Nguồn gốc của chiến tranh

03:46 CH @ Thứ Sáu - 22 Tháng Tư, 2016

Tại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại.

Chiến tranh, theo các nhà các nhà nhân chủng học là một dạng bạo lực thường gây ra chết chóc giữa hai nhóm (người), bất kể quy mô của nhóm người đó ra sao và số lượng nạn nhân là thế nào. Nhưng trong chừng mực nào đó, một định nghĩa rộng như chiến tranh, hay nói chính xác hơn là các trường hợp xung đột xã hội cua con người nguyên thủy liệu có soi sáng được nguồn gốc và các hậu quả của các cuộc chiến tranh hiện đại như đã từng xảy ra ở Kosovo, Irắc, Rwanda, Việt Nam và Triều Tiên? Cách đây khoảng 30 năm, các nhà nhân chủng học nghiên cứu về chiến tranh đã từng có lần tụ họp lại trong một căn phòng nhỏ và tranh luận hăng say về chiến tranh. Giờ đã khác. Thời thế thay đổi và nghiên cứu nhân chủng học về chiến tranh đã được tiến hành sâu hơn và chín muồi hơn. Người ta thấy xuất hiện trên báo chí chuyên ngành chính trị cũng như các phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề trước kia tưởng chỉ có các nhà chuyên môn quan tâm.

Chiến tranh đến từ đâu?

Vậy thì nguồn gốc chiến tranh từ đâu mà ra? Liệu nó có phải là một trong những điều kiện gắn liền với cuộc sống của con nguời? Thí dụ về Yanomami, một bộ lạc thổ dân da đỏ ChâuMỹ (Anh-Điêng) sống ở khu vực Venezuela và Braxin là một minh chứng điển hình.

Năm 1968, ngay sau khi được công bố thì cuốn sách của Napoleon A.Chagnon dưới tựa đề Yanomamo: The Fierce People (Yanomamo: Dân tộc tự cường) đã trở thành một tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong ngành nhân chủng học. Đối với hầu hết các sinh viên trong lĩnh vực này thì đây được coi là cuốn sách nhập môn duy nhất. Luôn bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vì các lý do như phụ nữ, uy tín và các cuộc cãi cọ giữa các dòng tộc, người Yanomami được coi như phiên mẫu của người nguyên thuỷ. Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu ra hơn nữa, Chagnon khiến người đọc nghĩ rằng cái hung tợn của con người là do gen gây ra: đây là một phát hiện gây chấn động, kể cả khi phát hiện này là đúng.

Trong năm 1974, nhà nhân chủng học MarvinHarris đã đưa ra một cách nhìn khác. Chiến tranh ở người Yanomamitheo ông là câu trả lời phù hợp đối với một dân tộc phải đối mặt với sự cạn kiệt về các nguồn lương thực, đặc biệt là hết nguồn thú săn. Tuy nhiên, giả thiết đã không đứng vững trước một nghiên cứu khắc sâu hơn về sinh thái của người Yanomami.

Năm 1995, R. Brian Ferguson, Giáo sư nhân chủng học của Đại học Rutgers (Mỹ) miêu tả những người Yanomami đã phải đối đầu với các đợt săn đuổi của người Châu Âu từ thế kỷ XVIII. Theo ông, các cuộc chiến tranh do bộ tộc này gây ra thường gắn liền với những thay đổi do những người ChâuÂu mang tới. Các cuộc xung đột vũ trang gần đây nhất cũng xuất phát từ mối đe dọa mất quyền tiếp cận với các dụng cụ sản xuất bằng sắt và các phương tiện sản xuất khác do người Phương Tây mang tới.

Những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện trong giới khoa học. Những sự tranh cãi dường như bớt ồn ào hơn và chỉ tập trong trong lĩnh vực học thuật khi cuốn sách Darkness in Eldorado: How Scientists and Journalists Devastated the Amazon (Màn đêm Edorado: các nhà khoa học và nhà báo đã tàn phá Amazon thế nào?) được xuất bản vào năm 2000. Cuốn sách này do một nhà báo viết là lời luận tội chống lại Chagnon, kết án cả cái nguồn gốc của chiến tranh mà ông này đưa ra. Các cuộc bút chiến lại tiếp tục giữa các nhà nhân chủng học: những người bảo vệ Chagnon và những người chồng ông này công kích nhau không thương tiếc. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng chính những người truyền giáo là thủ phạm lớn nhất. Kết cục của thời kỳ này là chẳng ai có thể tự nhận là mình hiểu được các cuộc chiến tranh của người Yanomami mà không phải tính đến lịch sử cực kỳ phức tạp của tộc người này.

Ngoài trường hợp đặc biệt của Yanomami, thì dường như tất cả mọi nơi trên thế giới, cái mà người ta gọi là chiến tranh nguyên thủy hay chiến tranh bản địa thường biến đổi, ác liệt hơn và đôi khi nhanh chóng hơn khi tiếp xúc với người phương Tây. Một loạt các nghiên cứu lịch sử của BrianFergusonNeilL.Whitehead (ĐH Wisconsin-madison) đã kết luận rằng những thay đổi về tính chất chiến tranh như vậy đều đã xảy ra trước khi các nhà dân tộc học bước chân tới những vùng dân tộc hẻo lánh. Chiến tranh bản địa được miêu tả qua hàng thế kỷ gần đây không thể được coi là điển hình cho chiến tranh thời tiền sử. Những phát hiện khảo cổ học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề.

Năm 1996, để trả lời câu hỏi này, LawrcnceH.Kecley, nhà khảo cổ học của Đại học lllinois đã xuất bản cuốn sách: War before Civihza-tion ( Chiến tranh trước thời Văn minh). Bằng cách thu thập một số trường hợp bạo lực tiêu biểu, Keeley dường như chứng tỏ rằng con người luôn luôn gây ra chiến tranh. Điều này cũng được ông tuyên bố trong Tạp chí Nature: chiến tranh cũng giống như thương mại và những trao đổi. Đó là những thứ mà con người tạo ra.

Chiến tranh hiện đại

Mới đây hơn, Stcven A.Leblanc, nhà khảo cổ thuộc Đại học Harvard chứng tỏ rằng tại những nơi còn tồn tại các dấu tích khảo cổ, chiến tranh liên tục xảy ra và hầu như thời nào cũng có chiến tranh. Leblanc đã phát triển một lý thuyết để chứng tỏ kết luận nói trên. Ông cho rằng người tiền sử không hề biết đến việc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, họ lãng phí các nguồn tài nguyên trong khi dân số gia tăng, họ thiếu thức ăn và điều này dân tới chiến tranh: đây là quan điểm của nhà kinh tế học Malthus. Về phần mình, BrianFurguson cho rằng cần phải xem xét kỹ những bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất để có thể đưa ra được nguyên nhân logic của chiến tranh. Mặc dù vẫn đang trong quá trình nghiên cứu những nhận xét đầu tiên của BrianFerguson là phản đối ý kiến cho rằng chiến tranh là một trong các đặc tính trong sự tồn tại của loài người. Ngược lại, nhũng khám phá khảo cổ mới đây đã cho thấy rằng chiến tranh đã từng là một hiện tượng phổ biến cách đây tới cả 10.000 năm.

Bằng chứng hiển nhiên nhất của chiến tranh được khảo cổ chứng minh là một nghĩa trang tập thể dọc theo bờ sông Nit, khu vục Sudan. Được biết dưới cái tên Site 117 (địa điểm 117), nghĩa trang này đã được xác định là có tới 12.000 - 14.000 tuổi. Có 59 bộ xương được bảo quản cẩn thận trong nghĩa trang trong đó 24 bộ xương có các dấu vết bị thương do đá (vũ khí của thời đó). Cần chú ý một chi tiết là thời kỳ này trùng lặp với một thời kỳ khủng hoảng sinh thái: nước thượng nguồn tăng nhanh khiến lòng sông đã biến thành một lũng sâu. Đồng bằng bị nước ngập và sau đó lại bị hạn hán khiến dân cư bị mất nguồn lương thực. Bên ngoài Site 117, kiểm tra kỹ càng khoảng 100 bộ xương thì chỉ khoảng một tá bộ xương người Homo sapiens độ tuổi khoảng hơn 10.000 năm có những dấu hiệu bạo lực giữa người với người.

Nguồn cơn của các trận chiến

Phía Bắc của nước Úc, những dấu vết khác trên đá có tuổi hơn 10.000 năm cho thấy hình của các cuộc chiến tay đôi giữa hai người hoặc hai nhóm nhỏ người. Chiến tranh, nếu tính cả các cuộc đối đầu giữa hai nhóm người đã xuất hiện cách đây khoảng 6.000 năm. Các biến đổi khí hậu đã khiến mực nước biển dâng cao và nhấn chìm dần dần bình nguyên rộng lớn nối liền Úc với TânGhinê.

Vùng Cận Đông cũng có một vài bằng chứng về các cuộc chiến giữa các tộc người vốn rất hòa bình. Nhiều dấu vết được phát hiện ở người hái lượm Natofien, những người sống ở khu vực Israel, Uban, Cận Jordania, Syria, ngày nay nhưng cách đây khoảng 12.800 -10.500 năm. Chỉ có hai trong số 370 bộ xương được kiểm tra cho thấy những dấu hiệu của đánh đập. Những bức tường Jericho đầu tiên (10.500 - 9.300 tuổi) thường được người ta trích dẫn như là bằng chứng về nguồn gốc của chiến tranh nhưng thực tế giờ đã được chứng minh có tác dụng như những con đê chống lụt. Một điều kỳ cục là các bằng chứng mới đây cho rằng cuộc chiến tranh kéo dài bất tận cách đây khoảng 10.000 năm lại bắt đầu từ khu vực Bắc của Irăc hiện nay. Ba khu vực nông nghiệp trong đó cổ nhát là QennezDere lại có đầy dấu vết của những cái chùy, mũi tên với các bộ xương và ngôi nhà kiên cố. Như vậy với các bằng chứng này thì đây có thể được coi là nơi khởi nguồn của chiến tranh.

Các dấu hiệu chiến tranh cách đây khoảng 8.000 năm dọc theo các con đường núi cao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dọc theo sườn núi Anatolien, người ta khai quật được các bàng chứng khảo cổ của cả một ngôi làng được bao bọc bởi một tưởng thành ở Icel. Được xây dựng cách đây 6.300 năm rồi bị tàn phá, ngôi làng được xây dựng bới một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. Dọctheo dòng sông Nit, trong khu vực hiện giờ là Ai Cập, dòng sông đã làm sụt lở các tầng địa chất vào thời điểm cách đây hơn 6.300 năm. Nhưng kể từ thời điểm trên, người ta lại thấy những cái chùy tương tự như đã tìm thấy ở Mesopotamie. Lên tiếp trên thượng nguồn, gần khu vực Khartoum, người ta cũng thấy những chiếc chùy có tuổi còn nhiều hơn 2.000 năm, trước cả thời kỳ xuất hiện nông nghiệp. TạiTrungÁ, ở phía Đông biên Caspie, tại các địa điểm còn lại dấu vết của các trại người hái lượm và những khu vực nông nghiệp đầu tiên, người ta không hề thấy có bất cứ dấu hiệu nào của chiến tranh. Nhưng những nơi này có độ tuổi khoảng 5.000 năm. Tại các vùng thượng Pakistan, những người trồng trọt đã bắt đầu xây dựng các bức tường cách đây ít nhất khoảng 6.000 năm.

TạiTrungQuốc, dù cho các cây kê được trồng cách đây hơn 8.000 năm nhưng những dấu hiệu của chiến tranh chỉ có sau đó khoảng 1.000 năm. Cách đây khoảng 7.000 năm, trong một các tang vân hóa thời đồ đá mới của khu vực này, các đường hào sâu đã được đào xung quanh làng, thậm chí có đoạn bên trên bờ hào có cả các phên dậu. KhápTrungQuốc người ta không tìm thấy dấu vết của bạo lực thời kỳ 4.600 năm về trước ngoại trừ một bộ xương có vết đinh cắm ở xương đùi. Tiếptheo đó, những bức tường đất và những dấu hiệu khác đã chứng tỏ bắt đầu có các cuộc xung đột trong lịch sử TrungQuốc. Trong một cái giếng làng, người ta thấy chất đầy các bộ xương mất đầu hoặc đầu có dấu hiệu bị lột da trước khi chết. Tại Nhật, người ta tìm thẩy dấu hiệu của thâm canh nông nghiệp với sự xuất hiện của người di cư từ lục địa tới cách đây khoảng 2.300 năm. Trong số 5.000 bộ xương được các nhà khảo cổ đào được người ta chỉ thấy có 10 bộ có dấu hiệu của bạo lực gây ra tử vong. Ngược lại trong số khoảng 1.000 bộ xương vào sau thời kỳ di trú thì đã thấy có khoảng 100 bộ xương có các dấu vết của bạo lực.

ChâuÂuChâuMỹ

TạiChâuÂu, không có bất cứ bằng chứng xác thực nào của xung đột trong thời kỳ đồ đá cũ dù rằng nhiều nhà khảo cổ vẫn nghĩ ngược lại. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10.500 năm, khi dân số nông nghiệp định cư bắt đầu tăng lên, tại nhiều địa điểm người ta đã tìm thấy dấu hiệu của bạo lực cá nhân và cũng có những dấu hiệu của bạo lực tập thể. Trong thời kỳ này, những dấu hiệu bạo lực cũng được tìm thấy tại một số các địa điểm khai quật khác. Bắt đầu cách đây từ 6.500 năm, tại các địa điểm trước kia là đường hào người ta tìm thấy các bộ xương với những vết thủng hình tròn, cũng có nhiều dấu hiệu của các đợt tàn sát tập thể cả ngôi làng. Vào thời kỳ đồ đồng, 2.000 năm sau đó, chiến tranh và quân đội đã thực sự là đối tượng của việc thờ cúng.

VùngBắcMỹ có tình hình rối rắm và phức tạp hơn theo từng khu vực khác nhau. Người Kennewick, bộ xương được tìmthấy tại bang Wash-inglon có tuổi khoảng 7.500 - 9.200 năm có dấu hiệu vết thương ở vùng xương chậu. Nhưng đây chỉ là một trường hợp cá biệt. Tại vùng biền Thái Bình Dương, phía Đông Bắc, người ta tìm thấy các dấu vết đánh đập trên các bộ xuống còn sót lại, trong khi những dấu hiệu của xung đột bắt đầu xuất hiện cách đây 4000 năm trong các khu vực phía Bắc trong khi ở phía Nam, những dấu hiệu tương tự chỉ xuất hiện vài trăm năm sau đó. Nhiều bộ xương đã được tìm thấy trong những khu rừng cỏ phía Tây chứng tỏ rằng đã có những dấu hiệu của bạo lực. Trong một số trường hợp, thí dụ như tại một địa điềm ở bang Florida thời điểm cách đây khoảng 7.000 năm, nhiều cá nhân đã liên quan tới các đụng độ bạo lực. Nhưng những khám phá đặc biệt lại thuộc về thời cách đây khoảng 5.000 năm. Tại khu vục Đồng bằng lớn ở phía Nam, trong số 173 bộ xương có tuổi khoảng hơn 2.500 năm, chỉ có một bộ xương có dấu hiệu của sự giết người: một người đàn bà bị đập hai lần vào đầu. Những dấu vết chiến tranh không thể chối cãi được tại khu vực Đông Bắc cách đây ít nhất khoảng 2.000 năm đặc biệt ấn tượng. Gần như 2/3 thậm chí hầu như tất cả trong số 90 xác chết chôn tại một hang động ở phía Nam băng Utah đều đã bị giết chết.

Một bài báo mới đây nói về địa điểm Oaxaca ở Mêhicô đã khẳng định một cách hùng hồn nguồn gốc của chiến tranh. Tóm lại, nếu chiến tranh là chuyện khá phổ biến thời kỳ tiền sử thì vô vàn nhùng di tích khảo cỏ được tìm thấy phải chứa những dấu vết về nó. Nhưng chúng lại hầu nhu chằng có gì nhiều. Chúng ta đang gặp một trường hợp trong đó "sự vắng mặt của bàng chứng không có nghĩa là có bằng chứng ngoại phạm".

Nhưng tại sao các dân tộc yên lành trong quá khứ lại bỗng trở thành những xã hội đầy bạo lực. Những nguyên nhân chính xác dường như ít thấy hiển hiện nhưng theoBrianFugcrson thì có 5 điều kiện tiên quyết liên quan tới việc xuất hiện chiến tranh thời tiền sử. Một trong số đó là giai đoạn chuyển từ phong tục di cư thành định cư không hoàn toàn gắn với nông nghiệp. Thực ra khi một bộ phận dân cư cảm thấy phù hợp với một khu vục nào đó và thấy ở đó có các nguồn cung cáp lương thực thì họ thường ít phải trải qua những thời kỳ khốn khó.

Một điều kiện tiên quyết khác là sự tăng trưởng nhanh chóng trong nội bộ của một bộ phận dân cư dẫn tới việc cạnh tranh nhau để tiếp cận với nguồn tài nguyên. Tiếp đến là sự phát triển về mặt trật tụ xã hội, một tầng lớp tinh túy xuất hiện cùng với những địch thủ cạnh tranh. Rồi là sự gia tăng thương mại từ xa đến, đặc biệt là việc buôn bán các đồ vật có giá trị: những thứ đáng phải tranh giành nhau. Cuối cùng, việc chiến tranh bắt đầu hoặc gia tăng cường độ chiến tranh thường liên quan tới một thời kỳ biến động lớn về khí hậu khiến các điều kiện cung cấp những vật phàm thiết yếu cho cuộc sống con người bị thay đổi.

Quan hệ phụ thuộc

RaytnondC.Kelly, nhà nhân chủng học thuộc Đại học Michigan cùng đã đưa ra một cách xác định nguyên nhân của chiến tranh. Theo ông, một trong những nguyên nhân của chiến tranh có liên quan tới hiện thực của xã hội. Bàng việc phân tích các ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau để so sánh thực tế xã hội của những người hái lượm có chiến tranh với nhũng người cùng thời nhưng sống hòa bình, ông đã nhận thấy rằng trong một vài trường hợp của các xã hội người hái lượm thanh bình, các tổ chức xã hội không vượt quá phạm vi của họ hàng và một hệ thống lỏng lẻo nhưng lại khá linh hoạt. Ngược lại, các xã hội có chiến tranh thường là tập hợp của các tập thể lớn và được xác định như kiểu các phường hội. Sự tồn tại cua các nhóm người tập trung này dẫn tới việc xuất hiện khái niệm lăng mạ tập thể và mong muốn thay thế tập thể.

Trải qua hàng nghìn năm, chiến tranh giữa các bộ tộc trở thành chuyện thường tình chứ không phải là cá biệt. Khi các điều kiện cho chiến tranh đã trở nên chín mùi thì phần lớn nhất của một dân tộc trong những vùng rộng lớn nhát bỏ đi nơi khác. Sự phát triển này đã phát triển cái ý tưởng gây chiến tranh đối với những nhóm người khác. Thí dụ các Nhà nước cổ sử dụng nhũng kẻ "mọi rợ" ở các khu vực ngoại vi đề mỏ rộng vương quốc của mình và đàm bảo an toàn cho hệ thống thương mại của họ. Cuối cùng, việc bành trướng của người Châu Âu từ sau năm 1492 đã khiến những người bản địa đứng dậy đánh lẫn nhau vì chủ quyền lãnh thổ của họ, bảo vệ những nô lệ và ảnh hưởng thuộc địa của mình. Những nhóm người tị nạn buộc phải trở về nước của họ, những đồ vật chế tạo được đưa vào và các lý do mới của chiến tranh lại xuất hiện (như trong trường họp của người Yanomami). Chính việc phổ biến vũ khí của người ChâuÂu đã khiến các cuộc giao tranh trở nên đẫm máu hơn bao giờ hết.

Khi bắt đầu nghiên cứu về chiến tranh giữa những năm 1960, Ferguson đã bị ảnh hưởng của tư tưởng có tên là văn hóa sinh học mà người hậu duệ hiện văn đang báo vệ cho tư tưởng này là StevenLeblanc. Áp lực của dân số lên các nguồn cung cấp lương thực (đất đai, thú săn, thú nuôi) trong quá khứ luôn được coi là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc. Trong vài trường hợp, thuyết này tỏ ra đúng. Thí dụ như ở những dân tộc sống dọc theo bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương chẳng hạn. Trước khi dân số của các tộc người này giảm đi vào thế kỷ XIX, nhũng cuộc giao tranh dữ dội đã diễn ra để giành quyền tiếp cận tới các nguồn lương thực cơ bản như các cửa sông nơi có các đàn cá hồi sinh sống. Tuy nhiên, chiến tranh tại nhiều khu vực khác của trái đất không phải hoàn toàn bát nguồn từ lý do lương thực.

Ngày nay, thuyết này được nhiều chuyên gia sử dụng lại dưới cái tên "an toàn môi trường". Họ giải thích những lý do gây bạo động thời gian gần đây lý do sự khan hiếm các nguồn lương thực gây ra bởi dân số tăng và môi trường bị hủy hoại. Nhưng khi xem xét một số các trường họp xung đột thời gian gần đây ở Chiapas (Mêhicô) hay ở Rwanda, các nhà nghiên cứu lại không ủng hộ thuyết "sinh học" này. Các nhà nhân chủng học lại khám phá ra rằng nếu một nhóm dân nào đó thiếu các nguồn lực cơ bản thì nguyên nhân chính lại là việc phân chia không công bằng các tài nguyên ngay trong nội bộ của xã hội đó. Đây là một nguyên nhân chính trị và kinh tế chứ không phải là do dân số gia tăng về mặt cơ học và các nguồn lương thực thiếu thốn. Ngành nhân chủng học có thể đưa ra một cái nhìn hoàn toàn khác về các thảm họa diệt chủng ở Rwanda hay các cuộc nội chiến tại các nước Balcan. Nghiên cứu các xung đột hiện đại cho thấy các nguyên nhân chiến tranh khá đa dạng: do nhu cầu lương thực, do quan hệ sinh học khu vực thay đổi, do đấu tranh giành quyền lực giữa các chính phủ hay trong một nước hoặc các nguyên nhân khác như tôn giáo và sắc tộc.

Quyền lợi của các nguyên thủ

Vả lại, các thòi kỳ khủng hoảng được nhìn nhận khác nhau theo từng nhóm người khác nhau. Các quyết định liên quan tơi nhận thức và quyền lợi của mỗi người khác nhau. Thông thường thì việc nhìn nhận một sự việc gắn bó chặt chẽ với quyền lợi của người xem xét vấn đề. Khi một cuộc xung đột xảy ra và các cuộc tàn sát bắt đầu thì các sắc thái nguyên nhân chiến tranh biện mất. Số phận của một người được quyết định đơn giản bởi tôn giáo, dân tộc hay bộ tộc mà người đó tham gia. Cuộc tàn sát những người Tutsi trong đợt diệt chủng ở Rwanda vào năm 1994 là một ví dụ điển hình. Nhưng những khác biệt này không phải là nguyên nhân của xung đột.

TheoR.BrianFerguson, trong nhiều trường hợp (không phải tất cả), quyết định chiến tranh liên quan tới việc theo đuổi quyền lợi riêng của chính những người đưa ra quyết định. Một xung đột có thể liên quan tới các vấn đề lương thực cơ bản nhưng nó cũng có thể nổ ra khi quyền tiếp cận tới nguồn lương thực chỉ được giành riêng cho một nhóm người tinh hoa nào đó. Quyết định chiến tranh còn phụ thuộc vào tính toán hơn thiệt giữa giá phải trả của cuộc chiến với các nguy co tiềm tàng sau đó có đe dọa không chỉ mạng sóng mà cả tài sản của những người tham gia cuộc chiến. Nói một cách nào đó cụ thể hơn thì quyết định liên quan tới vị trí trong bảng thứ hạng chính trị nội bộ: các "đại gia" của Tân Tây Lan là các hoàng thân và tổng thống, các nhà lãnh đạo thường ủng hộ chiến tranh vì chiến tranh tạo điều kiện trở lại cho các lãnh đạo. Tất nhiên, nhưng người muốn thúc đầy chiến tranh không bao giờ đưa ra quyết định bởi chính quyền lợi của mình. Thường điều này liên quan tới mối hiểm nguy và lợi ích của một tập thể. Những người ủng hộ chiến tranh thường luôn đưa ra những giá trị cao cả cần phái bảo vệ, sự cần thiết phải chống trả lại những hành động qủy quái, bảo vệ tôn giáo chính thống hay ủng hộ dân chủ. Chính bằng những lá bài này mà họ tranh thủ được những kẻ còn chần chừ và tạo ra được một quyết tâm đầy cảm tính.

Hành trình của chiến tranh không chỉ, thậm chí không hoàn toàn bởi các mưu mô bị ổi. Cùng có thể nó được tạo ra bởi như cầu tự điều chỉnh về lương thực của con người. Những người tuyên bố chiến tranh bao giờ cũng tin rằng lý lẽ và sự lựa chọn của mình là đúng. Đó chính là khả năng đã biến con người thành một giống loài hết sức nguy hiểm.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Có xóa bỏ chiến tranh được không?

    03/08/2006Các nhà tư tưởng lớn trong quá khứ đã cho chúng ta vài ýtưởng về việc ngăn chặn chiến tranh. Một vài người trong số đótin rằng có thể xóa bỏ chiến tranh bằng một chính quyền toàncầu, điều đó yêu cầu việc từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia. Theohọ, cần có những định chế mới chứ không phải sự biến cải tinhthần của con người. ...
  • Bước vào thiên niên kỷ III sao người khôn chưa khôn

    24/03/2006Nguyễn Văn ChiểnRất đáng phàn nàn là nếu khoa học công nghệ đã tiến vượt bậc thì hầu như như đạo đức con người chưa tiến được bao nhiêu. Từ lúc nhân loại định cư để làm nông nghiệp tới nay không thời nào là không có chiến tranh. Trong các loài động vật sống trên Trái đất thì loài người là loài duy nhất chế tạo ngày càng nhiều vũ khí để giết người hàng loạt...
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • xem toàn bộ