Nguyên nhân của đau khổ
Cuộc đời là khổ đau hay không khổ?
Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của đau khổ - có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người.
Ái ích kỷ là nguyên nhân, hay ngắn gọn hơn: Ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ.
Nếu nói sâu xa: Tham sân si mạn nghi, hay vô minh, chấp ngã là nguyên nhân của đau khổ thì chúng ta không hiểu được. nhưng nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, thì ta ngờ ngợ thấy đúng.
Vậy vô minh là gì?
Không ai biết được, chỉ khi nhập Thiền định mới biết. Khi đập vỡ khối núi Tâm, chỉ còn lại một áng mây mờ che phủ, thì đó là vô minh.
Chúng ta si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở bên trong.
Vậy nếu nói có luân hồi sinh tử, thì xin hỏi kiếp đầu tiên là gì? Chỉ những bậc chứng được mới thấy, mà thấy cũng không nói được.
Một chữ vô minh, phải bao nhiêu kiếp tu mới hiểu được, mà ta chỉ là kẻ tầm thường, chưa hiểu được đến đâu, bởi kiếp người hữu hạn...
Do không thấy rõ nên sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú.
Nói cách khác, do vô minh mà có chấp thủ "cái tôi" và "cái của tôi" như thân tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi..., người yêu của tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi... Do những chấp thủ ấy mà có những nỗi thống khổ của cuộc đời. Trong cuộc sống, người ta thường hay đi tìm “một nửa”. Được vài bữa rồi cũng xé ra đi tìm một nửa khác mà thôi... Vì vậy lãng mạn mà nói cho vui về “một nửa” của mình, chứ thật ra không ai là “một nửa” của ai. Chỉ là hai thế giới, hai bầu trời, hai tâm hồn chứa đầy những điều khác biệt. Chính cái ta đã ngăn cách giữa người với người! Đạo lý của Đông phương hướng con người ta kiềm chế hạnh phúc của khoái lạc, đi tìm hạnh phúc trong sự giúp đỡ người khác, tìm vui trong đạo lý và thiền định. Con người phải biết duy trì lương tâm, trí tuệ biết phân biệt thiện ác bằng nỗ lực của bản thân và học hỏi đạo lý. Cũng không nên chủ quan khi cho rằng mình biết đạo lý mà khởi tâm kiêu mạn. Đau khổ là do lòng người thù hận, ghét bỏ nhau, nếu có vị tha xuất hiện, thì đó chính là những giọt thương yêu tưới xuống cuộc đời – sa mạc khổ đau. Một giọt yêu thương sẽ lọt thỏm giữa lòng sa mạc, nhưng nhiều giọt yêu thương sẽ làm nảy nở những mầm xanh, chuyển hóa sa mạc. Chúng ta cầu mong như thế! Mỗi chúng ta hãy có những hành động làm đẹp cuộc đời, ta sẽ có được tâm lý an vui trong hiện tại, làm cho tình người với người thêm đẹp, và một quả báo lành chờ đợi ở tương lai...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn