Thực hư chuyện cậu bé 'đầu thai' ở Vụ Bản

04:03 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Mười Hai, 2010

Tiến cầm tay tôi lắc lắc và chỉ ra con sông gần nhà: "Ngày trước cháu chết ở kia kìa". Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA), chuyện của Tiến không có gì lạ.

Chúng tôi tìm đến thị trấn Vụ Bản lúc trời đã gần chính ngọ. Không khó để hỏi thăm nhà anh Tân, chị Thuận, bởi dường như câu chuyện “hồi sinh” của cháu Tiến ở cái thị trấn nhỏ này ngay cả cháu bé lên 10 cũng kể rành mạch được.

Cổng nhà anh Tân có 3 cháu nhỏ khoảng 9-10 tuổi đang nô đùa. Thấy tôi cất lời hỏi thăm, một cháu bé nhìn trắng trẻo, ngôi ngô nhất trong đám trẻ nhanh nhảu: “Cô hỏi bố cháu à! Bố cháu đang ở trong nhà. Cô vào uống nước để cháu gọi bố”. Trong lúc chúng tôi đang ngờ ngợ đoán chừng cậu bé lúc nãy chính là bé Tiến “nổi tiếng” tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí, thì anh Tân bước ra.

Bên ấm trà nóng, lim dim nhả làn khói thuốc xám, anh Tân gật gù khi nghe chúng tôi dè dặt nói lý do đến thăm nhà.

Ngẫm nghĩ một lúc, anh Tân dụi tắt điếu thuốc đang cháy dở, thẳng thắn nói: “Nói thật với cô, tôi đã không có ý định tiếp phóng viên nữa. Một phần tôi cũng không muốn mọi người nhắc quá nhiều về chuyện của cháu, tôi muốn mọi người coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng vì cô đã lặn lội đường xa đến đây tôi sẽ kể rành mạch không giấu giếm, cũng là để đính chính vài thông tin mà một số báo đã không nói chính xác hoàn toàn khiến tôi rất bức xúc”.

Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ

Anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến (28/2/1992). Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.

Hôm đó vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tiến đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Tân bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m.

“Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.

Con sông nơi cháu Tiến chết đuối cách đây 10 năm.


Cháu Tiến mất đi khiến cả anh Tân, chị Thuận đều như kẻ mất hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị Thuận do vấn đề sức khỏe đã “không còn khả năng làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã, bà cụ hàng xóm mà sau này anh Tân mới biết là “bà mế” có sang vỗ vai anh và bảo: “Con yên tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm về với con thôi!”. Khi ấy vì quá đau buồn anh cũng coi lời bà như lời an ủi của những người hàng xóm tốt bụng khác.

Vắng tiếng cười trẻ thơ, căn nhà chỉ còn hai người lớn trở nên hoang lạnh hơn bao giờ hết. Là con một, phải chịu áp lực từ phía gia đình, anh Tân buồn bã chả thiết làm gì, suốt ngày ngơ ngẩn gần như người hóa dại.

Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày 6/10/2002) là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản.

Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai” như kiếp luân hồi của nhà Phật, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà.

Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”. “Ngay khi nhìn thấy cháu, nghe cháu nói, và thấy những hàng động của cháu vợ chồng tôi như chết đứng. Tất cả đều giống hệt như cháu Tiến thủa trước, có khác chỉ là khác về hình hài mà thôi”, anh Tân kể.

Cháu Tiến vui đùa bên những đứa trẻ hàng xóm.


Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Nhớ cháu, thương cháu nhưng lại sợ người ngoài bảo muốn cướp con. Vợ chồng anh hiếm muộn, nhưng vợ chồng chị Dự-anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con.

Về phần chị Dự, sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Đưa cháu về nhà anh Tân, chị Thuận chơi thì sợ người ta dị nghị là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.

Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.

Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…

“Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.

Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.

“Hãy coi con cháu những đứa trẻ bình thường”

Bé Tiến bây giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi ngô, ngoan và lễ phép nhưng cũng hiếu động hệt như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể chuyện thì Tiến không ngừng nô đùa trước sân, chọc tổ ong khiến anh Tân mấy bận phải đứng dậy nạt cháu.

Câu chuyện dang dở thì chị Thuận mẹ cháu về, thoáng qua những dè dặt ban đầu, nhắc đến con chị cười nói xởi lởi lắm. Lần dở từng trang sách của cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn: “Cháu đi học mấy năm liền đều đạt học sinh giỏi…”. Rồi chuyện trường, chuyện lớp, chuyện nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm bầu không khí rộn ràng hẳn lên.

Mải chuyện đã quá trưa tự lúc nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng ngoài sân mê mải đọc cuốn Hương Hiếu Hạnh của nhà sư Thích Tâm Hiệp viết về trường hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe anh Tân bảo, nhà sư sau khi nghe câu chuyện của Tiến đã viết một bài in trong tập sách Hương Hiếu Hạnh và tặng anh chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ, Tiến lúc nào cũng cầm cuốn sách và đọc đi đọc lại câu chuyện kể về mình. Những câu chuyện ngày xưa cháu cũng dần quên.

Tiến bên bố mẹ "nuôi".


Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn cơm thì bất chợt cậu bé nắm tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con sông sau nhà: “Cô ơi, ngày xưa cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe câu chuyện của cháu nhưng câu nói bất chợt của Tiến vẫn khiến tôi lạnh sống lưng.

Sau bữa cơm đầm ấm, chúng tôi xin phép hai anh chị tiếp tục lên đường. Trước khi đi, anh Tân trầm ngâm: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp nhưng tôi đều từ chối. Hiện giờ, tôi chỉ muốn mọi người hãy coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Cháu Tiến giờ ở nhà tôi với tư cách là "con nuôi". Cháu vẫn thường xuyên qua lại nhà mẹ đẻ...".

TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA):

Nếu giải thích theo luật nhân quả, kiếp luân hồi và lý thuyết nhân duyên trong phật giáo thì câu chuyện không có gì lạ cả.

Cánhân tôi đã tham gia chương trình: “Giao lưu ngoại cảm” để tìm mộ liệtsĩ và các khả năng đặc biệt khác do 3 cơ quan hợp tác nghiên cứu (Liênhiệp Khoa học UIA; Viện Khoa học Hình Sự Bộ Công An, Trung tâm bảo trợVăn hóa Kỹ thuật truyền thống, Hội Khoa học Lịch sử) nghiên cứu nhiềusự vật, hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người trong cuộc sống.

Gần15 năm qua, tôi cùng nhiều giáo sư đầu ngành đã nghiên cứu và ghi nhậnnhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giớicũng có những hiện tượng như thế. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượngkhoa học chưa thể lý giải trong cuộc sống khác, chúng tôi mới dừng ởbước ghi nhận và đang tiếp tục nghiên cứu phân tích. Trong thời giantới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị Khoa học để lý giải làm rõ một sốhiện tượng theo các góc cạnh khác nhau.


Tiếp tục ly kỳ chuyện cậu bé "đầu thai" ở Vụ Bản
(Theo Vietnamnet)

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân - chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện.

Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong bản Cọi. Bình bảo "con cũng đã quay về nhà, nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà... ".

Từ lời đồn trở thành sự thật

Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn "Tiến ơi!", lập tức ở trong nhà Bình "Dạ" và còn hỏi lại "Bố gọi gì con?". Anh chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời "phải". Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân - chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về.

“Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên, chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.

Cháu Tiến ở nhà gia đình bố mẹ "nuôi".


Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu, anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về, anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình, anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan - Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện.

Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền.

Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào bản Cọi thăm. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm, mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn - bà nội cháu Bình nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói, tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.

Cuốn sách "Hương Hiếu Hạnh" đã nhắc đến câu chuyện
linh hồn tái sinh ở Vụ Bản.


Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học, cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.

Một thời gian sau đó, Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan - chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật.

Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân - chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con”, Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

Ở Lạc Sơn, chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân - chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi.

Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.

Cậu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến.


Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.

Những “bằng chứng” khó giải thích

Trong cuốn sách phật Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến - Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh.

Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu, nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình - Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.

Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến - Bình cho tôi nghe.

Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà, Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà.

Vừa về đến cổng, Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi, Tiến khoanh tay chào rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người, và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.

- Bình này, chú ở trong bản Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây? (Tôi hỏi cháu)

- Cháu là Tiến chứ

- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôn nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem

- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ!

Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:

- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu

- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà!

Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.

Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về bản Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.

Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi, Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về bản Cọi đâu nhé!”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.

Bây giờ, mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến - Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về, nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy, bởi anh muốn cháu luôn biết rằng: chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì.

Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ, nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến - Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

Xung quanh trường hợp "cậu bé đầu thai" ở Vụ Bản
(Đời sống Pháp luật)

Như số báo báo trước đã khẳng định, hiện tượng "luân hồi tái sinh" chưa được khoa học chính thức công nhận. Trên thực tế, đây là một ý niệm thường gắn với tôn giáo và nó xuất hiện từ thời cổ xưa của loài người.

Trải qua nhiều năm loài người vẫn đi tìm câu trả lời và có thể còn rất lâu nữa mới có thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên đó là những vấn đề mang tính học thuật. Và trong ranh giới mù mờ đó không ít trường hợp đã bị lợi dụng để thực hiện mê tín dị đoan.

Chưa có bằng chứng khoa học

Ý niệm về sự luân hồi không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn có trong đạo Hồi, đạo Do Thái, ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hy Lạp. Nhìn chung theo quan điểm của các tôn giáo cho rằng: Cuộc sống không kết thúc khi xác thân con người chết đi, mà linh hồn ấy đầu thai trở lại và bắt đầu một cuộc đời mới. Tuy nhiên, ngay bản thân các tôn giáo cũng chưa hề đưa ra được những bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết này. Còn khoa học hiện đại ngày nay cũng chưa thừa nhận là có luân hồi tái sinh.

Nhìn nhận về vấn đề có hay không chuyện tái sinh, GS.TS Bạch Thành Công - Chủ nhiệm khoa Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Giữa khoa học và tâm linh có một ranh giới mù mờ, điều này tại sao lý giải nhiều một số chuyên gia vật lý đầu ngành sau thời gian có đóng góp lớn cho khoa học lại chuyển sang nghiên cứu vấn đề có liên quan đến tâm linh. Luân hồi chuyển kiếp cũng được coi như một giả thuyết mà các nhà khoa học đang tìm cách chứng minh.

"Cá nhân tôi cho rằng, bất cứ một ai đó khi đến cuối đời nhìn lại mình, hoặc khi gặp những chuyện không may đều tự nhìn lại và soi vào để tìm nguyên nhân, suy nghĩ về nhân -quả. Vì đây là vấn đề giả thuyết nên có người tin và có người không tin, tôi chưa thấy nó được chứng minh trên thực tế nên chưa công nhận chứ không phủ nhận. Vấn đề tôi muốn nói ở đây, là khi các nhà khoa học còn đang nghiên cứu thì không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Điều đó giúp chúng ta tránh được việc lợi dụng khoa học, suy diễn vấn đề theo chủ ý cá nhân, công bố vội vàng có thể làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực như mê tín, dị đoan" - GS.TS Bạch Thành Công nhận xét.

GS. TS Hà Vĩnh Tân.


Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu, nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học bản chất vấn đề khi mà các dân tộc, tôn giáo đều tin tưởng có hiện tượng luân hồi. Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới các bằng chứng liên quan đến kiếp trước hoặc sự đầu thai vào kiếp sau. Rồi họ nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, logic và nghiêm túc. Tuy nhiên họ cũng không tìm ra được bằng chứng nào để khẳng định là có sự luân hồi.

Nhà phân tâm học nổi tiếng người Mỹ, bác sĩ Scot Rogo cũng đã từng dày công nghiên cứu các trường hợp liên quan tới sự đầu thai hoặc kiếp luân hồi hơn ba thập niên gần đây. Tuy nhiên cho đến nay thì ông cũng chỉ thừa nhận nó như một giả thuyết chứ chưa dám nêu lên một kết luận khoa học chắc chắn nào cả.

Bác sĩ tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Stevenson - người đã nghiên cứu các hiện tượng về kiếp trước suốt nửa thế kỷ nay - kể lại. “ông cùng các đồng nghiệp thuộc Đại học Tổng hợp Virginia đã thử tìm các bằng chứng, được tồn tại như một thực trạng X", mặc dù không tìm được những yếu tố vô lý trong các X và họ cũng không thể lý giải chúng dưới ánh sáng khoa học được. Giáo sư J.Steveson cùng các đồng nghiệp đi tới quyết định chỉ tồn tại một khả năng duy nhất: Giống như ảo giác - nếu nói về khả năng phân tích khoa học hiện nay.

Dễ bị lợi dụng

Hiện nay thế giới loài người vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn, nằm ngoài kiến thức của con người. Điều này phụ thuộc vào lý giải những vấn đề thuộc về ý thức của con người. Cho đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa giải phẫu hết bộ não của con người. Chính vì vậy mà có một số biểu hiện của con người khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải thích. Ví dụ, vẫn chưa có một nhà tâm lý học nào có thể giải thích một cách logic về những cá tính khác nhau, cũng như các chất lượng cá nhân khác nhau của những đứa trẻ được sinh ra từ một gia đình chung. Tuy nhiên, không thể vì những điều chưa giải thích được như vậy mà có thể cho rằng có sự luân hồi tái sinh.

Theo GS. TS Hà Vĩnh Tân (Giám đốc Viện Môi trường Vật lý), ngày nay, chính các nhà khoa học đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề. Từ những năm của thập niên 60 cho đến nay danh sách những nhà khoa học tên tuổi đã dấn thân vào việc tìm hiểu nhưng vẫn chưa có kết luận.

Trong khi khoa học vẫn đang đi tìm câu trả lời cho những vấn đề về tinh thần thì có một một quan điểm chung nhìn nhận vấn đề này theo hướng có ích cho đời sống hơn. Với ý niệm về nhân quả, họ chọn lối sống đạo đức để đầu tư cho tương lai tốt hơn cho dù chuyện này có động cơ tính toán nhưng cũng giúp xã hội đỡ nhức nhối hơn, cá nhân người thực thi lối sống có đạo đức lâu dần cũng chuyển hoá lượng biến thành chất và một lúc nào đó họ thực sự trở thành lương thiện từ trong gốc rễ của mình. Tin vào nhân quả con người không dám làm điều xấu ác, đồng thời tự phán xét mình nhiều hơn đó là sự phán xét chính xác nhất.

Con người sống bình thản hơn không còn lo lắng về kiến thức dở dang, sự nghiệp dở dang, tài năng dở dang, không còn day dứt bởi những điều mình chưa làm được, bởi ý nguyện không thành.v.v... Sự so sánh hơn thua cũng gây bao đau khổ và tội lỗi trong cộng đồng người. Người không gặp nhiều may mắn trong đời cũng có phần nào tự an ủi, tìm cho mình lối thoát khỏi hoàn cảnh theo cách lương thiện và tin tưởng vào cơ hội tốt đẹp của mình nếu mình thực sự xứng đáng. Nếu tin vào ý niệm nhân quả và suy ngẫm về điều này người ta không tham lam vơ vét để làm nô lệ cho lối sống hưởng thụ quá đáng.

GS Bạch Thành Công cũng khẳng định: "Tôi cho rằng, lý thuyết về tái sinh đến nay vẫn chỉ là lý thuyết mà khoa học chưa chứng minh được. Một số nhà khoa học đã sử dụng Định luật bảo toàn năng lượng để giải thích vấn đề tâm thức của con người nhưng chưa có kết quả. Riêng về vấn đề tâm linh, tôi cảm nhận được nhiều khi nó tạo ra một sức mạnh diệu kỳ, đó là đức tin của mỗi người đôi khi nó tạo ra sức mạnh của cả dân tộc. Chính vì vậy, mặc dù theo duy vật biện chứng, không nghiên cứu về tâm linh tôi chưa tin vì vấn đề này chưa được khoa học chứng minh nhưng tôi không phủ nhận. Tôi không phán quyết về nghiên cứu của người khác, ai đưa ra giải thuyết nghiên cứu sẽ tự chịu trách nhiệm về nó. Nhưng trong điều kiện như thế, chúng ta nên coi đó là một công trình nghiên cứu mà không nên mở rộng công bố dễ bị lợi dụng làm điều không hay".

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bí ẩn của kiếp luân hồi

    20/05/2019Cho đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong sự kỳ bí với những việc con người không thể giải thích nổi.
  • Chiếc bánh của Thượng đế

    12/07/2017Minh ThiTrên đời có những điều không thể cố là đạt được. Chỉ có thể để tự nhiên làm công việc của mình. Chân lý đã không thể cố. Niềm tin cũng không. Tình yêu càng không bao giờ...
  • Bản chất kiếp Nhân sinh

    09/09/2014Nguyễn Tất ThịnhYếu tố Phi Vật Chất là những Năng Lượng vô hướng bởi những Vật Chất Nguyên sơ nhất, chưa có tính chất gì, vốn không có kết cấu gì ngoài bản thân nó, gây nên sự chuyển hóa gốc rễ nhất của Vạn vật, bởi bất kì một xáo động nào gặp phải ( nếu bắt đầu có sự lặp lại lần 2 trở lên ) , từ đó sinh thành nên…Nguyên Tử…Phân Tử…khác nhau..và các Qui luật…
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Sự tồn tại của vong linh thánh thần với lên đồng - hầu đồng

    16/09/2013Chuyên viên cao cấp Hồ ThuTrong tiến trình lịch sử dân tộc trải qua các thời kỳ Nho, Phật, Lão, cư dân nông nghiệp Việt Nam phát hiện ra rằng để sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển không thể thiếu vị trí tối linh thiêng và chỉ có một không hai là Bà Mẹ - danh từ Hán Việt gọi là Mẫu.
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • Bí mật về không gian và sự hoàn sinh của con người trong đó

    31/03/2009Nguyễn Tất ThịnhThời gian và Không gian gắn với nhau vô cùng chặt chẽ mà không thể tách rời…tạm so sánh thô như Hai mặt của một bàn tay vậy, nhưng thực ra Trí tuệ con người hiện hữu chưa thể mô tả đúng sự gắn kết đó như thế nào - vì vậy là Bí mật của Thượng Đế !
  • Bí mật về thời gian và tinh thần tái sinh của con người

    01/03/2009Nguyễn Tất ThịnhThời gian và Không gian là Hai Bí Mật Vĩ Đại của Thượng Đế. Mọi Sự vật Hiện tượng/ thế giới Vật chất gắn với các qui luật Vật lí… tồn tại trọng đó, trong đó có Con người…và như tôi đã nói : Con Người là Một phần của Thượng Đế, nên luôn trăn trở, tìm kiếm cái Bí Mật này…không chỉ để giải quyết các bài toán về kĩ thuật trong đời sống của mình mà là lí giải sự tồn tại của mình trước và sau khi mình trở về ‘Cát Bụi’…
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Có hay không "kiếp luân hồi"?

    19/07/2006Trần HồngSau khi chết, con người có "trở lại" mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về "kiếp luân hồi" từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • Các lạt ma hóa thân

    12/10/2005Sách thu hút bạn đọc các giới trước hết do sức hấp dẫn của những câu chuyện truyền miệng vốn có từ lâu về xứ sở huyền bí Tây Tạng. Mà, theo truyền thống tâm linh, người ta tin, sau khi chết, một vị lạt ma có thể hóa thân thành một người khác...
  • Ai đã dọn mình cho cuộc gặp gỡ này?

    01/07/2005Hồ Anh TháiNguyễn Thế Hoàng Linh có hai câu thơ gọi đúng ra chất của anh: Con mời / các cụ / một ly  - Con xin / chúc rượu / một hi hữu / lần (Chiều quan sơn)
  • xem toàn bộ