Nam vua Nam ở...Danh từ sông - núi đã hóa thiêng bởi hồn thiêng con người và hồn thiêng sông - núi cũng đã thiêng hóa trở lại tôn vinh tạo thế trụ sừng sững uy linh cho hồn người...."/>Nam vua Nam ở...Danh từ sông - núi đã hóa thiêng bởi hồn thiêng con người và hồn thiêng sông - núi cũng đã thiêng hóa trở lại tôn vinh tạo thế trụ sừng sững uy linh cho hồn người...."/>

Sông núi nước nam

08:27 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Hai, 2007

Tổ quốc - Đất nước - Non sông - Quê hương... là những danh từ thiêng liêng, cao quý nhất trong đời sống con người. Sông núinước Nam vua Nam ở...Danh từ sông - núi đã hóa thiêng bởi hồn thiêng con người và hồn thiêng sông - núi cũng đã thiêng hóa trở lại tôn vinh tạo thế trụ sừng sững uy linh cho hồn người.

Sông là nước, núi là đá. Nếu ta chỉ nhìn chúng ở dạng vật thể, vật chất một cách đơn lẻ thì thấy chúng thật giản di bình thường, thậm chí tầm thường như bao thứ vật thể vô tri vô tâm, vô linh khác ở trên đời. Hãy tưởng tượng một viên đá lăn lớn ở ven đường, một hòn núi ở một nơi nào đó vô tình bước lữ hành ta gặp, và nhìn xem một vũng nước, một con sông ở một nơi xa lơ xa lắc xứ quê nào...Có gì thân thuộc lay động tâm can con người đâu nhỉ? Nhưng lạ lùng khi từ sông và núi kia được đặt bên nhau trong nghĩa Tổ quốc - Quê hương thì xiết bao lay động lòng ta. Mắt ta bỗng rưng dòng lệ vui sướng hay hờn căm lo nghĩ khi núi sông có niềm biến đổi. Con người trước núi sông bao đời trong tình cảm hiến dâng. Lao động - dựng xây - hy sinh - dâng hiến. Đã bao sức lực, mồ hôi của con người đổ xuống cho cuộc xây dựng sông núi. Và đã bao dòng lệ, dông máu thắm tươi đổ xuống vì sự trường cửu yên bình của non sông gấm vóc.

Xét về mặt ngữ nghĩa, tôi thường hay tự hỏi, sao người xưa đã lấy chữ sông - nước, núi - đá đặt nghĩa tượng hình cho xứ sở riêng? Gọi là đá - nước thì ý nghĩa thiết thực hơn. Bới đất gần chặt với đời sống muôn loài trong việc quần cư, cộng sinh, mùa vụ. Còn núi ý nghĩa là sao? Có một quan niệm giải thích chữ núi rất gần với ý nghĩa chữ đắt, là ở sách Dịch. Trong dịch có quái cấn: cấn vi sơn (núi), cấn - sơn thuộc hành thổ - đất. Và cấn còn có nghĩa là đậu lại, ngưng chỉ lại. Với sự tương liên chữ nghĩa vậy mà người xưa đã dùng có chữ núi để định thế núi - sông chăng? Nhưng thôi, hãy xem đây chỉ là sự khơi gợi, luận bàn. Ta cứ xét chữ núi một cách độc lập trong thế tượng hình của nó sừng sững, uy nghi trụ giữa gầm trời kia.

Trên mặt đất này, trong thế giới vật thể không gì to lớn, kỳ vĩ hơn núi. Những dải núi đập trùng, những ngọn núi cao ngất đã hàng đời và sẽ mãi mãi còn ẩn giấu bí mật. thách thức ý chí con người. Núi chứa vô vàn bí ẩn mà núi cứ như không. Núi lớn lao, bền vững mà núi cứ như không. Cái tư thế "vô vi mà đại định”(thơ ThiHoàng) núi sừng sũng giữa đời kia chẳng phải đáng tôn vinh, chiêm ngưỡng lắm sao? Chẳng đáng nêu làm biểu tượng của muôn đời, cho con người ta theo đấy mà nuôi ý chí, mà nương tình, mà định an tính lắm sao?

Côngcha như núi TháiSơn
Nghĩa mẹchư nước trong nguồnchảy ra

Là người Việt Nam hẳn không mấy ai không biết câu ca dao này. Tình cảm tổ tiên đã mượn hình sông thế núi và hát ru, truyền dạy đạo lý ở đời. Thái sơn thì to lớn, suối nguồn thì vô tận vô cùng. Lại gặp một câu nói, cách xác định tâm thế của người xưa. Nhân giả nhạosơn, trí giả nhạo thủy.Nghĩa là người có đức nhân thì hợp tượng núi, người có đức trí thì hợp với tượng nước. Núi thì tĩnh lặng, vững vàng. Nước thì lưu động, thấm thía vô cùng. Nước khi mạnh mẽ thì hóa thành thác, hợp tụ thì thành biển cả mênh mông. Ấy vậy mà lại không gì tế vi nhuần thấm hơn nước. Nước ẩn tàng vào cơ thể sống của mọi dạng vật chất ở chốn hoàn cầu này.Trong lòng núi đồi, trong ruột cây sắc lá, trên làn mây bay, tầng khí quyển, nơi tận cùng âm ti địa ngục thẳm sâu… không đâu nước không có mặt mà nói lời quyết định sự sinh tồn. Chao ôi, vớibao lẽ thiêng liêng, kỳ diệu vậy khiến cho ông cha ta đã mượn hình, cậy lượng, sở tình, dụng tính của núi và sông để lập thế an cu, định nghĩa trần gian này!

Ở quê hương, xứ sở ta sự gắn bó thiết thân máu thịt tình sông - núi với con người là vô cùng sâu nặng. Có ở nơi nào trên trái đất này đã ngàn đời lấy thế núi - sông làm lũy thành phên đậu mà giữ gìn lấy đất đai Tồ quốc. Kia ải Chi Lăng, đèo Mã Phục, dải HoàngLiên, Trường Sơn... từng âm vang chiến thắng thời trận mạc. Bao ngọn núi quê hương dâng tảng ngực trần uy nghiêm, bềngan, kiêu dũng che bom, đỡ đạn, ngăn chặn bão dông. Dựa vào thế núi mà giữ đất. Và núi đã được ông cha ta dùng trong nghĩa núi sông còn là do nghĩa vậy chăng? Và kia bến Bồ Đề, cửa Hàm Tử, dòng Đằng Giang, Hồng Hà, Cửu Long... đã bao đời nhuộm huyếtdo hồngquân giặc.

Lấy núi làm cha, sông làm mẹ. Núi ngăn bước thù, sông trôi máu giặc. Núi che gió bão, sồng chở phù sa. Còn ở nơi nào nghĩa núi - sông gắn bó với con người hơn thế nữa. Hơn là không ở xứ sở nào nghĩa núi - sông mang một ý nghĩa lớn lao, sâu xa hơn xứ sở Nam Quốc Sơn Hà thiêng liêng này.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Bản lĩnh Việt Nam

    01/01/1900Trần Văn GiàuQuyết không chịu bị nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Hiền tài là nguyên khí Quốc gia

    13/12/2006Lê Hoài NamNgười hiền tài trước hết phải là người có trí thông minh và niềm khát vọng. Hai yếu tố đó giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Người hiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợ thất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công việc mang lại hiệu quả cao nhất...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Triết lý dân tộc Việt Nam qua tục ngữ

    10/03/2006Võ Thu TịnhTheo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một "quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh" giúp cho dân gian ta "có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời"...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • xem toàn bộ