm tra giám sát việc thực thi quyền đang "có vần đề". Và không thể không nói tới một điều nữa, phải chăng, cách hiều về quyền còn phiến diện từ nhận thức đến hành động: quyền không chỉ là quyền được làm mà còn là quyền được đòi hỏi, được hưởng những điều kiện cần có đề làm và làm tốt, không đơn thuần là lương và phụ cấp và các lợi ích vật chất tiện nghi.Quyền còn là thế, lực, sức mạnh hiểu theo nghĩa đúng đắn được tạo nên bởi cơ chế chung và bản lĩnh cá nhân.

Nhìn cho sâu, phân tích cho kỹ, xử lý cho nghiêm và công bằng cần phải tạo sự thống nhất từ trong bản chất của quyền và trách nhiệm, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn đối với từng vị đại biểu Quốc hội, từng thành viên Chính phủ và rộng ra là mỗi công dân để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Trời đất không vô hạn

    27/10/2006Pham Cẩm ThượngSự tươi đẹp và trong lành trên quả đất ngày một biếnđổi, tùy nơi tùy lúc người ta có thể làm cho nó tốt lên, hoặc kémđi phụ thuộc vào ý thức xã hội và trình độ khoa học của từng dân tộc và đất nước...
  • Mâu thuẫn lợi ích

    24/10/2006Nguyễn Quang AMâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác...
  • “Cái nóc” và việc tránh cho “nhà dột từ nóc”

    05/10/2006Kiên ĐịnhNgười đứng đầu ngành quan trọng như cái nóc, chân lý này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Ở các nước, việc chọn người đứng đầu được chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức bài bản và công khai. Từ việc phát hiện các nhân tố mới, tổ chức sàng lọc, bố trí vào các vị trí quan trọng để họ thể hiện mình đến việc chức tranh cử, bầu cử một cách bài bản dưới sự giám sát công khai của dân chúng và các phương tiện truyền thông...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Đóng - mở và kết nối

    29/08/2006Nguyễn Xuân HiếuNhà Nguyễn, ngànhDu lịch, trailàng, cơ quan chức năng, ông thủ trưởng nọ, nhà hàngxóm kia, VNPT...cho hay cáisự đóng, mở và kếtnối từ xưa chí nay,từ trên xuống dưới,từ tư tưởng đến lờinói vàhàng động đánglo lắm...
  • Quyền lực thứ năm

    27/08/2006Thục AnhNàng đẹp. Cái đẹp mà ngày xưa người ta bảo rằng “chim sa cá lặn”, “nghiêng thành đổ nước”... Còn ngày nay, đơn giản hơn chỉ cần nói “đẹp như hoa hậu”.
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ