Sức mạnh của David

01:04 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Tư, 2018

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nhiều lợi thế trong cạnh tranh và phát triển. Sức mạnh sẽ tăng lên nếu có sự linh hoạt và hỗ trợ.

"Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhận thức rõ vai trò trong sự phát triển kinh tế của đất nước”.

Đặc điểm của thị trường hiện đại là cạnh tranh mang tính toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh về giá đã nhường bước cho cạnh tranh về chất lượng, tốc độ. Khách hàng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn và được chiều chuộng hơn qua cạnh tranh.

Trong điều kiện này, lợi thế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là gần gũi với khách hàng, phản ứng nhanh với những nhu cầu của khách hàng, luôn có sự hỗ trợ của Nhà nước do vai trò chủ chốt trong nền kinh tế xã hội. Vì vậy, SMEs cần biến các lợi thế này thành sức mạnh cạnh tranh.

1. Sáng tạo ra các giá trị cao, độc lập:

SMEs, với nguồn lực hạn hẹp, luôn lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn.

Thực ra, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn tránh cuộc cạnh tranh đối đầu về giá vì việc này mang tính tàn phá, dẫn tới sự lừa dối khách hàng bàng kiểu ăn cắp "chất lượng".

Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cụ thể là cho khách hàng. Giá trị được tạo ra càng lớn thì phần thường (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực...) mà Công ty nhận được từ khách hàng càng lớn.

Vì thế, SMEs phải có chiến lược kinh doanh riêng, bảo đảm tạo ra những giá trị cao, độc đáo cho khách hàng việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội, khách hàng rất quan trọng để có chiến lược kinh doanh thành công.

Thời gian qua, nhiều SMEs Việt Nam đã nổi lên trong việc tạo ra chỗ đứng riêng như bước NămRoi, tranh cát hoa đất sét... Hiệu quả này xuất phát từ việc nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo la giá trị làm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng.

2. Chú trọng hơn nữa đến yếu tố dịch vụ:

Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ. Xu thế này cũng được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà các SMEs có thể khai thác cho tương lai lâu dài và bền vững của mình.

Hơn nữa, nếu SMEs biết khai thác tót hơn nữa các dịch vụ kèm theo sẽ mang lại hiệu quả nhân đôi, nhân ba.

Do gần gũi và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của khách hàng, SMEs có lợi thế rất lớn trong việc tạo ra các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu đó. Khi SMEs đáp ứng dịch vụ tốt, không ai có thể cạnh tranh được với họ.

3. Cótầm nhìn dài hạn về sự phát triển:

Không ai lớn lên mà không bất đầu từ bé, thậm chí bắt đầu từ số 0. Thành công vang dội của Google, Yahoo, Microsoft đi từ 0 đến "có nhiều” và trở thành người khổng lồ.

Trong quá trình này, họ cũng không ngần ngại sự có mặt của những Công ty lớn trước đó. Vì vậy, SMEs cần tự tin vào giá tri và sự tòn tại của bản thân, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng. Để làm tốt điều này SMEs cần có tầm nhìn cho sự phát triển.

HenryFord đã có một tầm nhìn "dân chủ hóa thị trường xe hơi". Ông muốn mỗi người lao động bình thường với thu nhập trung bình, cũng có thể sở hữu một chiếc xe hơi. Tầm nhìn này đã biến Ford Motor từ một Công ty gia đình trở thành Tập đoàn hùng mạnh như ngày nay.

Tầm nhìn dài hạn sẽ giúp các SMEs hình thành được hệ thống sản xuất kinh doanh phù hợp, từng bước chuyên nghiệp hóa trong sự phát triển. Từ đó, SMEs mới có thể bảo đảm năng lực quản lý các hệ thống lớn trong tương lai không xa. Thường xuyên học tập và phát triển năng lực, chuẩn bị cho tương lai tươi sáng hơn là nhiệm vụ cáp bách của SMEs hiện nay.

4. Tìm những phân khúc thị thường phù hợp:

Khi quy mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lược thường được sử dựng của SMEs là chui vào các ngách của thi trường hoặc khác biệt hóa. Ở đó, các "ông lớn" không thể làm hoặc không thể chui vào. Vì vậy, SMEs nên chú ý những ngành nghề, ngóc ngách trên thị trường mà các Công ty lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập.

Chiến lượt thiết lập những "an toàn khu” hoặc "bám thắt lưng địch mà đánh" cũng có thể được áp dụng một cách sáng tạo trong kinh doanh ngày nay, nếu phải đương đầu với những người không lppg.

5.Cạnh tranh dựa trên yếu tố tốc độ:

Doanh nghiệp lớn luôn có bộ máy cồng kênh, các quy trình và thủ tục phức tạp nên thường khó khăn, chậm chạp trong chuyển đói sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi đó, với lợi thế nhỏ, gần gũi khách hàng, SMEs có ưu thế hơn ở khía cạnh này.

Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các Công ty kịp thời thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt nhanh hơn, phản ứng tốt với sự thay đói này và làm họ thỏa mãn sẽ được lựa chọn.

6. Phát triểnthông qua liên minh chiến lược:

Vấn đề khó khăn lớn nhất của SMEs là thiếu nguồn lực. Để thu hút nguồn lực từ thị trường trước hết SMEs cần có tư duy "hệ thống mở” trong quá trình phát triển.

Toàn cầu hóa không chỉ làm biên giới giữa các quốc gia mờ đi mà còn làm cho biên giới của các tổ chức kinh doanh dần được xóa bỏ. Vì thế, một hệ thống mở, tương tác và khai thác tốt hơn những nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển là rất cần thiết.

Giải pháp cho vấn đề này, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ cho SMEs về vốn, đào tạo, quảng bá tiếp thị... Bên cạnh đó là việc thuê các chuyên gia giỏi theo giờ hoặc dự án. Vai trò của các hiệp hội, tổ chức quốc tế phi Chính phủ cũng được nhấn mạnh...

Trong điều kiện tư duy hệ thống mở, netwolking và liên minh chiến lược (Strategic Alliance) luôn là việc làm quan trọng. Liên minh hợp tác để hỗ trợ, giúp đỡ cũng như bù đắp những mặt mạnh, yếu của nhau cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của SMEs.

Khi tiến hành liên minh chiến lược, các SMEs cần hiểu rõ thuyết và nguồn lực tối thiểu. Thuyết này cho rằng, để tối đa hóa lợi ích, các "ông nhỏ" nên gần với nhau chứ đừng "chơi" với "ông lớn” vì lợi ích thu được sẽ phân chia theo nguồn lực đóng góp.

Thị trường mở cửa làm khơi thông dòng chảy đầu tư từ nước ngoài. Theo đó là những cái nhìn, cung cách quản lý mới đến với doanh nghiệp Việt Nam. NhiềuCông ty đã vươn ra nước ngoài, bắt nguồn từ những làn sóng thay đổi ấy, bên cạnh việc tự thay đổi nhận thức của chính họ.

Ngoài ra, SMEs cần tận dụng tót hơn nữa những cơ hội mà sự phát triển của thời đại ngày nay mang lại. Đó là lợi thế của công nghệ lnternet, giải pháp phần mềm, vận tải, bưu điện... Cụ thể là thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể tiếp cận được thị trường, kể cả ở những nơi xa xôi nhất.

Như vậy, toàn cầu hóa không phải là mối đe dọa đối với các SMEs mà nó cũng mang lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của SMEs, chiếm đa số trong nền kinh té. Cộng đồng này là cỗ máy khổng lồ, vận hành sự phát triển của chúng ta.

Những đóng góp cho sự phát triển của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào việc SMEs có nắm bắt được cơ hội của thị trường và phát huy lợi thế hay không. Nếu làm tốt điều này, chuyện "bó đũa", "châu chấu đá xe", "O du kích nhỏ" sẽ trở thành hiện thực trong hoạt động kinh doanh hiện đại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Doanh nghiệp và nhân tài

    01/01/1900Phạm Anh TuấnHiện nay, khi tri thức là một nguồn lực sản xuất quan trọng, việc giành giật nhântài trở thành tiêu điểm của mọi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển, bên cạnh vốn, công nghệ, thị trường... các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng lôi kéo, giữ chân nhân tài bằng lương bổng, đãi ngộ, khả năng thăng tiến...và cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn với sự cómặt ồ ạt của các Công tylớn nước ngoài khi kinh tế nước nhà hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới bằng việc Việt Nam gia nhập WTO
  • Những dấu hiệu suy yếu trong môi trường văn hóa doanh nghiệp

    14/11/2006Đông DươngKhi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các Giám đốc cấp cao đều có cùng một câu trả lời đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thật sự thực hiện đúng với phương châm này.
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp gia đình

    23/09/2006Hồng HàNhững xung đột trong một doanh nghiệp gia đình không chỉ là nững nỗi bất hòa liên quan đến công việc kinh doanh, đến tài chính và sở hữu mà chúng có thể làm tổn hại cả các mối quan hệ huyết thống. Vì vậy, dù doanh nghiệp gia đình đang êm thắm, người đứng đầu vẫn nên nghĩ đến những cách giải quyết các xung đột trước khi chúng ta phát sinh...
  • Đã đến lúc cơ cấu lại doanh nghiệp?

    03/05/2006Nguyễn Ngọc BíchTheo sự tiến triển của doanh nghiệp, các phương thức quản trị doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi ngày càng mang tính khoa học hơn. Nhưng vấn đề là phải vận dụng mỗi phương thức cho phù hợp hoàn cảnh...
  • Văn hoá doanh nghiệp

    17/02/2006Võ Đắc KhôiDoanh nghiệp nào đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân và tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.
  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • Xây dựng văn hóa mạnh trong doanh nghiệp

    10/01/2006Trung Dung & Xuân HàTrong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị?
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Doanh nghiệp nhỏ làm gì khi thành công đến nhanh?

    25/09/2005Một doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn, nhân lực mỏng cùng cơ sở vật chất nghèo nàn sẽ dễ dàng lâm vào cảnh “loay hoay như gà mắc tóc” khi phải đáp ứng những đơn hàng lớn đổ về vì một dòng sản phẩm của họ bỗng nhiên được đặc biệt ưa chuộng. Làm thế nào để vượt qua tình cảnh này đây?
  • Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp

    29/10/2005Trương Thị Quỳnh TrangCó thể nói thời đại ngày nay là thời đại của các doanh nhân. Họ đang thực hiện một cuộc cách mạng làm chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu. Những sản phẩm họ sản xuất ra làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. ...
  • Một số khái niệm về doanh nghiệp

    09/08/2005Trương Thu HàThế nào là một doanh nghiệp ? Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay ”hoạt động “. Do đó một nhà doanh nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
  • 10 điều cần làm để phát triển doanh nghiệp

    21/02/2005Những chiêu tiếp thị của bạn có tạo nên sự tin tưởng cần thiết để khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn không? Nếu đang gặp khó khăn, bạn hãy sử dụng những chiêu thức sau để biến tiềm năng thành hiện thực...
  • Bửu bối 6Đ trong quản trị doanh nghiệp

    26/12/2004Giả sử một ngày nào đó, bạn mệt mỏi với chuyện kinh doanh và muốn nhường quyền điều hành cho con cái, trợ tá hoặc thuê một nhà quản lý chuyên nghiệp để an tâm bước lên chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị...
  • 10 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công

    02/02/2004Lãnh đạo một công ty lớn là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Đây là một công việc vốn đã cực kỳ khó khăn và dường như ngày càng khó hơn nữa. Sau đây là 10 phẩm chất cần có để trở thành một người có thể đảm trách tốt công việc này...
  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

    27/01/2004Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.

    Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn...
  • 9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!

    27/01/2004Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Để gặt hái được thành công trong kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Một doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh ngày hôm nay, không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại ngày mai. Điều cần thiết lúc này là phải tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và từng bước giải quyết chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của doanh nghiệp...
  • xem toàn bộ