Sách cấm

09:11 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Mười, 2015

Khắp thế giới, trong từng giai đoạn lịch sử hay từng thời điểm chính trị nhất định đều có những cuốn sách bị thiêu hủy hay cấm lưu hành...


Kiến trúc tưởng niệm sự kiện đốt 20.000 cuốn sách ở quảng trường
Bebelplatz, Berlin ngày 10-5-1933

Ảnh: Curiouscatontherun-Wordpress.com

Tác giả của chúng đều bị xem như tội đồ, thậm chí bị tử hình. Triết gia và nhà thiên văn Giordano Bruno thế kỷ 16 chỉ vì viết cuốn Về các thế giới và vũ trụ vô tận mà bị tôn giáo pháp đình Roma thiêu sống trên giàn hỏa. Nhà văn Salman Rushdie chỉ vì viết tiểu thuyết Những vần thơ của quỷ Satan (1988) mà bị giáo chủ Iran Ayatollah Khomeini tuyên án tử hình vắng mặt. Mạng sống của nhà văn sau đó được treo giải thưởng và trở thành mục tiêu của những tên sát thủ.

TS Nicholas J. Karolides của Đại học Wisconsin-River Falls (Mỹ) là một chuyên gia về lịch sử kiểm duyệt thế giới. Ông cùng hai học giả biên soạn bộBanned books (Sách cấm, NXB Infobase) là một pho bách khoa về những cuốn sách từng gây sợ hãi. Trong bản in lần thứ 3 năm 2011, bộ này giới thiệu khoảng 500 cuốn trót “xúc phạm” vào các quy ước hay định chế chính trị, tôn giáo, tình dục và xã hội qua mọi thời đại. Danh mục tác giả sách cấm ấy tất nhiên có cả Bruno và Rushdie và chẳng khác gì một liệt kê các nhà tư tưởng và tác gia của nhân loại - từ Khổng Tử, Aristotle, Descartes, Hugo, Darwin, Marx... cho tới Hemingway cùng một số nhà văn đương thời như tác giả bộ Harry Potter.

Sách dẫu cấm nhưng không ai cấm được việc đọc sách cấm. Những cuốn sách bị lên án vẫn bí mật trao tay, chép lại, chuyển ra nước ngoài, dịch ra ngoại ngữ. Nhờ thế mà di sản ấy được bảo tồn và lưu truyền. Trong 500 cuốn sách cấm được nêu, hầu hết sau này đều được thế giới công nhận như những danh tác và nền móng của tri thức. Những tên sách, tên tác giả trong bộ Banned books cho thấy những thế lực có quyền ngăn cấm trước hết phải cảm nhận được sự đe dọa của sức mạnh tư tưởng hàm chứa trong đó. Cấm một cuốn sách như thế cũng là một cách khẳng định giá trị cuốn sách và tầm cỡ tác giả. Lời cuối cùng của Bruno sau khi nghe tuyên án là: “Những người kết án tôi còn sợ hãi hơn tôi, kẻ bị kết án”.

Quyền cấm sách trước đây luôn thuộc về thiểu số thống trị. Ngày nay, việc cấm đọc một cuốn sách lại thường là áp lực từ một cộng đồng. Đó là trường hợp bộ truyện Harry Potter. Theo Banned books, trong những năm 2001-2003, nhiều nhóm giáo phái khắp nước Mỹ đã công khai đốt hay xé nát những cuốn Harry Potter và vận động các trường học cấm học sinh đọc vì nội dung “ca tụng ma thuật và trò phù thủy”. ủy ban giáo dục nhiều địa phận cấm các thư viện nhà trường mua Harry Potter hoặc đã mua thì không cho học sinh động tới, và cấm giáo viên giới thiệu bộ này trong môn đọc sách ngoại khóa. Tháng 4-2003, một học sinh cùng cha mẹ đã kiện ủy ban địa hạt Cedarville, bang Arkansas (Mỹ) ra tòa vì việc này. Những người cầm cân luật pháp bây giờ lại dùng quyền lực của mình để... bảo vệ sách. Thẩm phán Jimm L. Hendren của Tòa án liên bang cấp khu vực tuyên bố: “Bất kể ác cảm cá nhân đối với khái niệm “trò phù thủy”, ủy ban giáo dục không có năng lực và thẩm quyền chính đáng để ngăn cản học sinh Cedarville đọc sách này.” Ông cho rằng việc cấm đoán nhân danh tín ngưỡng và giáo dục của bên bị kiện là vô căn cứ và ra lệnh cho mọi thư viện nhà trường địa hạt Cedarville phải bày hết Harry Potter ra cho học sinh đọc.

Khi nấp dưới những chiêu bài tưởng chừng cao quý và được an toàn trong đám đông, cái ác trong mỗi cá nhân lại có cơ hội trỗi dậy. Chính vì vậy mà 80 năm trước, hàng ngàn thanh niên quốc xã theo lời kêu gọi “vì sự trong sạch của tinh thần Đức” của bộ trưởng tuyên truyền Goebbels đã mê muội thiêu hủy 20.000 cuốn sách tại quảng trường Bebelplatz ở Berlin chỉ trong một đêm 10-5-1933. Giờ đây, nơi đốt sách “ái quốc” ấy là một đài tưởng niệm dưới hình thức một tấm kính lớn lắp vào mặt đá lát quảng trường, bên dưới là những kệ sách trống rỗng đủ sức chứa 20.000 cuốn. Gần đó là một tấm bia khắc một câu của thi hào Đức thế kỷ 19 Heinrich Heine: “Ở đâu người ta đốt sách thì cuối cùng họ sẽ đốt người”.

Ta có quyền chê một cuốn sách dở nhưng chẳng việc gì phải sợ hãi nó, cấm nó. Càng cấm thì mọi người càng tò mò muốn đọc. Trong thời đại nối mạng thì việc cấm hay thu hồi sách là bất khả thi vì mọi nội dung đều dễ dàng chia sẻ. Cấm một cuốn không đáng cấm lại còn là một sự hào phóng phi lý vì đã trao cho cả sách lẫn tác giả một vinh quang không xứng đáng.

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta

    06/05/2013Phan KhôiCứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các sách Tứ thơ, Ngũ kinh không được đem dạy ở các nhà trường. Các hội Tư văn, Văn chỉ cũng không còn thạnh hành mấy ở dân gian. Nay, muốn tìm cho ra cái gì là cái biểu hiệu của Khổng giáo ngày nay, thì chỉ còn ra Trung, Bắc kỳ, đến tại các văn miếu hàng tỉnh hàng huyện mà cung chiêm hai kỳ xuân tế thu tế trong mỗi năm mà thôi, ngoài ra không còn có cách gì nữa.
  • Từ chuyện "tính" người đến việc trị nước

    24/10/2019Công ThắngNgày xuân thư thả, xin góp đôi lời lạm bàn về cái lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân. Nhân chi sơ tính bản...? Hồi còn chưa có chút khái niệm gì về triết học, tôi đã nhiều lần nghe người lớn nói câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
  • Phương pháp học tập cổ điển của các cha đẻ nước Mỹ

    02/11/2016Nguyễn Minh HiểnTrước khi đi vào dạy về Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, anh Josheph nói trước tiên về phương pháp học tập của các vị cha đẻ của nước Mỹ. Đa số họ đều là những người không học qua trường lớp chính thống, họ tự giáo dục chính họ và soạn ra bản hiến pháp bất hủ đặt nền móng cho nước Mỹ bây giờ...
  • Việt Nam đi mãi về đâu?

    24/10/2016Nhà văn Thùy Linh... Châu Âu ngay cả thời kì đen tối như thời Trung cổ, hay chịu họa phát xít, độc tài, chiến tranh loạn lạc ở thế kỷ 20 thì chưa có kẻ nào đang tâm đập phá các công trình văn hóa, đốt sách, hủy diệt các kiệt tác kiến trúc, mỹ thuật…Nhờ thế mà dòng chảy văn hóa chưa ngừng nghỉ giây phút nào trên lục địa này. Có thể có giai đoạn chững lại, nhưng bị giết chết, vùi dập, đạp đổ…thì không. Điều đó hiển hiện khắp nơi và làm nên gương mặt của Châu Âu thời hiện đại.
  • Trí thức: người ba đấng, của ba loài

    02/04/2016Phạm ToànDạo này, chợt rộ lên rất nhiều bài viết về trí thức. Một tờ báo vốn tự phong là mang mấy góc nhìn của trí thức đã dành hẳn hai số liền để phát biểu phản biện về vấn đề trí thức. Có nhiều nhà trí thức tìm cách gửi bài tranh luận và thường khéo léo để dư ra một hai câu tự do hơi quá trớn để biên tập viên có việc làm và phần bài còn vừa lại vẫn vừa khuýp, đọc lên cũng vui vui, toàn chuyện chẳng chết ai mà cũng chẳng làm ai chết...
  • Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm 1920 - 1930

    05/08/2015Lại Nguyên ÂnNhững năm 1920-1930, trên báo chí ở ba miền Việt Nam đã nổ ra khá nhiều cuộc tranh luận xung quanh “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Một số công trình nghiên cứu và tư liệu nhiều năm qua đã đề cập đến những tranh luận ấy. ..
  • Những triết lý sống hay của Mahatma Gandhi

    20/07/2015Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Dưới đây là những triết lý sống hay của ông...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Suy nghĩ tản mạn về văn hóa

    24/03/2014GS. Mạc Văn TrangTrong cuộc tọa đàm (22 - 01- 2014) về Văn hóa, Giáo dục và phát triển Nhân cách người Việt Nam… khi được giới thiệu bài “Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục” của tôi vừa viết, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao, Du lịch Hồ Anh Tuấn liền đặt viết bài này. Dẫu không chuyên, nhưng trước một gợi ý đầy cảm hứng, nên thành thật bầy tỏ mọi nghĩ suy, chỉ mong gợi ra chút gì đó để cùng tư duy…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Xin tiền nhân mách bảo

    05/01/2011Phan Cẩm ThượngNhững năm 1980, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện một đạo quân bằng đất nung, kích thước như thật trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây. Người ta cho rằng chính vị hoàng đế tàn bạo đốt sách chôn học trò lại là người chấm dứt tục tuẫn táng...
  • xem toàn bộ