Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp gia đình

07:53 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Chín, 2006

Những xung đột trong một doanh nghiệp gia đình không chỉ là nững nỗi bất hòa liên quan đến công việc kinh doanh, đến tài chính và sở hữu mà chúng có thể làm tổn hại cả các mối quan hệ huyết thống. Vì vậy, dù doanh nghiệp gia đình đang êm thắm, người đứng đầu vẫn nên nghĩ đến những cách giải quyết các xung đột trước khi chúng ta phát sinh. Theo Matthew mac kenzie, một chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, có thể thực hiện những điều dưới đây để hạn chế các xung đột trong doanh nghiệp gia đình.

1. Tổ chức các cuộcbọp giađình thường xuyên để bàn về các vấnđề kinh doanh và giải quyết các mốibất đồng.

Những cuộc họp như vậy nên được tổ chức một cách trịnh trọng, theo đúng thể thức của một doanh nghiệp và có sự tham gia của tất cả thành viên có nắm giữ cổ phần hay đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh và những thành viên có ảnh hưởng dối với quá trình ra quyết định. Đừng nghĩ rằng các cuộc họp thân mật, có tính chất gia đình hoặc các cuộc thảo luận không chính thức giữa hai, ba thành viên quan trọng nào đó rồi cũng sẽ được truyền tải đền các thành viên khác của gia đình. Những cuộc họp hay thao luận không chỉnh thức như vậy thường sẽ dân đến sự hiểu nhầm và sự hoài nghi trong nội bộ doanh nghiệp.

2. xây dựng một chính sách nghiêm túc, được viết thành văn bản rõ ràng để điều tiết hành vi của từng thành viên trong gia đình có tham gia vào công việc của doanh nghiệp.

Nghĩa là doanh nghiệp phải vạch ra một quy trình ra quyết định cụ thể, rõ ràng, các nguyên tắc về thừa kế, các quy định về lương bổng và phân chia vốn sở hưu, các cách thức giải quyết tranh chấp...Không nên lệ thuộc hoàn toàn vào luật sư hay các tổ chức khác bên ngoài trong việc xây dựng chính sách cho doanh nghiệp gia đình, mà nó phải được tiến hành từ bên trong nội bộ doanh nghiệp. Chính sách của doanh nghiệp không nhất thiết phải mang tính pháp lý nhưng phải phản ánh được những giá trị đạo đức và nét văn hóa kinh doanh được đa số các thành viên của gia đình chấp nhận.

3. Đánh giá kết quả, thành tích làm việc của từng thành viên là điều cần thiết nhưng không nên quan trọng hóa việc này.

Lý do là bởi vì nó có thể làm tổn thương một số thành viên và dẫn đến những xung đột. Nên xây dựng một quy trình đánh giá chính thức, nghiêm túc mà mọi người có thề hiểu như nhau và chấp nhận được. Điều quan trọng là tập trung vào việc hoàn thiện chất lượng công việc của các thành viên chứ không phải đi tìm những khuyết điểm của các thành viên.

4. Giải quyết vấn đề phân chia lợi ích, quyền sở hữu và quyền ra quyết định.

Lợi ích của từng thành viên cũng là một trong những nguồn gốc làmphát sinh xung đột trong một doanh nghiệp gia đình. Một số doanh nghiệp thường muốn giữ hòa khí bằng cách để cho một người được hưởng lợi ích như nhau, bất kể là sức đóng góp của họ cho doanh nghiệp như thế nào. Cách làm này có thể có tác dụng hạn chế xung đột trong ngắn hạn, song về lâu dài, nó sẽ làm cho những thành viên không được khen thưởng xứng đáng sẽ bất mãn. Việc phân chia quyền sở hữu, thẩm quyền quyết định trong việc kinh doanh tốt nhất nên được tiến hành công khai và có sự đồng ý của đa số các thành viên trong gia đình. Nên chia cổ phần thành hai dạng là cổ phần có quyền quyết định các công việc của doanh nghiệp và cổ phần không có quyền này. Doanh nghiệp có thể chia đều quyền sở hữu doanh nghiệp cho tất cả các thành viên nhưng chỉ nên hạn chế việc ra quyết định cho một nhóm thành viên chủ chốt của gia đình. Cách làmnày còn giúp cho quyền lực không bị phân tán quá mỏng khi nhũng thế hệ sau tham gia vào doanh nghiệp.

Những phê bình, tạo ra động lực tranh luận mang tính xây dựng là những điều cần thiết trong một doanh nghiệp để tạo ra động lực phát triển. Không nên giải quyết xung đột bằng cách né tránh. Giải pháp tốt nhất cho những xung đột trong doanh nghiệp gia đình là hãy mạnh dạn đối diện với chúng và biền chúng thành những lợi thế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống chung với… mâu thuẫn

    05/09/2006Dịch từ The INCKhi nói về một doanh nhân thành đạt, mọi người thường chỉ đến các kỹ năng kinh doanh và tư duy quản lý của người đó...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Quản trị xung đột

    24/02/2006GS. Eric de KeuleneerTrong nền kinh tế thị trường, mọi tác nhân đều theo đuổi lợi ích riêng và dường như luôn có một “bàn tay vô hình” trong thị trường cạnh tranh đảm bảo mục tiêu này sẽ được chuyển thành hiệu quả tối ưu và tạo ra của cải với hàng hóa thông thường...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Làm sao giải quyết?

    27/01/2004Một thống kê của các nhà nghiên cứu Mỹ cho thấy, một nhà quản lý trung bình dùng 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong doanh nghiệp. Như vậy, giải quyết xung đột và mâu thuẫn sao cho ổn thỏa là một công việc mà nhà quản lý cần chú tâm để thúc đẩy doanh nghiệp làm việc tốt hơn.

    Người ta nhận thấy rằng mâu thuẫn là điều không thể tránh được. Sự tiềm ẩn xung đột được tìm thấy ở mọi nơi. Xung đột cũng như mâu thuẫn trong một tổ chức có thể xảy ra ở nhiều cấp độ từ nhỏ tới lớn...
  • xem toàn bộ