Sẽ ra sao nếu "trường sinh bất lão"?

10:33 SA @ Thứ Bảy - 04 Tháng Bảy, 2009

"Một cuốn sách đầy đặn, tươi mát, ngọt ngào và nồng nàn như một trái lê mùa hạ." -lời bình luận của Entertainment Weekly về câu chuyện đậm chất cổ tích Nhà Tuck bất tử. Cuốn sách là sự hòa quyện của trí tưởng tượng phong phú, những câu văn nhịp nhàng và sự thông thái của những truyện thần tiên xa xưa.

Tên sách: NHÀ TUCK BẤT TỬ
Tác giả: Natalie Babbitt
Phát hành: Nhã Nam Books & NXB Văn học

*****

Câu chuyện bắt đầu vào một ngày tháng Tám oi nồng, khi những tẻ nhạt ngày thường đưa chân cô bé Winnie Foster ưa khám phá đến với dòng suối đặc biệt – chứa đựng thứ nước trường sinh khiến người ta khi đã uống vào cứ trẻ mãi ở cái tuổi đó, không già hay yếu đi một chút nào.

Gia đình nhà Tuck đã vô tình uống dòng nước đó 87 năm về trước và cứ thế chứng kiến cuộc sống trôi đi mà chẳng hề già thêm. Họ tình cờ gặp nhau và cô bé Winnie bỗng nhiên mang trong mình một bí mật bất khả tiết lộ, bỗng nhiên cô bé trở thành nhân vật quan trọng và được chăm sóc một cách đặc biệt, điều này khiến cô bé thấy lạ lẫm vô cùng.

Bất cứ truyện cổ tích nào cũng bắt đầu với khu rừng già bí hiểm và gợi tò mò từ những đứa trẻ ưa khám phá và say mê tìm tòi. Nhà Tuck bất tử cũng vậy...

Câu chuyện bắt đầu với mảnh rừng Treegap nhà Foster và những con suối chảy qua đó, một ngày nắng nóng của tháng Tám, khi cô bé Winnie cảm thấy chán ghét những áp đặt và chăm lo sát sao của bà và mẹ, cô bé có ý định bỏ nhà ra đi, nhưng rồi lại vì sự sợ hãi cố hữu của trẻ con là sự cô đơn khi đi đâu đó một mình mà chẳng dám đi đâu quá xa. Vô tình thôi, cô bé dừng chân trước một con suối và cũng vô tình chứng kiến câu chuyện về gia đình nhà Tuck và dòng nước bất tử.

Sự ham mê khám phá những điều mới mẻ đã khiến cô bé háo hức với câu chuyện thần tiên này, rồi cùng đi về ngôi nhà có những con người mà theo họ kể là tám mươi bảy năm nay không hề già và yếu đi tẹo nào. Ở đây, khi được đối xử ấm áp và chân thành như một thành viên của gia đình, cô bé đã quyết định làm bạn với gia đình nhà Tuck, và cùng họ giữ bí mật để bảo vệ cả trái đất.

Natalie Babbitt tên khai sinh là Natalie Zane Moore, bà sinh ra tại Mỹ ngày 28/7/1932.Bà từng học tại trường nữ sinh Laurel, sau đó là Đại học Smith rồi trở thành nhà văn và người minh họa truyện thiếu nhi.

Một số tác phẩm của bà đã được dựng thành phim như The Eyes of AmaryllisTuck Everlasting. Bà cũng từng giành giải Newbery Honor cho cuốn Knee–Knock Rise.

Ngoài ra, bà còn là thành viên ban lãnh đạo National Children’s Book and Literacy Alliance (một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ hoạt động tích cực để ủng hộ văn học và các thư viện).

Chuyến phiêu lưu của cô bé Winnie Foster đến với thế giới của những điều kỳ diệu tưởng như một câu chuyện cổ tích đơn thuần với những con người uống dòng nước bất tử. Nhưng thật tài tình, với ngôn ngữ đẹp và giàu hình ảnh, tác giả Natalie Babbitt đã khéo léo lồng ghép vào đó những thông điệp hết sức nhân văn.

Thật khó khăn làm sao với một gia đình mang trong mình bí mật về thứ nước bất tử kỳ diệu mà ai cũng ham muốn, nhưng họ không vì điều gì khác ngoài tương lai của trái đất mà giữ kín bí mật trong suốt nhiều năm.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn có thể sống mãi? Bạn sẽ cứ lặp đi lặp lại quá trình sống một cách nhàm chán và không có sự phát triển. Và điều quan trọng nhất là nếu tất cả mọi người đều uống thứ thuốc đấy thì trái đất này sẽ không thể vận động và phát triển lên được, bởi người già thì cứ già mãi, trẻ con thì không sao lớn lên được, đó hẳn là một cuộc sống tù đầy.

Nguy hiểm nhất là sự đe dọa của những loài động vật nguy hiểm, ví như nếu con muỗi độc mà có thể sống mãi, thì nó sẽ sinh ra biết bao nhiêu con cái cháu chắt nữa và không bao giờ chết đi, như thế hẳn trái đất này sẽ bị hủy diệt một ngày không xa. Rồi ngay cả con người, họ cũng sẽ tranh cướp nhau để sở hữu được thứ nước diệu kỳ ấy, khi đó người ta có thể bị lòng tham làm lóa mắt mà có những hành động không phải với nhau.

Có một điều chính bản thân Winnie khi tiếp xúc với gia đình nhà Tuck cũng biết được rằng: "Trên đời phải có sự sống và cái chết", nếu chỉ có duy nhất sự sống thôi, thì cuộc đời con người ta cũng chỉ như con thuyền trôi quanh một dòng sông nhỏ.

Tất cả các dòng sông đều sẽ chảy và một ngày đổ ra biển, nhưng con thuyền chỉ mãi quanh co ở khúc sông ấy, và tù túng nghìn năm vạn năm, khi đó họ chỉ tồn tại chứ không phải là sống nữa rồi. Chết đi chính là sự luân hồi của kiếp người, có mất đi thì mới có sinh ra, chính vì vậy mà cuộc sống mới có thể tiếp tục diễn tiến, thật đều đặn.

Điều tạo nên những giá trị khác biệt cho Nhà Tuck bất tửchính là chất nhân văn sâu sắc lồng ghép vào khung cảnh cổ tích ngọt ngào về một xứ sở thần tiên không có thật trên đời. Nhưng Natalie Babbitt đã thành công cũng chính vì điều đó, đến với tâm hồn trẻ thơ qua chính những gì chúng yêu thích để rồi từ đó giúp chúng nhẹ nhàng nhận ra giá trị của cuộc sống một cách giản dị và chân thành nhất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Yêu thương những gì không giống mình

    27/08/2015Nguyễn Vĩnh NguyênRằng, ở đâu đó trên mặt đất này, có một con mèo đực và một con mèo cái đã hợp tác với một anh chàng thi sĩ làm cho một chú hải âu con biết bay. Và quan trọng hơn, “họ” đã làm cho một con chim nhớ mình là chim, chứ không phải là… mèo!
  • Các em giỏi quá !

    20/11/2014Huy Đường Lược dịch theo báo Trung QuốcThầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng Chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Truyền thuyết Sakura

    01/10/2008Vân LamSau bóng hoa anh đào, vẫn là chuyện tình "ngoài chồng vợ". Đó cũng là vấn nạn đặc trưng đô thị Việt hiện đại, trong hội nhập văn hoá toàn cầu. Phải chăng thế giới cũng đang ưu tư dài dài hoặc vô phương với kiểu yêu này?
  • Ra mắt tác phẩm Giết con chim nhại

    13/09/2008V. AGiết con chim nhại của Harper Lee, cuốn sách từng được xếp trong danh sách những cuốn sách cần đọc trước khi qua đời bên cạnh Kinh thánh và Chúa tể của chiếc nhẫn. Tác phẩm sẽ ra mắt độc giả Việt Nam trong thời gian tới ...
  • Văn học thiếu nhi: Nhìn đâu cũng trống vắng

    01/06/2008Hồng MinhThiếu một đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp và tâm huyết, quá ít những tác phẩm hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi, thiếu cả một công nghệ quảng bá sách hay đến với các em… đó là những khoảng trống trong mảng sách văn học trong nước dành cho thiếu nhi...
  • Vẫn còn những cơn sốt sách thiếu nhi

    05/07/2005Bộ sách "Đôrêmon học tập", "Đôrêmon thể thao", "Thám tử lừng danh Cônan" (bộ đặc biệt) và "Thần thoại Bắc Âu" của NXB Kim Đồng, "Charlie Bone" của NXB Trẻ (TPHCM) đang tạo cơn sốt cho bạn đọc nhỏ tại TPHCM. Cạnh đó là bộ truyện "Xứ sở thần tiên" do Phương Nam phát hành cũng nhanh chóng dẫn đầu bảng sách bán chạy.
  • xem toàn bộ