9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!
1. Thiếu vốn
Tiền vốn là căn nguyên của mọi khó khăn và là nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp. Tiền vốn không chỉ để điều hành và tăng trưởng kinh doanh mà còn để duy trì nó khi công ty đấu tranh để giành lấy một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Giáo sư Norman, Đại học Carolina nói: “Một khi bạn bắt đầu thiếu vốn thì có thể bắt đầu vòng xoáy đi xuống và chẳng bao giờ bạn có thể đi lên được nữa”.
2. Lưu động tiền mặt tồi
Đây là người anh em của việc sử dụng đồng vốn không phù hợp; các doanh nghiệp mạnh cũng thường sụp đổ khi mà thu nhập tiền tệ không thể bù đắp các chi phí và phí tổn khác. Vì vậy cần phải sử dụng tiền mặt một cách linh hoạt để tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn, không sử dụng được nguồn vốn một cách hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch chi tiết cho từng đường đi nước bước sao cho tránh được những thất bại không đáng có.
3. Lập kế hoạch không phù hợp
Việc tìm ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một chuyện hết sức quan trọng. Mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược khác nhau; không thể lấy chiến lược của một doanh nghiệp này để áp dụng với doanh nghiệp khác. Thực tế đã chứng minh sự thất bại của nhiều doanh nghiệp do không có những kế hoạch hợp lý và kịp thời.
4. Một lợi thế cạnh tranh
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, để đứng vững, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một lợi thế thực sự. Không xác đinh được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của mình để từ đó đưa ra nhưng chiến lược cụ thể sẽ dẫn tới những đầu tư giàn trải, không tập trung vào một điểm cốt yếu. Ví dụ như việc doanh nghiệp tung ra những mặt hàng ở một số thị trường không phù hợp, thất bại xảy ra là điều đương nhiên. Một điều chắc chắn nếu doanh nghiệp không tìm ra cho mình lợi thế cạnh tranh thì việc có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường sẽ là vấn đề vô cùng khó khăn.
5. Marketing kém cỏi
Người thân của bạn biết rất rõ về bạn nhưng khách hàng tương lai của bạn thì sao? Và đó là điều thiết yếu để phát triển một chiến lược Marketing tách bạn ra khỏi những đối thủ cạnh tranh khác. Khi chiến lược Marketing trở nên kém cỏi thì bạn sẽ rất dễ bị lu mờ trước những đối thủ cạnh tranh có những chiến lược Marketing bài bản khác. Người ta sẽ không biết bạn là ai và có uy tín như thế nào. Có một chiến lược Marketing tốt cũng có nghĩa là bạn đã tự đem đến cho mình một sự xuất hiện rất ấn tượng trong lòng khách hàng tiềm năng của bạn.
6. Không đủ mềm mại
Bạn không có những chiến lược phù hợp, những dự án linh động và bài bản? Bạn sẽ rất dễ bị thất bại. Bởi mỗi phân đoạn thị trường đều có những đặc trưng khác nhau; bạn không thể áp dụng một cách sử lý cho tất cả những khúc thị trường đó cùng một lúc. Cần phải có những kế hoạch cho từng thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
7. Đừng cố gắng làm tất cả
Bạn phải có một nhân viên kế toán giỏi và một nhà tư vấn nhiều kinh nghiệm để đánh giá, nhận định sự phân nhánh của pháp luật. Hãy thiết lập một mối quan hệ lâu dài, tốt nhất là với một nhà tư vấn nhạy cảm với những vấn đề của doanh nghiệp nhỏ. Đừng tự mình làm tất cả mọi việc ngay cả khi bạn cho rằng mình có thể. Bạn cần phải thiết lập cho mình một mạng lưới những nhân viên thực sự có năng lực trong từng lĩnh vực. Như thế bạn vừa có thể tập trung được vào chuyên môn của mình vừa có thể làm tốt được tất cả mọi việc.
8. Ông chủ khá, nhân viên tồi
Không thể có một chiếc máy hoạt động tốt khi các bộ phận không đồng bộ với nhau. Một ông chủ dù tài giỏi đến đâu cũng cần phải có những nhân viên có năng lực để thực hiện những mệnh lệnh mà mình đưa ra một cách hiệu quả và có bài bản. Nhân viên không có kinh nghiệm và mục đích cùng bạn chia sẻ những thông tin, suy nghĩ về chiến lược kinh doanh thì khó có thể hoàn thành những kế hoạch đặt ra.
9. Tăng trưởng không kiểm soát được
Sự thành công càng lớn càng tiềm tàng nguy cơ huỷ diệt; nếu phát triển nhanh mà không bền vững và không thể kiểm soát. Chính vì vậy, trước nguy cơ phát triển nhanh ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp, cần phải xác định cho mình những bước đi thận trọng, hoạch định những kế hoạch cụ thể, nhanh chóng đưa doanh nghiệp trở về vòng kiểm soát.
Trên đây là 9 lý do cơ bản khiến doanh nghiệp dễ bị thất bại. Kinh doanh là bài toán vô cùng hóc búa vì vậy mỗi nhà quản trị ngoài những kỹ năng cơ bản về chuyên môn cần phải có sự nhạy bén, nhanh nhạy nắm bắt và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Hy vọng 9 kinh nghiệm trên sẽ phần nào giúp bạn có được những bước đi cơ bản trong bước đường kinh doanh đầy khó khăn và chông gai.
(Trang Nhung FTU suu tầm)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi