Có xóa bỏ chiến tranh được không?
Thưa tiến sĩ Adler,
Tiên tri Isaiahđã nhìn thấy trước về một thời đại khi “khôngcòn chiến tranh gì nữa”. Phải chăng đây là một lý tưởng xa vời sẽđạt được khi “nước Chúa trị đến”, hay chúng ta có thể đạt đượcnền hòa bình vĩnh cửu ngay bây giờ? Liệu chúng ta có phải từ bỏchủ quyền quốc gia để đạt được nó không? Sẽ không thể có mộtthay đổi hoàn toàn trong bản chất con người để loại bỏ chiếntranh sao?
E.M.
E.M. thân mến,
Các nhà tư tưởng lớn trong quá khứ đã cho chúng ta vài ýtưởng về việc ngăn chặn chiến tranh. Một vài người trong số đótin rằng có thể xóa bỏ chiến tranh bằng một chính quyền toàncầu, điều đó yêu cầu việc từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia. Theohọ, cần có những định chế mới chứ không phải sự biến cải tinhthần của con người.
Dĩ nhiên, nhiều tác giả xem việc xóa bỏ chiến tranh là khôngđáng mơ ước và cũng không khả thi. Machiavelli(1)và Hegelxem chiến tranh là chuyện nghiêm trọng nhất của các quốc gia cóchủ quyền, một điều không thể bị xóa bỏ cũng như chủ quyền quốcgia là không thể bị cắt bớt. Hegelxem chiến tranh là tốt về mặttinh thần cho các quốc gia.
Ngược lại, Danteở thế kỷ 13 và Kant, thế kỷ 18, cho rằnghòa bình thế giới là mục tiêu mà loài người có nghĩa vụ, về mặtđạo đức, phải đạt tới. Cả hai ông đều nghĩ rằng mục tiêu ấy chỉ cóthể đạt được thông qua việc liên kết các quốc gia trên thế giớithành một chính quyền duy nhất dựa trên luật pháp và công lý.Kant tuyên bố “Lý trí thực tiễn về đạo đức, vang lên trongchúng ta lời phủ quyết không thể đảo ngược được: Khôngcó chiến tranh nữa.” Mệnh lệnh này kêu gọi mọi quốc gia “thoátra khỏi tình trạng dã man phi luật pháp và gia nhập mộtLiên minh các quốc gia.”
Nếu không vượt qua được Hội Quốc Liên trước đây hoặc LiênHiệp Quốc hiện nay, thì một liên minh các quốc gia cũng chẳng điđến đâu. Như các tác gia ủng hộ thành lập liên bang Mỹ đã thừanhận, chúng ta phải vượt xa hơn một khối liên hiệp lỏng lẻo đểtới một “khối thống nhất hoàn hảo hơn” nếu chúng ta muốn thiếtlập hòa bình giữa các dân tộc lân bang.Nhưng, bạn có thể hỏi, tại sao một chính phủ toàn cầu lại làcon đường duy nhất để đạt được hòa bình thế giới? Thứnhất, vìchiến tranh là tình trạng tự nhiên giữa các quốc gia độc lập. Sửgia Hy Lạp cổ Thucydidesvà triết gia Anh thế kỷ 17 Hobbeschỉra rằng các quốc gia có chủ quyền không thực sự sống trong hòabình với nhau ngay cả những khi họ không đánh nhau.
Thucydidesnhận thấy cái được gọi là “hòa ước” không tạo rahòa bình, nó chỉ tạo được đình chiến võ trang. Hobbesghi nhậnrằng các quốc gia chủ quyền luôn có chiến tranh với nhau, hoặc làchiến tranh lạnh với các âm mưu và thủ đoạn ngoại giao hoặc làchiến tranh nóng với sắt thép và súng đạn. Hobbesnói rằng “Chiếntranh không chỉ nằm trong trận đánh hoặc hành vi chiếnđấu”. Nó tồn tại bất cứ nơi nào mà con người không thể dàn xếpnhững dị biệt của họ mà không sử dụng đến bạo lực như giải phápsau cùng.
Hòa bình không có nghĩa là sự vắng mặt các xung đột nghiêmtrọng giữa con người với nhau. Nó không đòi hỏi con người phải trởnên các vị thánh hay thiên thần, và sống với nhau trong tình anhem hoàn hảo. Những điều như thế sẽ không bao giờ xảy ra trên mặtđất. Hòa bình đơn giản chỉ là tình trạng mà trong đó con người cóthể dàn xếp mọi dị biệt của họ bằng đối thoại thay vì bằng bạo lực.
Điều này giúp chúng ta nhận ra một lý do khác về việc chínhquyền toàn cầu trở thành con đường duy nhất đi tới hòa bình thếgiới. Để thay bạo lực bằng đối thoại, cần có một chính quyền. Nếuđiều này đúng trong nội bộ từng quốc gia thì nó cũng rõ ràng với
“Có hai loại tranh đua giữa con người với nhau, một do luật phápchi phối, và một do bạo lực quyết định; và hai lối tranh đua này cómột bản chất là khi cái này kết thúc thì cái kia khởi đầu.”
Nhưng để dàn xếp những xung đột của con người bằng luậtpháp thay vì bằng bạo lực, bạn cần có một chính quyền với quyền hạn soạn thảo, áp dụng và thi hành luật pháp.
Chúng ta biết rằng hòa bình dân sự tùy thuộc vào chính quyền dân sự – tại
Bạn có thể thừa nhận rằng điều đó là cần thiết, và thậm chíkhả thi về mặt lý thuyết; nhưng, bạn có thể tự hỏi, điều đó có thểkhả dĩ và thực hiện được trong tương lai gần hay không?
Những nhà tư tưởng lớn trong quá khứ không cho chúng ta câutrả lời nào trước câu hỏi đó. Họ đem lại cho ta các nguyên lý tưduy mạch lạc về vấn đề này, nhưng việc chúng ta có giải quyếtđược nó hay không thì còn tùy thuộc vào thiện chí muốn suy nghĩmọi chuyện cho rốt ráo và quyết tâm hành động khôn ngoan hơntrong tương lai. Cho dù chúng ta có làm được điều đó hay khôngthì lời tiên tri của bạn cũng tốt đẹp như của tôi.
(1)Niccolò Machiavelli(1469 – 1527): tác gia, chính khách và lý thuyết gia chínhtrị người Ý. Tác phẩm chính, The Prince(“Quân vương”), và những tác phẩmnhiều ảnh hưởng mà bá đạo khác về thuật trị nước của ông khiến tên ông đồngnghĩa với sự xảo quyệt và lừa dối.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường