Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo
Hỏi 1: PGS.TS lý giải như thế nào về những trường hợp trong thực tế như "cháu bé ở Vụ Bản"; đấy có phải là tái sinh luân hồi hay không?
Trả lời: Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bảntheo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được.
Ta biết rằng, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần và loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần đang quện hòa nhau tương hỗ với nhau.
Phần tinh thần của con người, còn gọi là phần tâm linh, lại bao gồm trí tuệ và cảm xúc tâm hồn. Câu hỏi “sau khi phần thể xác của con người dừng hoạt động, thì phần tâm linh có còn tồn tại không? Và nếu tâm linh vẫn còn tồn tại thì ở mức độ nào và sự vận động của nó ra sao?” thuộc vào vấn đề khó nhất đối với trí tuệ loài người.
Cho tới nay khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này!
Khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt trong việc hiểu biết phần thể xác của con người và áp dụng kiến thức đó một cách rộng rãi vào đời sống vật chất của con người. Khoa học với ngành máy tính điện tử, truyền thông và trí tuệ nhân tạo cũng đang giúp ta mở dần một cánh cửa vào việc nhận biết và hiểu sâu hơn bản chất đời sống trí tuệ và tư duy của con người.
Tuy nhiên, đời sống tâm linh là vô cùng phong phú, và là một thực tại có bản chất huyền bí, vô hình, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu các hiện tượng của đời sống tâm linh nói chung lại còn rất hạn chế, hiện mới chỉ dừng lại việc ghi nhận và thống kê các “hiện tượng tâm linh”.
Khoa học vẫn chưa thể giúp ta “quan sát Tâm linh” một cách trực tiếp và chưa thể giải thích rạch ròi lĩnh vực này.
Các tôn giáo từ lâu đã quan tâm đến đời sống tâm linh của loài người, họ đều có triết lý và quan điểm riêng về các vấn đề đạo đức, tình thương giữa con người, cũng như về sự tồn tại của một phần tâm linh sau khi thể xác con người không còn hoạt đông.
Phật giáo, một tôn giáo có nền triết lý cởi mở và gần với khoa học nhất, trong hơn hai ngàn năm trăm năm nay cũng đã có nhận thức sâu sắc và khá rõ ràng về vấn đề tái sinh và luân hồi của tâm linh sau khi thể xác chết.
Đối với một hiện tượng hay câu chuyện tâm linh cụ thể như câu hỏi về “cậu bé ở Vụ Bản Nam Định” nêu ở đây, tôi cho rằng, hiện tượng hay câu chuyện tâm linh chỉ là “bằng chứng hiển nhiên” có sức thuyết phục với ai đã được tiếp xúc và thấy biết trực tiếp nó.
Là “những người trong cuộc”, họ thường nói: “tôi đã được mắt thấy tai nghe rõ ràng nên không thể không tin vào việc đó!”.
Ngược lại, với những người ngoài cuộc chỉ được nghe kể lại, thì thường rất khó mà tin ngay vào những chuyện hiếm khi xảy ra như vậy, việc tin hay không tin chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và lập luận của riêng mình.
Quan điểm của tôi, như một người mới chỉ được đọc và nghe gián tiếp, là: “nếu câu chuyện đã được nhân chứng kể lại “là sự thật” (tôi xin nhấn mạnh, “nếu đó là sự thật”), thì đây chính là một bằng chứng về “sự Tái sinh luân hồi của một con nguời” được trình bày trong giáo lý của nhà Phật.
Còn “việc đó có phải là sự thật hay không?” xin dành lại cho các nhà khoa học trả lời sau khi nhập cuộc đầy đủ và thực sự nghiêm túc.
Tôi tin rằng, chỉ khi hiểu sâu sắc các kinh nghiệm và kiến thức cũng như biết cách áp dụng đúng đắn, hài hòa các phương pháp của Khoa học và Phật học, các nhà nghiên cứu tâm linh mới có thể thâm nhập vào lĩnh vực tinh tế và nhậy cảm này.
Chỉ khi đó chúng ta mới có được những câu trả lời có sức thuyết phục về các vấn đề Tâm linh.
Hỏi 2: Vậy tái sinh được hiểu theo nhà Phật thì như thế nào? Trong thực tế điều này đã được công nhận chưa?
Trả lời: Vấn đề về con người và sự tái sinh luân hồi là một chủ đề cốt yếu của nhà Phật, được trình bày trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật và đặc biệt trong “Duy thức học” – một “bộ môn khoa học” trong Phật học. Tôi chỉ xin trình bày vắn tắt như sau:
Con người có “thân mạng” được cấu thành và phối kết hợp bởi năm nhóm, mà Phật giáo gọi là “ngũ uẩn” (hay năm kết tập) vật chất và tinh thần, gồm: Sắc uẩn (xác thân), Thọ uẩn (thọ cảm ưa chịu), Tưởng uẩn (tư tưởng hay tưởng tượng), Hành uẩn(hành vi tức việc làm) và Thức uẩn (thức trí phân biệt).
Trong đó, Sắc uẩn là phần “vật chất”, và bốn uẩn kia thuộc về phần tinh thần. Năm nhóm này biến đổi từng phút giây như một dòng nước.
Khi mệnh chung, thân xác mất đi, những nhóm đó tan rã, nhưng kết quả của những hành động về thân, khẩu , ý vẫn còn tác động. Cái “còn tác động” sau đó ta gọi là “nghiệp lực”.
Sắc uẩn ám chỉ xác thân, có hình thức khối lượng, biến đổi theo thời gian, và sờ thấy được, nên nó cụ thể.
Còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn thì biến hiện, trừu tượng, vô hình như trường điện từ. Bốn uẩn này phải nương vào sắc uẩn (xác thân còn sinh hoạt) mới hiển lộng ra được. Khi hoạt động, bốn uẩn (hay danh pháp) ấy lại hiển lộng ra hai mặt, là mặt nổi và mặt chìm:
- Mặt nổigồm thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.
- Mặt chìm tuy chỉ có một mình thức uẩn (thuộc tinh thần) hoạt động, nhưng nó lại rất nhậy bén, đa diện và phong phú.
Theo Duy thức học trong Phật giáo, thì vì thức uẩn rất phức tạp, có thể hình dung như nó gồm ba vòng ẩn hoạt, huyền bí vô cùng, là vòng ngoài, vòng giữa, và vòng trong. Ví như chiều sâu của đại dương gồm thượng tầng, trung tầng, và đáy biển.
Vòng ngoài của thức uẩn tương ứng với thượng tầng của đại dương (kể cả mặt nước), nơi hứng chịu mọi vật, và áp lực của gió bão. Vòng ngoài này hướng ra ngoại cảnh qua năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) chịu tất cả ảnh hưởng của ngoại cảnh, đồng thời liên kết với vòng trong cùng qua vòng giữa. Vòng ngoài ấy (gồm năm thức đầu) ta tạm gọi là vòng nhận thức.
Vòng giữa của thức uẩn tương ứng với trung tầng của đại dương, gắn với tư duy, có tác dụng phân biệt trước một đối tượng, để phản ứng ra ngoài hay nhận vào bên trong, cũng như trung tầng của đại dương có tác dụng đẩy bất cứ một vật thể gì lên mặt nước, hay nhận chìm vật ấy xuống đáy biển. Vòng giữa này (là thức thứ sáu) có thể gọi là vòng tri thức.
Vòng trong cùng của thức uẩn tương ứng với đáy biển, có đặc tánh tự nhiên là yên lặng thống kê mọi vật. Cũng như đáy biển là kho chứa tất cả những gì chìm xuống đó và giữ nguyên vị, không dời chỗ. Vòng trong cùng, hay trung tâm của thức uẩn này, được gọi là vòng Linh thức.
Vòng Linh thức này gồm có hai phần: Phần động (hiển lộng) gọi là Mạt-Na, quen gọi là “hồn”, và phần tĩnh (an nhiên) gọi là A-Lại-Da, thường gọi là “phách”.
Đó là hai thức lực tiềm lặng ‘nằm’ vừa trong vừa ngoài trí não con người. Hai loại siêu năng này biểu lộ được là do động lực cảm ứng của dòng nhân điện lưu chuyển trong não và thân thể.
Hồn lực Mạt-Na(còn gọi là thức thứ bảy) chủ trì các sự hiếu động và hành vi con người. Nó tượng trưng cho “tự ngã” (tức là cái ta), nắm giữ toàn diện cá thể nhân sinh. Phách lực A-Lại-Da (hay tàng thức – thức thứ tám) ẩn sâu trong tâm khảm, nên rất tiềm tàng, vốn tĩnh lặng.
Cái “kho” A-Lại-Da cất giữ không những tất cả hiểu biết và kinh nghiệm của riêng ta trong hiện tại, mà nó còn tồn trữ toàn thể thông tin về pháp hành từ vô thủy quá khứ, đến mãi mãi muôn kiếp luân hồi trong tương lai.
Phách lực hay tàng thức A-Lại-Da tượng trưng cho “đại ngã”, làm tiêu biểu cho “bản thể vũ trụ”. Nó là “gạch nối” giữa tiềm thức với cõi vô cùng, và là “pháp thân” của mọi sinh linh khi chưa chuyển động.
Phách lực A-Lại-Da, đôi khi còn được gọi là Thần Thức. Thần thức này cũng là “chân ngã” hay “tịnh ngã”, tứclà cái “ta thật” của mỗi chúng ta, theo Phật học, có khả năng thay đổi: tiến hóa hay thối hóa là do ba nghiệp (ý, khẩu, thân) mà chúng ta tạo trong quá khứ và hiện tại….
Hay nói cách khác, Thần thức con người sau khi lâm chung được nghiệp lực dẫn đi theo các nẻo đường luân hồi ở các cõi tâm linh như địa nguc, súc sinh, ngã quỷ, bán thần (Atula), người hay thiên thần…Trong trường hợp tái sinh lại kiếp người, thì nghiệp lực dẫn thấn thức nhập vào hợp thể tinh cha cộng trứng mẹ mà tạo nên bào thai con người.
Cần nói thêm rằng, có hai quan niệm thông thường trái ngược về vấn đề tái sinh luân hồi mà theo Phật giáo đều không đúng:
2/ Linh hồn là bất tử. Chân lý vô thường của vạn vật là: mọi sự vật, hiện tượng đều biến đổi không ngừng, Còn có bản thể hay bản tính của vũ trụ mới là bất biến, thường hằng mà thôi!
Theo Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, bằng công trình thiền quán vĩ đại 49 ngày, đã chỉ rõ: “tất cả mọi người đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng”.
Phật gọi hạt giống của trí tuệ giác ngộ là “Chân như giác tính” hay nói tắt là Giác tính. Duy thức học cho rằng Giác tính nằm sâu trong tàng thức A-Lại-Da, lại bị mê mờ, người thường khó nhận biết được. Đây cũng chính là Huệ mạng của con người, gọi là nằm sâu trong “thân mạng” (gồm “ngũ uẩn giai không”) nhưng lại bao trùm khắp vũ trụ - “pháp giới”.
“Huệ mạng” là phần tinh túy nhất, còn được gọi hay “Phật tính”, giống như trong khoa học, người ta gọi bản tuần hoàn của các nguyên tố hóa học là bản tuần hoàn Meldeleev vậy.
“Huệ mạng” này ai ai cũng có, gắn liền với bản thể và bản tính của vũ trụ, vì vậy mà tồn tại vĩnh hằng. Chỉ những con người giác ngộ hoàn toàn như Phật tổ Như Lai là bậc “Vô thượng Chính đẳng Chính giác” mới nhận biết đầy đủ được huệ mạng này.
Cõi này của Tâm linh nhà Phật gọi là “Vô Dư Niết Bàn”. Nhà Phật phân biệt cõi “Vô Dư Niết Bàn” này với “cõi “Hữu Dư Niết Bàn”, thường được gọi là “cõi Vĩnh hằng” hay “Niết bàn”, nơi mà Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh tới, sau khi lâm chung...
Trình bày về một luận thuyết rộng lớn và tinh tế của Phật giáo về sự tái sinh luân hồi một cách vắn tắt như trên, bằng ngôn ngữ phổ thông dùng ít các thuật ngữ chuyên môn, là điều khó; cộng với cái thấy hiểu còn hạn chế của mình, nên không khỏi có phần sai và thiếu, mong các bạn tìm đọc thêm bài giảng của các bậc thiền sư chân tu hoặc các nhà khoa học nghiên cứu tâm linh trong và ngoài nước để hiểu rõ và đúng hơn về vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh quan trọng này.
Đây cũng là vấn đề thuộc loại hóc búa nhất đối với Khoa học.
Ta biết, Khoa học cũng còn chưa tìm ra cách ghi đọc và giải mã ngay lập tức ý nghĩ của con người. Có thể nói, việc chứng minh rõ ràng được sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da hay sự luân hồi của Thần thức là một bài toán còn khó hơn nữa mà Phật học đặt ra trước Khoa học.
Tuy nhiên, khoa học cũng không chịu lùi bước và hiện đang có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu một dạng thông tin mới với những hiện tượng siêu việt và công nghệ siêu việt của tương lai: Lý thuyết Thông tin Lượng tửvới hiện tượng Thông tải Lượng tử (Quantum Information & Quantum Telepotation) để ứng dụng phát triển công nghệ Truyền thông Lượng tử & Máy tính Lượng tử (Quantum communicationm & Quatum Computer).
Tôi có niềm tin rằng, Lý thuyết Thông tin Lượng tử cùng những tiến bộ trong các ngành khoa học khác như máy tính điện tử, truyền thông, y sinh học phân tử, trí tuệ nhân tạo … nhất định sẽ giúp chúng ta giải được bài toán lớn về sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da, thiết lập hoàn toàn được cầu nối giữa hai con đường Khoa học và Đạo học chân thực, dẫn loài người tới mục đích cao quý là sự giác ngộ Chân lý vũ trụ, giúp chúng ta có được An lạc và Hạnh phúc ngay tại cuộc đời này.
Xin giới thiệu hai cuốn sách để độc giả tham khảo:
2- “Sự sống sau cái chết…”, Tác giả: Deepak Chopra, The New York Times Bestseller, Nhã Nam - Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn¸ 2009.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn