Xin tiền nhân mách bảo

04:06 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Giêng, 2011
Những năm 1980, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện một đạo quân bằng đất nung, kích thước như thật trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây. Người ta cho rằng chính vị hoàng đế tàn bạo đốt sách chôn học trò lại là người chấm dứt tục tuẫn táng.

Tục lệ tuẫn táng (chôn theo người sống) và tùy táng (chôn theo đồ vật) vốn có từ thời thái cổ, tất nhiên tuẫn táng chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc giàu có, nhiều thê thiếp, người hầu, khi chết mong được họ phụng sự ở thế giới bên kia. Tục lệ man rợ đó được chuyển hóa thành hình nhân thế mạng, như đạo quân đất nung kể trên, và sau này người ta có thể nặn tượng nhỏ hơn, miễn là có hình ảnh như thật, rồi cuối cùng làm bằng giấy, in hình nhân trên giấy.

Có những lăng mộ quý tộc phương Đông chôn theo hàng ngàn pho tượng đồng nam và đồng nữ, nặn rất tài khéo, đặc biệt người ta chú trọng bộ phận kia của các cậu bé, cô gái, sao cho toát ra chúng còn trinh bạch, đi kèm theo là rất nhiều gà, vịt, lợn, dê, bò và các mô hình nhà bằng đất nung. Xem ra loài người đã văn minh hơn, nhưng thói quen cũ vẫn còn và sự dị đoan thì chưa giảm được bao nhiêu.

Có người bạn nhờ tôi xem hộ một gia phả, trong đó có một khế ước, bà cô tổ của họ chồng con đều mất cả, bà cho một số phu coi điếm thu hái hoa quả từ hai trang trại của bà, đổi lại sau khi bà chết họ phải hằng năm cúng giỗ chu đáo, gồm phù lưu thanh thủy, trai bàn cụ soạn phẩm vật chi nghi (trầu cau, nước trắng, cỗ chay và các vật cúng tế), lại không quên đốt cho bà những 200 viên tướng cưỡi ngựa uy phong (bằng đồ mã).

Cứ thế, người đời từ Tây sang Đông tuy bỏ tục tuẫn táng nhưng chấp nhận tục tùy táng cho đến tận bây giờ, tùy theo hoàn cảnh, cấp độ của tập tục. Tối thiểu là vài kỷ vật cá nhân của người khuất núi. Ở mức độ cuối cùng này là hoàn toàn chấp nhận được. Hư vô vẫn còn đó, nhiều bí ẩn của thế giới tâm linh chưa được giải thích, tình cảm của người trần và âm cũng sâu sắc, có thể không phai nhạt theo tháng năm.

Lại xin kể chuyện của riêng mình. Sinh thời, cha tôi có một bản chép tay Truyện Kiều kèm nhiều hình vẽ minh họa trông rất ngộ. Mặc dù Truyện Kiều của Nguyễn Du được in nhiều lần và không khó kiếm, nhưng cha tôi vẫn giữ bản chép tay đó. Một lần ông ốm nặng, tôi thấy ông nằm trên gường bệnh ôm khư khư quyển Kiều chép tay và một cuốn kinh Phật nhỏ trong lòng. Sau này dù rất tiếc cuốn sách đó, nhưng tôi cũng hóa theo cho ông.

Tôi đã ở Đông Hồ, một làng chuyên làm vàng mã nhiều năm, lại xem đồ vàng mã ở nhiều đền phủ, thấy đó thật sự là một nghệ thuật. Và đã hướng dẫn vài sinh viên làm luận văn tốt nghiệp về nghệ thuật đồ hàng mã nhưng tôi vẫn ngờ ngợ, có nên tốn kém và lãng phí quá như vậy không? Vào những năm 1990, người ta thống kê bình quân mỗi năm có thể người Việt dùng tới 200 triệu đồng để đốt vàng mã, đến nay số tiền vàng mã có thể tăng lên gấp bội. Chao ôi, các vị tiền nhân, nếu các vị có linh thiêng hãy mách bảo con cháu mình đốt ít thôi và đem bớt số tiền còn lại cho người nghèo thì hay biết bao nhiêu!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • xem toàn bộ