Trời đất không vô hạn

06:06 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Mười, 2006

“Sông Đáy chậm nguồn qua PhủQuốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”
(Quang Dũng)

Vạn vật khi sơ sinh đều có chút sinh khí làm nguồn sống tự thân. Quá trình sinh trưởng ăn uống, hít thở, vạn vật trao đổi với tự nhiên để nuôi dưỡngmình, vì thế không loài nào phải làm cũng có ăn, mà trái đất vẫn đầy ắp. Con người tách ra khỏi tự nhiên, tự làm tự ăn, nên trời không nuôinữa, mà buộc phải khai thác nănglượng sống xung quanhmình. Rừng rú, biển cả cứ khô cạn dần, mỏ quý đào mãi cũng hết, những phátminh về sức đẩy, sức kéo, động cơ đối trong, điện, rồi năng lượng nguyên tử... đã tạo ra những nguồn năng lượnglớn và biến đổi nănglượng từ dạng này sang dạng khác cho mọi mục đích hoạt động của con người. Sỏi đá cát không ănđược, có thể là vô hạn, nhưng oxy, nước uống, cây cỏ thì không hẳn. Sự tươi đẹp và trong lành trên quả đất ngày một biếnđổi, tùy nơi tùy lúc người ta có thể làm cho nó tốt lên, hoặc kémđi phụ thuộc vào ý thức xã hội và trình độ khoa học của từng dân tộc và đất nước.

32 triệu dân nhữngnăm 1960, với đại bộ phận nông thôn thắpđèn dầu, khác với 82 triệu dân hiện nay với hầu hết toàn quốc đã có điện. Không khí, nguồn nước, dầu mỏ, thanđá đã được khai thác có hiệu quảhơn trăm năm qua, nhưngcũng đã đến lúc tính đến hiệu quả sử dụng phải bao gồm cảkhả năng bảo tồn tài nguyên môi trường.Hơn 100 dòng sông quan trọng đã nuôi dưỡng một dân tộc trồng lúa nước hàng ngàn năm qua đang có nguy cơ hạn hán, lụt lội và ô nhiễm ngoài ý muốn con người. Nănglượng điện năm 2005là 590 kwh/đầu người ở nước ta thấphơn 3 lần so với TrungQuốc, Thái Lan và Malaysia. Nhưng quan trọnglà hiệu quả sử dụng điện trên đầu người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của chúng ta rất kém, tức làkhả năng tái sản xuất năng lượng kém và lãng phí năng lượng quálớn. Và điều làm cho đất nước, tuy phát triển với tỷ lệ tăng trưởng7,7% GDP/năm từ năm 2002 đến nay, nhưng sự phát triểnlại kém tính bền vững và không có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩnkhoa học cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Xóa đóigiảm nghèo, cùng với một môi sinh văn hóa- thiên nhiên bền vững là điềucơn nghĩ tới trong quá trìnhkhai thác và sử dụng nănglượng ở nước ta. Khi ta bật một bóng đèn, khi uống một các nước, khinhấn ga xe máy, chặt một cái cây, câu một con cá có lẽ không thể không nghĩ đến cái ngày giời đất không còn chiều lòng mình nữa. 99 ngọn núi đá ở đồng bằng phủ Quốc nayđã thành vôi gần hết. Đào thanđá đã chạm đến dãy YênTử.SôngDâu và sông Tiêu Tương đã mất, sông Nhuệ đang biến thành những con ngòi. SôngCầu nên thơ và sông Đáy trong vắt gần như không còn con cá và ai dám nhảy xuống sông tám nữa... Làđơn cử nho nhỏ cho việc suy thoái nguồn nănglượng tự nhiên, trong khi vẫn còn kịp làm tốthơn nhữnggì còn lại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Tự nhiên lấn át xã hội

    11/01/2004Lan Hương80/20 là tỷ lệ học sinh theo học tại ban KHTN và ban KHXH tại hầu hết các trường phân ban. Trong 100 học sinh có tới 80 em chọn học ban KHTN.