Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

08:03 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Chín, 2006

Trên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trá khá đắt.Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại vớitư tưởng HồChíMinh.Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng, tuy có sức trì kéo, kìm hãm nặng nề sự phát triển, nhưng không thể ngăn chặn được sự phát triển đó. Và rồi, cái gì cần đến, cũng đã đến.

Trên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng HồChíMinh.Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng, tuy có sức trì kéo, kìm hãm nặng nề sự phát triển, nhưng không thể ngăn chặn được sự phát triển đó. Và rồi, cái gì cẩn đến, cũng đã đến.

I. Về chuyên chính vô sản

Quả thật chuyên chính vô sảnlà khái niệm đã chi phối hoạt động của các Đảng Cộng sản trong một thời gian rất dài nhất là khi Đảng đã nắm chính quyền. Một khái niệm có ảnh hưởng tác động đến sinh mệnh của triệu triệu con người. Khái niệm ấy gắn liền với giai cấp và đấu tranh giải cấp,được xem là động lực của phát triển. Người ta từng cho rằng đây là một khái niệm then chốt trong tư duy lý luận của học thuyết C.Mác. Tuy vậy, đã đến lúc phạt thật sự tường minh trong cách nhận định và phân tích về khái niệm quan trọng vốn có một diễn biền khá phức tạp. Làm sáng tỏ điều này là một nhu cẩu trực tiếp của việc đẩy tới sự nghiệp đổi mớimột cách toàn diện và triệt để.

Vì đổi mới là nhằm vứt bỏ những công thức, những giáo điều của một thời cứ ngỡ như là "thiên kinh địa nghĩa" song đã bị cuộc sống bác bỏ hoặc vượt qua, những gì mà qua khảo nghiệm khách quan và nghiêm khắc của thực tiễn, lý luận ấy đã tỏ rõ sự bất cập, sai lầm hoặc thiếu hoàn chỉnh. Do vậy phái bổ sung sức sống mới, nhằm hình thành những luận điểm mới, phạm trù mới giúp hoàn chinh một lý luận phản ánh được thực tiễn đang vận động. Nhờ đó, làm cho lý luận gần kết được với thực tiễn, gắn với chân lý hơn, có tác động thúc đẩy sự phát triển. Quả thật là,"vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thé đạt tới chânlý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đềlý luận mà một vấn đềthực tiễn. Chính trongthực tiễn mà con người phái chứng minh chân lý, nghĩalà chứng minh tính hiệnthực và sức mạnh, tính trần tục củatư duy củamình", điều mà C.Mác đã căn dặn. Hãy vận dụng quan điểm ấy vào việc xem xét luận điểm về "chuyên chính vô sản"của chính ông.

1. Lần đầu tiên C.Mác dùng từ "chuyên chính vô sản"là năm 1848. Thật ra thì "chuyên chính vô sản” xuất hiện vào quãng 1837, là cụm từ của BaBlanqui, một nhà cách mạng nổi tiếng của Pháp. Chuyên chính vô sản với C.Mác là một chiến lược cách mạng. cụm từ này được nhắc lại nhiều lần hơn cả trong "Đấu tranh giai cấpớ Pháp",xuất bán năm l950. Bối cảnh ra đời của khái niệm này là giữa cuộc cách mạng Tháng 2/1848 đến tháng 6/1848 thì bị phản cách mạng bóp chết. Hoạt động cách mạng ở vào tình thế ẩn náu đợi chờ cao trào, mãi cho đến bốn năm sau mới kết luận được rằng tình thề cách mạng đã hết, chế độ tưbản đã bước qua giai đoạn khủng hoảng chu kỳ và lại bắt đầu giai đoạn phồn thịnh của nó. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen suốt 20 năm tiếp theo không dùng thuậtngữ chuyên chính vô sản nữa.Nếu xem xét thật kỹ thì, dưới ngòi bút của C.Mác kể cả trong bản nháp, bản thảo viết tay và trong các tài liệu nội bộ không nhằm công bố ra, trong các bức thư viết cho anh em, bè bạn hoặc thư góp ý cho đồng chí của mình hiện còn lưu giữ được, thi tần số xuất hiện của thuật ngữ "chuyênchính vôsản” không đến 10 lần.

TheoC.Mác, đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và nền chuyên chính đó chỉ là sự quá độ tiến đến một xã hội không giai cấp. Chuyên chính vô sản là một chiến lược gồm hai bước. Bước một là chuyểntừ chuyên chính của kẻ thù sang chuyên chính của đồng minh bao gồm giai cấp nông dân và giai cấp trung đẳng,thuật ngữ của C.Mác trong "Nội chiếnở Pháp",làm thành chuyên chính của đồng minh chiến lược.Khi đã làm được cuộc chuyển đổi liên minh ấy trở thành đa số rồi, thìbước thứ hai là dùng con đường dân chủ,tự do đầu phiếu,lập ra Chính phủ cách mạng và chế độ cách mạng. Quan điểm trên chịu ảnh hướng khá rõ của phái tả trong cách mạng tư sản Pháp 1789. Và chiến lược đó đã không thực hìện đuợc!

2. Lần thứ hai thuật ngữ chuyên chính vô sảnđược dùng là sau thất bại của Công xã Paris.Từ tổng kết sự thất bại đó, C.Mác nêu lên nhưng bài học về vẫn để hình thành Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản, không giống với bất kỳ một hình thức Nhà nước nào đã có trước đó, một hình thái Nhà nước báo hiệu sự tiêu vong của Nhànước. Nếu xem xét thật kỹ thì trong những nội dung này có mang màu sắc ảo tưởng, vì kinh nghiệm của Công xã Paris còn quá nghèo nàn. Cần nhớ rằng, Công xã paris chỉ tồn tại có 72 ngày (từ 18/3/1871 đến 28/5/1871). Tuy nhiên, nếu đọc kỹ "Nội chiến ở Pháp"thì sẽ hiểu rõ chuyên chính vô sảntheo quan niệm của C.Mác, là một hình thức Nhà nước cách mạng đã không còn thuần túy là Nhà nước nữa,mà đã nằm trong cái logic củaNhà nước dần dần tự tiêu vong.

Thật ra, đây chỉ là một tiên đoán.Mà là một tiên đoán chưa có bao nhiêu căn cứ lý luận cũng như thực tiễn. Trong thực tiễn, thời C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ có duy nhất 53 ngày công xã trong một thành phố là Paris, ngoài ra không có thực tiễn nào khác về cách mạng vô sản thắng lợi và thiết lập chuyên chính vô sản cả. Nói nôm na thì "chưa có bột để gột nênhồ", hoặc là quá ít bột, chưa thể đủ "gột" nên bất cứ thứ "hồ" gì! Thực tế lịch sử đã chứng minh sự phân tích của C.Mác về tình thế khủng hoảng và cách mạng vào giữa thế kỷ XIX là không đúng. Và C.Mác đã sớm nhận ra điều đó.

3. Khái niệm "chuyên chính vô sản"trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chuyển đổi và mở rộng nội dung của nó ra. Cùng với thời gian và diễn biến rất phức tạp, việc nhận cho ra đâulà tư tưởng lý luận của chính C.Máclà điều hết sức cần thiết vì nó tránh được những ngộ nhận sai lầm.

VớiLênin, ông từng xác định: "Lịch sử thế giới nhất định sẽđi tới chuyên chính vô sán, nhưng tuyệt nhiên sẽ không phảiđi theo những con đường bằng phẳng, giảnđơn, thắng tắp”. Cho nên, với ông, chuyên chính vô sảnlà nội dung chínhtrị, kinh tế, xãhội, văn hóa, giáo dục, nâng cao dântrí, dân quyền, dân sinh, dân chủ...cửa cả thời đại quáđộ, mở rộng ra trên căn bản tư tưởng C.Mác, là đấu tranh vừa bạolực vừa hòa bình, vừa hành chính, vừagiáo dục, tuyên truyền...

Có nghĩa là, với V.ILênin, nội dung của chuyên chính vô sản bao quát toàn bộ các vấn đề của thời đại chứ không phái chỉ có đóng khung trong vấn đề Nhà nước.V.I Lênin cho rằng Nhà nước Chuyên chính vô sản ngay từ khi mới thành lập đã là vừa là Nhà nước, vừa không cònlà Nhà nước nguyên nghĩa,đã bước ngay vào quá trình tự tiêu vong của Nhà nước. Điều này không diễnra trong thực tế.

Vào cuối đời, những năm 1923 và 1924, V.I Lênin nhiều lần vạch rõ những lệch lạc, suy thoái của chính quyền Xô Viết, nhất là tệ quan liêu và tham nhũng. V.ILênin đã chỉ rõ: "Trên lời nói thìbộ máy Chính quyềnXô viết làbộ máy chính quyền của tấtcả quần chúng lao động, nhưng trên thực tế thì mọi người chúng ta không cònai xa lạ rằngcòn xa lạ mới được như thế".Có một sự thật hết sức có ý nghĩa là, chính vào những năm đó, Lênin đã nhận thức ra và tuyên bố rõ: quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội phải thay đổi về cơ bản! Đáng tiếc là con người với bản lĩnh sáng tạo và dám thẳng thắn chỉ ra những sai lầm và tìm cách khắc phục ấy đã chưa kịp thực hiện ý chính của mình.

4. Đến J.Stalin thì chuyên chính vô sản chỉ còn là Đảngtrị, Đảng trở thành "siêu Nhà nước", Đảng mới chínhlà Nhà nước.Với J.Stalin, hệ thống chính trị chuyên chính vô sản gồm: Đảng là hạt nhân trưng tâm lãnh đạo toàn bộ hệ thống còn Nhà nước, Công đoàn và các đoàn thể quần chúng là những dây chuyền chuyền tải giữa Đảng và nhân dân. Và như thế là nhân dân ở ngoài hệ thống chính trị.Nhà nước chuyên chính vô sảntrong nhận thức và trong hành động của J.Stalin đã mất hẳn triển vọng tự tiêu vong. Ngược lại, ngày càng tăng cường trong chế độ Đảng - Nhà nước. Mô hình chính trị, kinh tế, xã hội cua "chuyên chính vô sản” thời J.Stalin dần dần thể hiện bốn đặc điểm bản chất sau đây:

Một là Đảng lãnh đạo, mà thật ra là nhân danh Đảng mà caitrị, thực chất là sự cai trị của nhữngngười cóchức có đặc quyền, đặc lợi trong Đảng và trong xã hội.Hai là, nhanh chóng thực hiện chế độ công hữudưới hai hình thức Nhà nước và tập thể, xóa bỏ tư nhânvà thị trường.Ba là, quản lý kinh tế, xã hội theo thể chế tập trung quan liêu bao cấp.Bốn là, đóng cửa với bên ngoài. Sau này khi có phe XHCN thì cỉh chủ yếu quan hệ trong phe, chiến tranh lạnh với chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Sai lầm và nguy hiểm nhất là chủ rương của J.Stalin khẳng định rằng, sau khi Liên Xô đã kết thúc thời kỳ quá độ, xây dựng thành công CHXH năm 1936, thì từđó về sau, đấu tranhgiai cấp trong xã hộiXô Viết ngày càng gay gắt.Những cuộc trấn áp và khủng bố rất tàn khốc đã diễn ra sau năm 1936.

Liên bang Xô Viết dưới thời J.Stalin đã có những thành tựu vĩ đại, những chiến công hiển hách trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những bước dẫn đầu rất ngoạn mục về xây dựng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ, sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật, nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân, giúp đỡ rất nhiều và có hiệu quả cho nhiều nước, nhiều dân tộc, có cống hiến lớn lao cho cả loài người.

Tuy nhiên, chuyên chính vô sản thời J.Stalin đã phạm những sai lầm và cả những tội ác. Đã từng có đến 70% ủy viên và ủy viên dụ khuyết BCHTW của Đảng được bầu tại Đại hội năm 1934 bị bắt, bị bỏ tù và bắn chết, tứclà 98 trên tổng số 139 ủy viên! Đã từng có những sự cưỡng bức nặng nề và cá những sự chuyên chính tàn bạo với công dân, nông dân, đặc biệt là đối với trí thức. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc bị vô hiệu hoá, thậm chí bị tù đày, bị thủ tiêu, nhiều ngành khoa học có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của đất nước và con người như xã hội học, tâm lý học, điều khiển học, di truyền học... bị xem là những "khoa học tưsản", đồng nghĩa với việc cấm hoạt động, xây dựng, phát triển. Đây sẽ là lý do cơbản khiến cho nền khoa học vốn một thời ở trình độ cao của thế giới dần dần trở thành lạc hậu, không bắt kịp với sự phát triển chung của loài người. Hệ lụy nặng nề nhất là sự bóp nghẹt tự do và dân chủ khiến cho đời sống tinh thần của xã hội lâm vào khủng hoăng nặng nề.

Sinh thời Stalin, rồi sau J.Stalin cho đến ngày Liên Xô sụp đổ, nguyên nhân suy thoái dần từ bên trong, tạo thuận lợi cho lực lượng thủ địch bên ngoài, dẫn đến tan rã không phải là do không nắm vững “chuyên chính vô sản",mà là đã thực hiện chuyên chính vô sản một cách cực kỳ sai lầm. Ngaycả thời kỳ hàng chục năm khi Liên Xô bỏ hẳn không dùng cụm từ "chuyên chínhvô sản"và tuyên bố không thi hành "chuyên chính vô sản" nữa, thì những hệ lụy của mô hình J.Stalintiếp diễn với những biến thái mới đặc biệt là sự thiếu dân chủ và không dân chủ,đã dần dần làm mất lòng tin của nhân dân Xô Viết và của cả 20triệu Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô. Và đó chính là nguyên nhân cơ bảnđẩy tới sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Ở Trung Quốc, tuy chủ trương thực hiện nhân dân dân chủ chuyên chínhcủa bốn giai cấp chứ không dùng "chuyên chính vôsản"nhưng sai lầm của mô hình Mao-ít với lý thuyết cũng tương tựnhư lý thuyết của J.Stalin đã dẫn ra ở trên, là càngđi sâu vào xây dựng CHXH thì đấu tranhgiai cấp càng gay gắt,mở đường cho những cuộc trấn áp phản dân chủ rồi những cuộc đấu tốtrong cái gọi là "đại cách mạng vănhóa" mà thực chất là các cuộc thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ thế lực cầm quyền mà hậu quả là mấy chục triệu người chết, trong đó có cả những “khai quốc công thần"! Trong một Hội thảo khoa học tại Nội năm 2005, một học giả TrungQuốc chỉ ra rằng: trong lịch sử Đảng cộng sản TrungQuốc đãcó 14 Đạihội có những cuộc đấu như vậy. Mao từng nói: “đấu tranh với ngườilà niềm vuilớn ". Chính lời nói này đã đem tai họa đến cho người dân TrungQuốc.

Trong phong trào cộng sản quốc tế, trong những người cộng sản, trong các nước XHCN một thời, đã có không ít ý kiến cho rằng quan niệm và thực tiễn chuyên chính vô sản chứa đựng nhiều bất ổn cần phải đượcnhìn nhận lại. Những ý kiến ấy đã bị lên án nặng nề, bị gạt bỏ, bị trấn áp để suốt gần nửa thế kỷ, từ năm 19/9, khi thành lập "Quốc tế cộng sản",đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX, các Đảng cộng sản trên thế giới đểu coi chuyên chính vô sản là lý luận kinh điển và chủ trương cơ bản. Cho đến cuối thập kỷ 1960, nhiều Đảng cộng sản lớn như Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Ý... rồi đến những Đảng cộng sản trung bình và nhỏ đã có chính quyền hoặc chưa nắm được chính quyền, đều lần lượt từbỏ chuyên chính vô sản.Có Đảng lẳng lặng từbỏ, có Đảng giải thích rằng cụm từ "chuyên chính vô sản"dễ gây phản cảm, không được tán thành bởi nhiều người tiến bộ và yêu nước.

Và rồi, cho dù bị quyết liệt ngăn chặn, cản trở bới những thế lực bảo thủ, giáo điều tìm thấy sự duy trì "chuyên chính vô sản"phù hợp với việc bảo vệ lợi ích và quyển lực đang có của họ, mô hình sai lầm ấy đã bị vứt bỏ. Cuộc sống không chấp nhận cả lý thuyếtvà thực tiễn "chuyên chính vô sản" kiểu "Stalinnit".

5. Thật oái oăm, khái niệm "chuyên chính vô sản"mà một thời được tiếp thu và vận dụng ở một số nước XHCN, trong đó có nước ta, lại rơi vào đúng cái nội dung kiểu "Stalinnit" ấy!

Ở ta, vấn đề "chuyên chính vô sản"quả thật đã từng giữ vị tri "then chốt” trong tư duy của Đảng cầm quyền. Những ngộ nhận về nội dung của "chuyên chính vô sản” theo quan điềm Stalin đã đầy tới những tai họa quá nặng nề có lẽ cũng không cần phái nói nhiều ở đây. Cho đến nay, tuy khái niệm đã chính thức bị đưa ra khỏi những đoạn nói về đường lối chung trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, những hệ lụy của nô thì vẫn len lỏi, gây ảnh hưởng trong cách hành xử của bộ máy chuyên chính như đã nói ở trên. Cũng không ít trường hợp, “dẫu lìa ngỏ ý còn vuông tơlòng trong những người đã có sự gắn kết qủa sâu với vấn đề vốn bị ngộ nhận làthen chốt nhất của học thuyết Mác.

Khắc phục cho được hệ lụy này xem ra còn phải có một cố gắng lâu dài và hết sức nhẫn nại. Vì rằng, như Lênin đã từng cảnh báo: "Đối với một người cách mạng chân chính thìmối nguy hiểmlớn nhất, thậm chí có thểlà mối nguy hiểm duy nhất,là phóng đại tinh thần cách mạng, là h am nhữnggiới hạn và những điều kiện của một sự vận dụngcó kết quá và thóa đáng nhữngphươngpháp cách mạng". Cái lối "phóngđại" này, mà lại là "phóng đại tinh thần cách mạng” xem ra không chỉ có ở nước Nga thời Lênin! Nó được vận dụng rất phổ biến trong nhiều quốc gia mà nước ta cũng không thoát khỏi cái vòng “kim cô" oan nghiệt đó. Đặc biệt nguy hại là ở những nơi màngười ta cố dungtục hóa, thô thiển hóa học thuyết của C.Mác. Rõ ràng là "phóng đại tinh thần cách mạng” không phải để cách mạng, mà thực chất là để thoái lui, hoặc để lao vào những phiêu lưu cách mạng không có chút nội dung cách mạng nào. Những ví dụ dễ thấy trên đất nước ta là những lúc chịu ảnh hưởng nặng nề hoặc bị áp đặt bởi sự “phóng đại tinh thần cách mạng” có chủ ý để cố tìm cho ra “kẻ thù giai cấp” theo đúng "chuẩn"đã được đề ra một cách võ đoán, cực kỳ chủ quan cho đủ "tỷ lệ" mà các đội cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chứcphải thực hiện, dẫn đến chuyện "tốđiêu”, "tố sai" mà hậu quả của nó thì chúng ta đã biết.

Hiểu rõ cánh báo của V.ILênin, HồChíMinh cũng đã từng nhắc nhở Đảng: "phảibiết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chước làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nóigiai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệugiai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cánh nước mình như thế nào để làm cho đúng.Ngay từ Hội nghị thành lập Đảng năm 1930, Người đã khẳng định nếu không giải quyết được vấn để giải phóng dân tộc, không đòi hỏi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.

Đến năm 1 937, Người lại nhắc nhở "Các đồng chí trong Đảng cần phải hiểu rằng: Đảng ta chẳng nhữnglà kẻ bênhvực và lãnh đạo cho giai cấp vô sản mà thôi, mà cũnglà kẻ bênh vực và lãnh đạo cho toàn thể dân chúngnữa. Đảng phải làm tròn vai trò ấy".Nhớ lại, từ1924, NguyễnÁiQuốc đã sớm chỉ rõ "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước...Người ta sẽ không thể làm gìđược chongười An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất củađời sống xã hội của họ.Chỉ ra điều ấy vì HồChíMinh hiểu rằng ở Việt Nam, "cuộc đấu tranh giaicấp” không diễn ra giống như ở phương Tây".

Bằng tầm nhìn ấy, Hồ Chí Minh đã hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức theo sự dẫn dắt của quan điểm phóng đại tinh thần cách mạngnằm trong nội dung của "chuyên chính vô sản"được tác động của đường lối kiểu "Stalinnít" hoặc "Mao ít" cố sức cường điệu và "phóng đại tinh thần cách mạng",đưa tới những hệ lụy đau đớn. Cần phải có sự nghiêm túc và sòng phẳng đối với những sai lầm và hệ lụy ấy.

6. Tóm lại, C.Mác và Ph.Ăngghen có một số ý tưởngvề "chuyên chính vô sản",nhưng không có và không thể có lý luận về "chuyên chính vô sản”. Những ý tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen có điều đúng nhưng cũng có nhiều điều không đúng do đánh giá sai tình hình chủ nghĩa tư bán, và do khái quát hóa quá vội vàng từ một kinh nghiệm quá ngắn ngủi và không thành công của Công xã Paris (mà về điểm này, về sau C. Mác và nhất là Ph.Ăngghen đã có tự phê bình).

Vì thế, khẳng định rằng chuyên chính vô sảnlà vấn đề chú yếu, cũng như khắng định giá tri thặng dưlà hòn đá tảngcủa học thuyết Mác là những ý kiến của những người học trò của C. Mác chứ C.Mác không hề khẳng định như vậy. Ở đây có những lý do, những động cơ rất khác nhau của sự khẳng định ấy mà trong một bài viết ngắn chưa thể nói kỹ.

Chính vì thế, ý tưởng về "làm chủ tập thể” là một cố gắng tìm tòi, bứt phá nhằm vượt ra khỏi mô hình "chuyên chính vô sản” trên hành trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nhà nước pháp quyền”.

II.Về “làm chủ tập thể”

1. Phạm trù làm chủ tập thểhình thành trong suy tư về vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Phải biết tước bỏ những cách hiểu dung tục, thô thiển để nhìn vào chiều sâu triết lý và sự vận động của lịch sử hướng tới một hình thái xã hội mới ra đời ngay trong lòng xã hội hiện tồn. Đó là khi bằng cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân trong một Nhà nước dânchủ, thì không thể áp dụng hình thái "Nhà nước chuyên chính vô sản"được nữa. Hạt nhâncủa triết lý làm chủ tập thểchính là sự khẳng định "'quyền hành và lực lượng đều nơi dân”và đấy cũnglà cốt lõi của tư tưởng HồChíMinh.ChínhHồChíMinh là người đầu tiên nói đến quyền làm chủ của nhân dân.Trong bài "Đạo đức công dân"đăng trên báo "Nhân dân" ngày 15/01/1955, HồChíMinh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”.

2. Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng của sự áp đặt mô hình Xô Viết, nên tại Đại hội II năm 1951, trong "Bàn về cách mạng Việt Nam”của Trường Chinh, khái niệm "chuyên chính vô sản"được xác định là một hình thức Nhà nướcxuyên suốt tiến trình cách mạng, thể hiện dưới dạng của "chuyên chính nhân dân"theo kiều nói của Trung Quốc đã dẫn ra ở trên. Kể từđó, phạm trù "Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ “chuyên chính vô sản"được nói đến thường xuyên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, có thề nói, thực chất của sự hình thành luận điểm “làm chủ tập thể" của Lê Duẩn là nhằm thay thế cho lý luậnvề "chuyên chính vô sản" mà với cươngvị làngười có trách nhiệm lớn nhất với đất nước, với dân tộc, ông không đồng tình.Tư tưởng chính trị cơ bản của Duẩn là nhân dân làm chủ tập thể, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý là cốt để nhân dân làm chủ tập thể.

Mặc dù nhận thức như vậy, song vì ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng một ý kiến đa sốtrong lãnh đạo của Đảng còn dai dẳng những năm 70 của thế kỷ XX, chứ trong tư duy, Lê Duẩn đang tìm mọi cách đề thoát ra khỏi cái mô hình áp đặt mà ông đã nhìn thấy là không ổn, là bất cập. Quả đúng như tác giả của bài viết về Lê Duẩn nhân ký niệm 50 năm "Đề cương cách mạng Miền Nam" nhận xét: “Vói vị trí Tổng Bí thư của mình, ông cũng không đột phá nổi độ dày của bảo thủ, giáo điều, đường mòn xơ cứng”. Độ dàyấy đã hằn quá sâu trong đời sống tinh thần của xã hội, trước hết là trong não trạng của những người chịu trách nhiệm về hoạt độnglý luận của Đảng. Vì thế trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội IV có đoạn: “Muốn đưa sự nghiệp cách mạng ấy đến toàn thắng, điều kiện quyếtđịnh trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chínhvô sản,thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chú tập thể của nhân dân lao động".Tuy nhiên, tiếp ngay câu trên, Lê Duẩn trình bày đường lối chung của Đảng, trong 16 dờng, làm nổi rõ lên tưtưởng nắm vững chuyên chính vô sản chínhlà thực hiệnvà phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.Tiếp đó, trong 183 dòng thuyết trình về xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCNtrên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, đầy đủ hơn nhiều, độ dài cũng gấp 10 lần so với mấy dòng trình bày về chuyên chínhnói trên.

Lý do chính là, trong tìm tòi suy ngẫm, tư duy của Lê Duẩn không tán thành áp đặt mô hìnhXô Viết với thể chế Nhà nước chuyên chính vôsản khi mà nhân dân đã bằng cuộc chiến đấu ròng rã với biết bao hy sinh của nhiều thế hệ kế tiếp nhau để giành được quyển làm chú đất nước, làm chủ xã hội. Lẽ nào lại có thể "chuyên chính"theo kiểu trấn áp tàn khốc cán bộ, đáng viên, công nhân nông dân, trí thức diễn ra ở Liên Xô dưới thời J.Stalin hay ở Trung Quốc thời Mao như đã dẫn ra ở trên. Phạm trù làm chủ tập thểhình thành vả hoàn chỉnh dần, tuy vẫn còn dang dở và còn nhiều vấn đề gây tranh cãi nhưng đã thể hiện sự bứt phá ra khỏi những giáo điều gây ra quá nhiềutai hại mà hầu hết các Đảng Cộng sần trên thế giới, các Đảng đã nắm chính quyền hoặc đang đấu tranh đều đã từ bỏ.

3. Cũng chính vì thế, tại Đại hội VI,Báo cáo chính trị chỉ có một lần dùng cụm từ "chuyên chính vô sản”trong hai câu: "Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, do giai cấp công nhân và nhân dân lao độngtổ chức thànhcơ quan quyền lực chính trị. Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sảnthực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa” để " khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung của cách mạng XHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN do các Đại hội lần thứ IV và lần thứV của Đảng".Tuy một lần nhắc lại cụm từ "chuyên chínhvô sản",nhưng thực tế là trong Văn kiện đại hộiVI, lại quyết định nhiều chủ chương để phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.Cụm từ"làm chủ tập thể”được nêu cao và nhắc đến hàng chục lần và cũng lần đầu, chủ trương "dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểmtra"được Đại hội VI đưa ra.

Tại Đại hộiVII, lần đầu tiên khái niệm "chuyên chính vô sản" với tư cách là bản chất của Nhà nước XHCN đã không được nói đến nữa. Thay vào đó là khái niệm "xây dựng Nhànước XHCN, Nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân". Đặc biệt, đã xác định: "là tổ chức thể hiên vàthực hiên ýchí, quyềnlực của nhân dân thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong luật pháp". Ở đây đã thấp thoáng bóng dáng của tư duy về "Nhà nước pháp quyền".

Đến Đại hộiVIII thì khái niệm Nhà nước pháp quyềnđược chính thức đi vào đời sống xã hội bằng sự khẳng định: "Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quản lý xãhội bằng phápluật…". Quả thật, đây là một sự điều chỉnh muộn màng so với hầu hết các Đảng cộng sản trên thế giới. Đáng tiếc là sự muộn màng ấy lại đã thường xảy ra. Mà xảy ra trước hết lại là ở lĩnh vực hoạt động lý luận ở những nhà lý luận vốn chiếm giữ những vị trí có tác động lớn đến đời sống tinh thần của xã hội. Ở đây, cái bóng dáng của "chuyên chính vô sán"thể hiện khá rõ trong tệ độc quyềnchân lý, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết, củacái thói chỉ quen độc thoạiđề "ban phát chân lý" đã bị độc quyền chiếm dụng, mà không chịu nổi sự đối thoại bình đẳng và công khaiđể làm sáng tỏ chân lý khách quan, nhân danh sự đề phòng "chệch hướng" ra khỏi quỹ đạo "xã hội chú nghĩa”.

Ấy thế mà, như Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định, các nhà sáng lập ra học thuyết Mác “chưa bao giờ đề ra một định nghĩa có tính chất hình mẫu về chủ nghĩa xã hội khoahọc, chính khoa học là ở chỗ đó". Ông thường hay dẫn ra câu nói nổi tiếng của Gớtđể cảnh báo các nhà lý luận: "Lý thuyết thì màu xám. Còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.Và chính ông đã từng tự phê bình về việc "sao màmình có thể quay lưnglại với biết bao sự thật hằng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhậnthức và hành động, tronglý luận và thực tiễn"

Nhận thức là có một quá trình không kém gian nan, nhất là khi tự mình phải vượt lên chính mình để tiếp cận được với sự vận động không ngừng của cuộc sống. Thậm chí, cho đến nay, vẫn có ý kiến cho rằng "các vấn đềlớn trong Văn kiện Đại hội X đều ẩn chứanội dung vàchức năng của chuyên chính vô sản… mặc dầu không nhắc đến cụm từ chuyên chính vô sản”.

"Màu xám"của lý luận đang thách thức "cây đời xanh tươi”.Và chúng ta đủ kiên nhẫn để tin rằng, cuộc sống mạnh hơn mọi giáo điều đã học thuộc lòng.

III.Về “Nhà nước pháp quyền”

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đất nền móng xây dựng "Nhánước pháp quyền" ở Việt Nam. Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng đườngtrên con đường dẫn đến lý tưởng đúc kết khát vọng của cá loài người "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” mà "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" thế kỷ XIX đã nêu lên.

Hồ Chí Minh không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặngvới cái đích lý tưởng ở phía chân trờiđể tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu Hồ Chí Minh “có sự dị ứngbẩm sinh với bệnh giáo điều, rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn",Người đòi hỏi khôngđược sao chép nguyên văn nhữnggì có sẵn, điều cốt yếulà hiểu đúng tinh thần và biết vận dụng các nguyênlý sát với tình hình cụ thể"nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

2. HồChíMinh đang vượt hẳn lên những người đương thời ở tầm tư duy và cái nhìn biện chứng. Bôn ba khắp năm châu bốn biển, hiểu rõ ngọn ngành những tinh hoa cũng nhưnhững khiếm khuyết mà phong trào cách mạng đã trải qua, để khi về đến Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cẩn phải làm gì cho nhân dân mình. Tiếp nhận tinh hoa của nền văn minh phương Tây mà Người đã có nhiều năm chiêm nghiệm, học hỏi, đề rồi gắn kết với bản lĩnh và tri thức cách mạng, Hồ Chí Minh thấy được những vấn đề mà có thể những người khác chưa thấy hoặc thấy chưa rõ.

Bằng chứng là, mãi gần 60 năm sau Tuyên ngôn Độc lập và Tổng tuyển cứ 6/01/1946, lập ra Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ra đời Hiến pháp 1946, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyềnvẫn còn gặp không ít trở ngại do sự áp đặt máy móc và giáo điều của mô hình "chuyên chính vô sản”trong tưduy về Nhà nước. Có thấm thía chuyện này mới hiểu sâu ý nghĩa của việc HồChíMinh đặt viên gạch đầu tiên cho nền móng của một Nhà nước pháp quyền.

3. Mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945,Hồ Chí Minh dẫn ra những câu tiêu biểu nhất trong Tuyên ngôn độc lập1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa Cách mạng Pháp 1791. Những câu hay nhất thể hiện tập trung nhất khát vọng của con người, của loài người, đề từ đó, nói về những "lẽ phải không ai chối cãi được".

Từ tầm cao trí tuệ của thời đại, ngay từnhũng ngày đầu tiên của nền độc lập vừa giành lại được, HồChỉMinh đã khẳng định: “Chúng ta phải có một hiến pháp dânchứ! Trong hoàn cảnh cực ký phức tạp của giặc ngoài, thù trong, Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết tổ chức tổng tuyển cứ bầu ra Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam mới, một nước dân chủ, trong đó dânlà chủ, dân làm chủ!HồChíMinh tin vào dân, hiểu rõ khát vọng dân chủ của dân.

Bằng việc thực thi quyền dân chủ trực tiếp trong cuộc phổ thông đầu phiếu bầu ra Quốc hội năm 1946, dân ta đã chứng minh với thế giới rằng, một dân tộc vừa thoát khỏi vòng nô lệ trăm năm thực dân thuộc địa, khi đã vùng lên dưới ngọn cờ của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã vững bước trên hành trình dân chủ. Vậy thì, cơ sở xã hội của Nhà nước theo tư tưởngHồChíMinh là gì?

Là dân tộc.VớiHồChíMinh, dân tộckhông chỉ là địa bàn ứng dụng của lý tưởng cách mạng, mà dân tộcchính là chỗ xuất phát, mảnh đất màu mỡ và cội nguồn sáng tạo của lý tưởng cách mạng đó. Cơ sở xã hội mới của Nhà nước ấy rất rộng lớnvà khônghề thay đổi phạm vi trong quá trình cách mạng.Đó là phạm vi các giai cấp và tầng lớp không thay đổi, chỉtăng lên về chất lượng để thành một tập hợp mới mạnh mẽ hơn, bền chắchơn của khối đại đoàn kết dân tộc.Trong đó, có thể có rơi rớt người này hoặc người khác, chứ không có chuyện loại bở tầng lớp này hoặc tầng lớp khác theo kiểu sứ dụng "bạn đường" có thời hạn để khi cần thì vứt bỏ. Trong tư tưởng và trong hành động, trong ứng xử với con người, với đồng bào mình, HồChỉMinh tuyệt đối không có chuyện đó. Vì biết đứng trên cái nền vững chãi ấy nên mới hình thành và xác lập được tư duy độc lập và sáng tạo,luôn gắn kết với thực tế đất nước.

4. Qua tổ chức Tổng tuyển cử vừa nhắc ở trên, thấy rõ điều ấy trong cách vận dụng, cách thức thực hiện dân chú đại diệnvà dân chủ trực tiếp.Khi dùng dân chủ đại diện,HồChíMinh đã không hoàn toàn theo chỉ dẫn của C.Mác cũng như không theo V.Lênin về mô hình dân chủ hội đồng, tức là dân chủ Viết. Qua thực tế, đã thấy rõ mô hình tháp hội đồng ấy là không ổn, vì vậy phải quay trở lại việc bầu cử theo đơn vị hành chính dân cư. Nhận ra điều đó, HồChíMinh đã chủ trương ấn hành những cuộc bầu cử theo mô hình bầu cử đại điện của phương Tây có lựa chọn. Chỉ một năm sau khi giành được chính quyền, đã tổ chức được một cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ đối với những người ứng cử, cũng như đối với cử tri. Nên nhớ, số ngườiứng cử lần ấy đông nhất trong những lần bầu cử Quốc hội ở nước ta cho đến nay.

Là một nhà cách mạng từng trải đã hiểu rõ về phong trào cách mạng vớisứ mệnh cao cả cũng như những khó khăn của tiến trình thực hiện sứ mệnh ấy, Hồ Chí Minh h biết được phải làm gì với một dân tộc vừa thoát ách nô lệ và gần một trăm năm bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Là một nhà văn hóa, Hồ Chí Minh thấm nhuần những tinh hoa của văn hóa loài người, kết tinh ởnhững đỉnh cao trí tuệ tiêu biểu cho trình độ văn minh mà con người đạt được vào những thời điểm lịch sử nhất định, để biết vận dụng một cách thích hợp và sáng tạo vào thực tế nước mình. Hiến pháp 1946 do HồChíMinh trực tiếp làm "Trường Ban soạn thảo" nói lên rất rõ điều ấy.

Ở đây thể hiện rõ những yếu tố pháp quyềnnổi lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực.Trong nội dung của Hiến pháp, nét nổi bật làm việc kiểm soát quyền lực Nhà nước chứa đựng tinh thần khoan dungcủa truyền thống Việt Nam. Ngay tại điều 1 của Hiến pháp đã nổi rõ lên tinh thần ấy "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước dân chủ. Tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo”.Những điểm khác như Hội đồng Nhân dâncũng được xác định như một cơ quan "tự quản" của nhân dân địa phương,quyết định các vấn đề của địa phương, do nhân dân địa phương bầu chọn và chịu trách nhiệm trước họ. Ở đây đã thấp thoáng bóng dáng những đường nét tư duy về cáingày nay ta gọi là "xã hội dân sự”.Ngay cả đuhnh chế luật sưcũng đã được đề ra.

Ở một đất nước mà Nhà nước xuất hiện từ rất sớm và mang nặng “truyền thống" quan liêu, Hồ Chí Minh đã đòi hởi xây dựng một "Nhà nước đầy tớ của dân",điều mà nhiều nhà tưtưởng lớn của loài người đã từng ấp ủ và cũng đã được nhấn mạnh trong học thuyết của C. Mác. Nhưng, vấn đề là HồChíMinh đã sớm đưa ngay ý tưởng đó vào việc tổ chức Nhà nước và cố gắng thực hiện. HồChíMinh đã nghiêm khắc cảnh báo ngay từngày chính quyền cách mạng còn trong trứng nước: "Các cơquan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩalà để gánh việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì chp phài là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. NếuChính phủ làm hại dân thì có quyền đuổi Chính phủ”.

Có thể nói, cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nướcđược thể hiện trong Hiến pháp 1946 đã đặt nền móng cho một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân,trong đó các quyển tự do, bình đẳngvề chính trị và xã hội củangười công dânđược công nhận và được bảo đảm bằng luật pháp. Hiến pháp năm 1946 thể hiện rất tập trung tư duy củaHồChíMinh về Nhà nước. Sáu mươi năm của hành trình dân tộc, những nền móng ban đầu của "Nhà nước pháp quyền Việt Nam"đã không được củng cố và xây đắp thành hình hài ngày một rõ nét mà lại dần dà bị chìm đi bởi sự áp đặt của mô hình "chuyên chính vô sản".Thế nhưng, sự vận động của thực tiễn đã trả về cho cái nền tảng ban đầu ấy sức thuyết phục và ý nghĩa sâu sắc của tầm cao trí tuệ và bề dày văn hóa trong tư duy về Nhà nước của HồChíMinh.

Khi Đại hội X của Đảng, phát triển những thành tựu của nhận thức về Nhà nước của các Đại hội VII, VIII, IX để khẳng định rõ: "'Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân…”, thì đó chính là sự trở lại với tư tưởng HồChíMinh về Nhà nước.

Phải bằng một chặng đường hơn nửa thế kỷ, tư duy về Nhà nước pháp quyền mới được chính thức trở thành tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng Nhà nước. Hành trình gian chuân của hơn nửa thế kỷ xây dựng một Nhà nước thật sự là Nhà nước của dânk do dân và vì dân như HồChíMinh đã đặt nền móng chưa thể nói là đã hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. C.Mác đã từng cánh báo: "mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tôi cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa".Tính ngoan cố của tập quán, nhất lại là tập quán đã được "thần thánhhóa” sẽ là sức ta kéo ghê gớm sự phát triển.

Thế nhưng sự vận động của lịch sử đã chứng minh, cuộc sống sẽ tự mở lấy đường đi cho nóbất chấp mọi trở lực. Đó là quy luật không sao đảo ngược được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ