Một số khái niệm về doanh nghiệp
Thế nào là một doanh nghiệp ? Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay ”hoạt động “. Do đó một nhà doanh nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
Tuy nhiên khi cân nhắc việc trước đây (khoảng vài thế kỉ trước), các doanh nghiệp tập thể bao giờ cũng có nhiều ảnh hưởng hơn bất kì một chính phủ quốc gia nào và được dễ dàng coi như là “những nhà sáng tạo ra thế giới hiện đại” thì định nghĩa này vẫn chưa đầy đủ.
Một trong những định nghĩ đầy đủ về nhà doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau :
1. Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn.
2. Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên thiệu thô và nhân lực và trước đây bị coi là vô ích
3. Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới
4. Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng xuất thấp tới khu vực sản xuất hiệu quả và lớn hơn
5. Có phương pháp tìm kiếm và hưởng ứng lại những nhu cầu chưa được thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng
Tại sao mọi người trở thành các doanh nghiệp?
Chúng ta sẽ không nói lòng vòng về vấn đề này, theo thống kê mọi người trở thành các doanh nghiệp bởi vì đây là cơ hội tốt nhất khiến họ có thể làm giàu. Theo một cuộc điều tra năm 1993 của tổ chức US Trust, Mỹ thì hơn 45% các nhà triệu phú - những người có tài sản sở hữu ít nhất là 3 triệu USD đã cho rằng lãi suất kiếm được từ việc kinh doanh là nguồn tài sản quan trọng nhất của họ. Các nguồn lãi từ công việc hợp tác hay các việc làm chuyên nghiệp như luật sư hay y học chỉ đứng thứ hai hoặc thứ ba theo thứ tự tiếp theo và tài sản có được do thừa kế chỉ đứng thứ tư trong danh sách.
Loại trừ một số khả năng khác như trúng sổ xố, trở thành vận động viên hàng đầu, kết hôn với một người giàu có già nua và mắc bệnh tim .. thì không có gì là ngạc nhiên cả khi mọi người chọn kinh doanh là tấm vé tới sự giàu có của họ.
Tuy nhiên dù việc trở nên giàu có là mục đích hàng đầu của mọi nhà doanh nghiệp nhưng nó không phải là yếu tố thúc đẩy quan trọng hàng đầu và chưa chắc là yếu tố tốt nhất. Danh sách sau đây về một loạt các lí do tại sao mọi người muốn trở thành nhà doanh nghiệp sẽ chỉ rõ điều này.
Mọi người muốn trở thành doanh nghiệp bởi vì họ MUỐN theo đuổi ước mơ, chứng tỏ mình với cả thế giới, có thể là tất cả những gì mà họ có thể, đảm bảo có một chỗ đứng được kính trọng trong xã hội và họ có thể làm mọi thứ họ muốn bất cứ khi nào cùng với bất cứ ai. Hơn nữa, họ hi vọng giành được thành công, thế lực, sự độc lập, đảm bảo tài chính, sự công nhận của đồng nghiệp, có sự kiểm soát nhiều hơn với cuộc sống và tự do của m ình …
Mọi người muốn trở thành doanh nghiệp cũng vì họ quá mệt mỏi với thói quan liêu của các công ty nhà nước hay các chính sách của chính phủ , bởi họ muốn giành được thành công nhờ chính tài năng của mình chứ không phải là nhờ sự ưu ái trong thâm niên hoạt động đồng thời họ cũng không muốn tốn thời gian và sức lực của mình vào những công việc mà họ không hề có chút đam mê. Họ muốn mạo hiểm cả cuộc đời vào công việc kinh doanh của chính mình.
Hơn nữa, họ còn:
+ Tin tưởng rằng họ có thể làm tốt hơn những gì đã được làm bởi các công ty khác
+ Lo sợ rằng sự cắt bớt trong công ty sẽ hạn chế triển vọng và các cơ hội trong tương lai của họ thậm chí nó còn huỷ hoại sự đảm bảo trong công việc của họ
+ Cảm thấy rằng trong cuộc sống còn nhiều thứ hơn là việc liên tục để người khác hưởng thành quả từ công việc vất vả của họ.
+ Biết rằng gần như là không thể đảm bảo cho công việc lúc nào cũng trôi chảy trong nền kinh tế đang xuống dốc như hiện nay
+ Nắm chắc các cơ hội chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời
+ Mong muốn phát huy những sản phẩm mới mang lại lợi nhuận ngoài những chính sách kinh doanh chủ đạo của công ty.
+ Sẵn lòng tham gia mọi hoạt động của công ty, từ việc thiết kế sản phẩm cho đến việc thu thập yêu cầu của khách hàng, từ việc chắc chắn công ty hoạt động tốt cho đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ việc quản lí các chi phí cho đến việc tính toán lợi nhuận…
Bạn có nên trở thành doanh nghiêp?
Bạn có muốn làm việc 60 tiếng một tuần, không có nghỉ phép năm, nhận ít hơn những gì bạn đáng được hưởng, thậm chí mất toàn bộ mọi dành dụm cho cuộc sống nếu bạn ốm và không thể làm việc trong một thời gian dài ?
Bạn có phải là người sẵn sàng giao thiệp với những khách hàng không hề ưa bạn, những đồng nghiệp luôn bán đứng bạn, những chủ ngân hàng luôn đe doạ sẽ thu hồi mọi khoản nợ của bạn ?
Nếu như sau khi nghe xong những điều trên mà bạn vẫn thốt lên rằng: “chẳng có vấn đề gì với tôi cả “ thì xin hoan nghênh bạn đến với thế giới khởi đầu của những doanh nghiệp. Dù người khác có nói với bạn như nào thì việc trở thành một doanh nhân thanh đạt bao giờ làm cũng không hề dễ như là nói.
Những lí do bạn phải suy nghĩ hai lần khi muốn trở thành doanh nhân
1. Cảm thấy không được đánh giá cao? Đây không phải là lí do tốt để khởi đầu việc kinh doanh của bạn mà là lí do chính đáng để từ bỏ công việc hiện thời bạn đang làm.
2. Hi vọng là sẽ được làm việc ít hơn ? Là một doanh nhân bạn hãy chuẩn bị tinh thần làm việc 12 đến 16 tiếng một ngày, kể cả chủ nhật và các ngày lễ và cũng đừng mong chờ việc bỗng nhiên từ một người lười nhác bạn sẽ thành khoẻ như trâu. Để là một doanh nhân thành đạt, bạn buộc phải có thói quen làm việc chăm chỉ!
3. Tìm kiếm sự nổi tiếng và được công nhận? Nếu như bạn là người có xu hướng luôn thích công chúng chú ý đến thì tốt nhất bạn nên vào làm cho một công ty vững chắc nào đó, trong nghành công nghiệp giả trí hay tham gia vào lĩnh vực chính trị bởi vì hầu hết các doanh nhân đều là những người khá thận trọng và không thích mọi người biết đến. Khi mọi người đang vui chơi, tiệc tùng thì họ lại đang kiểm tra doanh thu các tháng cuối, xem xét các khoản đặt cọc hay chuẩn bị cho một chương trình quảng cáo lớn ngày mai. Lí do cho việc này là để đưa một công ty vào hoạt động kinh doanh cũng giống như sự ra đời của một đứa trẻ đầu to hay việc đứng trên đỉnh Everest chỉ với một đôi ủng cũ kĩ vậy. Các doanh nhân thường trải qua những kinh nghiệm rất khó nhọc để có được thành công.
4. Dự định trở nên giàu có một cách nhanh chóng? Nếu như bạn muốn giàu có chỉ sau một đêm, hãy nhớ điều này : các doanh nhân không bao giờ tin vào việc mua sổ xố mà họ chỉ tin tưởng vào việc bán chúng mà thôi.
5. Sợ thất bại ? Mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ thất bại, rất nhiều trong số đó phá sản chỉ sau năm đầu hoạt động.
6. Sợ phải nghe chỉ bảo phải làm gì ? Hãy nhớ rằng ngay cả khi là doanh nhân bạn cũng không tránh khỏi việc bị chỉ bảo phải làm gì. Khách hàng và các nhà cung cấp sẽ làm điều đó với bạn do đó họ sẽ trở thành những ông chủ mới của bạn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt