Sau cánh cửa WTO
Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?
WTO sẽ không tác động vào mỗi người chúng ta một cách trực tiếp như tia nắng chiếu lên đầu hay làn gió thổi trên da, hoặc như chiếc loa phát thanh của một đài phường chói vào tai ta, mà theo một cách thức chúng ta không nhận ra cho đến khi chúng ta cầm thành quả của nó dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà chúng ta phải bỏ tiền ra mua.
Tha hồ lựa chọn
Các quy định mà các cơ quan nhà nước đã hay sẽ ban hành, phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ làm cho các quy định của WTO được thực hiện trong hoạt động thương mại của xã hội. Trong xã hội, mỗi người chúng ta là người lao động làm việc ở doanh nghiệp hay cơ quan của mình, đồng thời cũng là người tiêu thụ ở siêu thị hay trong tiệm uốn tóc. Các quy định kia có tác động trực tiếp là làm cho hàng hóa từ nước ngoài được nhập vào nước ta nhiều, cho dịch vụ trong nước được cung cấp nhiều hơn so với trước kia. Ta gọi việc này là sự phong phú về sản phẩm. Và nó sở dĩ có là vì thương mại giữa nước ta và các nước khác được tự do hóa, thuế quan được giảm dần, đầu tư dự án (trực tiếp) và đầu tư tài chính (gián tiếp) được tạo nhiều điều kiện thông thoáng cũng như quyền sở hữu trí tuệ của ai thì ngươi đó được bảo vệ. Nói gọn lại là: ở trong ngôi nhà WTO chúng ta được hưởng sự phong phú về sản phẩm.
Khi ở trong ngôi nhà WTO, mỗi người chúng ta trong địa vị của mình bị buộc phải làm thật, làm đúng và làm đủ như được yêu cầu. Từ công chức đến người lao động, từ doanh nhân đến chính quyền và ngay cá các bạn sinh viên và học sinh còn ở nhà trường đều bị đòi hỏi như thế, tức là bị tác động như vậy. |
Sự phong phú đó cho chúng ta - là người tiêu thụ được tha hồ chọn lựa những thứ mình cần với những chất lượng và giá cả khác nhau. Đó là tác động thứ nhất của WTO đối với mỗi chúng ta. Nó đến với mỗi người qua sản phẩm chúng ta mua về. Có thể thấy ngay ở đây một kết luận rằng khi sản phẩm thừa mứa thì không ai lại chọn hàng dỏm, hàng xấu hay bán giá đắt. Hàng ấy phải là hàng xịn, tức là nó phải thật.
Hàng thật và làm thật
Ta chọn sản phẩm và trả tiền. Muốn có tiền chúng ta phải làm việc. Làm việc để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ. Vậy như một lẽ tự nhiên khi chúng ta muốn người khác giao cho mình hàng thật, chúng ta cũng phải làm ra sản phẩm thật thì mới được lĩnh lương hay có lợi tức.
Ai buộc chúng ta? Người mà chúng ta nói: sếp lớn đấy! Vâng, chính người này do yêu cầu phải giữ cho cơ sở của mình được tồn tại trong sự phong phú của sản phẩm nên đã qua cách tổ chức khác nhau, bắt chúng ta mỗi người cũng phải làm thật, nếu không làm thì sẽ bị nghỉ việc. Sự phong phú của sản phẩm chính là kết quả của sự cạnh tranh. Chúng ta hưởng thành quả của sự cạnh tranh, nhưng sếp lớn của chúng ta phải đương đầu với sự cạnh tranh và ông ta đổ nó lên đầu chúng ta, theo kiểu: "Này, không làm thì đừng có ăn".
Đó là tác động khác của WTO. Là người tiêu dùng chúng ta đòi hàng thật, vậy khi làm người lao động chúng ta sẽ bị buộc phải làm ra hàng thật. Sinh hoạt xã hội là như thế, nó là sự có đi có lại và là làm cho nhau, cho nên khi ta đòi một người khác cái gì thì phải trả lại cho người ta cái đó. Vậy cái mà hai người phải có là "hàng thật" và “làm thật".
Sống thật với nhau
Vậy một cách rất vô tình, là người lao động hay người tiêu thụ chúng ta bị ràng buộc với nhau. Việc đó diễn ra dưới nhiều hình thức: người bán hàng phải thật với người mua, nhân viên phải thật với nhau, sếp này phải thật với sếp khác, doanh nghiệp phái thật với chính quyền. Cá xã hội phải giao dịch với nhau trong sự thật vì ngươi ta sống chung với nhau. Và sự thật sẽ tạo nên lẽ phải trái cùng sự tốt xấu. Cái nọ làm nảy sinh cái kia và xã hội sẽ tồn trọng sự lượng thiện để cho cuộc sống trở nên có phẩm chất, để cho chúng ta nói về chất lượng của cuộc sống.
Khi cái thiện được triển nở thì cái xấu sẽ từ từ bị loại bỏ. Sự loại bỏ diễn ra dưới các hình thức như: hàng bán sẽ không chạy vì xấu, người bán hàng xấu sẽ mất khách, người làm ra hàng tồi sẽ không được trả tiền công. Nếu sự thiếu thốn về vật chất tạo nên sự dối trá vì người ta phải nói dối nhau và ích kỷ, thì sự giàu có về vật chất tạo nên cái thật. Mức độ thật nhiều hay, có ngay bây giờ hay sau này thì tùy thuộc mỗi cá nhân và sự giáo dục mà họ đã được hưởng. Sự phong phú về vật chất là điều kiện xã hội tạo ra để người ta có thể sống thật với nhau.
Từ nay trở đi, về mặt lý thuyết, nếu chiều chủ nhật chúng ta được thoải mái mua hàng, xem phim, sáng thứ hai vào sở sẽ phải làm đúng số lượng và chất lượng công việc được giao phó. Làm sai sẽ bị nghỉ việc. Đấy là phần thưởng và giá trị dù bạn ở trong một doanh nghiệp hay một công sở. Chỉ có cái khác là ở các cơ sở kinh doanh kết quả công việc được định trên nguyên tắc "có thu tiền về được hay không", còn ở công sở thì là "làm được bao nhiêu”. Tuy nhiên, nếu nền hành chính kém coi thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt và mục đích gia nhập WTO sẽ không đạt được. Khi ở trong ngôi nhà WTO, mỗi người chúng ta trong địa vị của mình bị buộc phải làm thật, làm đúng và làm đủ như được yêu cầu. Từ công chức đến người lao động, từ doanh nhân đến chính quyền và ngay cả các bạn sinh viên và học sinh còn ở nhà trường đều bị đòi hỏi như thế, tức là bị tác động như vậy.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn