Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc!

10:58 SA @ Thứ Bảy - 03 Tháng Chín, 2011

Điều đầu tiên là tôi xin được bày tỏ đến chị sự kính trọng vì qua ảnh thấy chỉ vẫn còn trẻ lắm và, đã là TS, đang giảng dạy tại một ĐH danh tiếng như ĐH Yale thì quả là đáng bậc “Vũ qua Bắc Hải” rồi! Mưa nguồn, chớp bể bao giờ cũng đáng nể, đáng tôn vinh.

Tôi muốn được trao đổi với chị một số điều sau đây:

1.Tôi đồng ý với chị là khái niệm “xâm lược” của thời xa xưa – khi cương vực, lãnh thổ chưa rõ ràng là điều phải bàn lại. Bởi cái thời mạnh được, yếu thua (lúc nào mà chả thế), chỗ nào có cỏ xanh, nước ngọt là trâu, bò tha hồ đến; sự lấn lướt của bộ tộc này, “nước” nọ là chuyện cũng bình thường. Tôi cũng đồng ý rằng Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa và, dĩ nhiên, khi sống gần nhau cả ngàn năm thì “huyết thống tương thông” cũng là lẽ thường. Cụm từ trên không phải của tôi mà là của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó. Sự pha trộn về dòng máu là lẽ đương nhiên bởi vì một khi ta thừa nhận Éva thì cũng mặc nhiên phải tin rằng hàng trăm dân tộc trên thế giới ngày nay đều có chung gốc gác, nguồn cội. Tôi cũng xin nhấn mạnh và không tranh luận về cái chuyện lịch sử 4.000 năm đã được giới sử học Việt Nam đính chính từ lâu rồi vì nó thiếu thuyết phục. Hiện nay, thuật ngữ sử học quen dùng nhất là hàng ngàn năm.Chắc chị đồng ý rằng kết luận đó không hề quá đáng?

2.Chị viết: “Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc”(?) Câu này của chị làm cho tôi hoang mang vì tôi không thể tin nổi một người sống ở Hoa Kỳ mà lại không hiểu cái lẽ đơn giản: Nước Mỹ là “đứa con” khổng lồ của châu Âu nhưng không phải và không thể là trong da thịt châu Âu. Làm sao có thể hòa tan cái mệnh đề vừa tối nghĩa vừa lẩm cẩm đến như thế? Nếu cách nghĩ của chị là đúng, sao không sát nhập luôn Hoa Kỳ vào EU đi cho rồi? Chị cho rằng Việt Nam đã nhận được “nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975). Cho dù Trung Quốc giúp Việt nam vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng là điều tốt mà ‘mình nên nhớ’”. Không ai phủ nhận công lao của nhân dân Trung Quốc, Liên Xô… đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh. Nhưng chắc chị hiểu rõ rằng trong cuộc đời này, chả có ai cho không ai cái gì. Nếu họ có lòng tốt thực sự thì cuộc chiến tranh không phải kéo dài đến thế. Cái lý của vấn đề là ở chỗ họ muốn cả Mỹ và Việt Nam đều không ai thua – “đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng” là mục tiêu tối thượng của sự “giúp đỡ”. Với lại, trong bối cảnh phe XHCN đang hình thành, chiến tranh lạnh đang nóng nhất ở Việt Nam thì sự giúp đỡ của bên ngoài (đối với cả hai phía) là cái logic tự nhiên của thời thế. Chắc chị cũng biết không phải ngẫu nhiên mà trật tự Yalta lại có Đông Đức, Tây Đức; Bắc Triều và Nam Triều, Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.

3.
Đoạn văn sau đây của chị sai trầm trọng: “ Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn… vẫn luôn là một phần của Trung Quốc… Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ Trung Quốc…”(!)?

Tôi tin chị không phải là người Việt mà chỉ là người giả Việt.Thậm chí, tôi không tin là chị giỏi sử như bằng cấpcho biết. về chuyện bằng cấp giả (nhất là những người có tiền hay nhan sắc) thì bao giờ cũng là điều đáng bàn. Nước nhỏ thần phục nước lớn trong cái thời trung cổ thì đâu mà chả thế. Nói như chị thì bây giờ hàng chục nước ven bờ Địa Trung Hải là của nước Ý sao? Rồi, cả Triều Tiên, Mông Cổ… đều thuộc Trung Quốc hết? Hoặc ngược lại, người Mông Cổ có quyền nói rằng họ đã từng làm vua ở Trung Quốc từ 1279-1368 nên có quyền nói Trung Quốc là của họ? Cách suy diễn và áp đặt nhận thức của chị làm cho mọi thiện ý đều rủ nhau chui vào ngõ cụt và, bất lực.

4.
Chị đã nhầm lẫn hết sức chân thành khi viết: “ Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên báo đài chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?... Chính quyền Việt Nam Cộng hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ?”

Thật tình, tôi không hiểu nổi tại sao lại có dạng sử học nói liều, nói quá như thế? Các văn bản của Triều Nguyễn ghi rõ rành rành việc cử đội Hoàng Sa bao nhiêu người (cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII, cả Hoàng Sa và Trường Sa đều gọi chung là Bãi cát vàng), khai thác ra sao, chế độ như thế nào… Chị không biết hay cố tình nhắm mắt, bưng tai? Và, tại sao chị cũng không biết rằng Việt Nam Cộng hòa thời ông Ngô Đình Diệm đã tiếp quản Hoàng Sa từ người Pháp vào năm 1959 chứ không phải vội vàng điều quân ra trấn giữ Hoàng Sa năm 1974 như chị nghĩ đâu (Trung Quốc tấn công ngày 19.1.1974). Còn chuyện thời nô lệ, chiến tranh (từ 1884 đến 1975), suốt 90 năm lo đòi lại nước, các nhà sử học ít nhắc đến chuyện hải đảo xa xôi cũng là lẽ bình thường. Có ai đang cháy nhà mà lại lo chuyện cá ở trong ao bị nóng hay không?

5.
Chị cho rằng lớp trẻ thời nay đang tố Trung Quốc, bài Trung Quốc hơi nhiều. Nói cách khác, chị đã vơ tất cả những ai chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc vào trong cái rọcó tên gọi là thế hệ 8X. Phải chăng chị muốn nói rằng những ai chống lại việc giao đất rừng đầu nguồn cho người nước ngoài, chống lại việc nhân nhượng quá đáng ở Biển Đông…, đều thuộc vào thành phần trẻ người non dạ? Sự hoang tưởng đôi khi làm mờ mắt nhận thức nhưng hoang tưởng đến mức nghĩ rằng giới trí thức của một nướclại thiển cận và u mê hơn một ngườithì quả là quá đáng. Làm sao có thể tin vào lòng tốt khi bắt, giết ngư dân liên tục, khi vẽ bản đồ hình lưỡi bò, khi ngang nhiên chiếm Hoàng Sa (1974) và một phần Trường Sa (1988)…? Có lẽ, chị nên đọc lại sách tâm lý học để xem mình có bị lỗi nào đó trong hệ thống thần kinh điều khiển và an tọa nhận thức chăng?

Tôi xin được nhắc lại câu mà Đức Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đã khuyên nhủ: Trên đời có 3 điều không nên làm đó là đứng sau đít ngựa, đứng trước sừng bò tót và, tranh luận với người không hiểu biết. Tôi thấy chị nguy hiểm quá trong tư duy nên chẳng biết xếp vào đâu ngoài 3 điều không nên ở trên? Có lẽ Đức Bodhidharma còn quên một điều nữa: Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc?


Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc

(TS. Đỗ Bích Ngọc gửi choBBC)


Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.


Một tranh cổ động hải quân Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Hoàng Sa.
Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.

Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa.

Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?

Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.

Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.

Chuyện đáng bàn


Tác giả phản biện các quan điểm được cho là 'bài xích' Trung Quốc từ trong nước.
Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'

Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ đúng.

Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao. Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp.

Đỗ Ngọc Bích

Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.

Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.

Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.

Câu hỏi đặt ra



Bản đồ hình 'lưỡi bò' được cho là bằng chứng về chiến lược và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”

Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?

Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký, Đại Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay Việt Nam Sử Lược ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Đỗ Ngọc Bích


Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...

Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?

Từ khi nào?


Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?

Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.

Đỗ Ngọc Bích


Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.

Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.

Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.

Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale.


FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Công chức - thái độ hiện nay về lòng yêu nước

    09/07/2011Vinh AnhTrước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp...
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • xem toàn bộ