Bạn có muốn trở thành thần không?
Tính cách của mỗi người phần lớn hình thành trong cuộc sống gia đình. Khibước vào xã hội, tính cách mỗi người lại bị ảnh hưởng bới bạn bè, đồng nghiệp... dần dần nó tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Tính cách của con người dù đa dạng thế nào đi nữa nhưng thường có 4 loại sau:
Loại tháo vát: Những người có cái tính này dễ giúp mọi người giải toả nỗi buồn bực, cổ vũ mọi người hăng hái tiến lên và bản thân họ luôn dẫn đầu trong mọi việc. Họ tập hợp mọi người xung quanh; khi họ cười tất cả những người khác cười theo. Họ là những người hướng ngoại, có đặc điểm thích thay đổi hiện trạng, quyết đoán, có quyết tâm cao, chú trọng kết quả, hăng hái, chủ động. Nhược điểm lớn nhất của họ là thiếu kiên nhẫn, dễ làm mất lòng người khác, ít quan tâm đến lợi ích của ngườixung quanh; khi gặp khó khăn hay trách cứ người khác, khi làm việc ít chú ý đến các chi tiết và thường tự cao tự đại.
Loại điềm đạm: Có cá tính bình tĩnh, dễ mang lại cảm giác yên tâm cho mọi người. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác coi đó là trách nhiệm của mình. Họ ít khi tức giận, luôn có thái độ dĩ hoà vi quý, làm việc gì cũng kiên trì, biết lắng nghe người khác. Nhưng họ lại là người thiếu tinh thần chủ động, phản ứng chậm, thiếu nhạy bén.
Loại giỏi giao tiếp: Loại người này thích không khí vui vẻ, thích nói chuyện, luôn quan tâm đến mọi người, giải quyết công việc thiên về tình cảm.Tính cách hướng ngoại của họ khiến những người xung quanh dễ chịu. Họ có hạn chế như tính tự do, rất chủ quan khi đánh giá người khác, ít suy nghĩ đến hậu quả của công việc.
Loại cẩn thận: Họ rất ít nói, làm việc cần cù, chấp hành kỷ luật nghiêm. Khi hành động họ luôn tính toán suy xét từng việc một, ngại giao tiếp và có tâm lý sợ trách nhiệm. Họ luôn yêu cầu cao đối với người khác, làm việc gì cũng cầu toàn.Nhược điểm chậm chạp, nguyên tắc cứng nhắc, thiếu quyết đoán nên thường dẫn đến công việc không tiến triển được.
Như vậy, dù ai đó có cá tính loại nào đều có điểm yếu trong cuộc sống. Người ta nói rằng, sở dĩ con người có các cá tính trên vì trong mỗi người đều có "cá tính xấu”, nó làm giảm đáng kể sức mạnh vốn có ở mỗi người trong cuộcsống.
Con người bình thường khi khôngcòn cá tính sẽ có sức mạnh siêu phàm. Ở Ấn Độ có truyền thuyết nói rằng, trêntrái đất có thời kỳ mọi người đều là thầnnên có sức mạnh siêu phàm, ai cũng có phẩm chất cao quý, sống không vụ lợi.Họ sử dụng thần quyền để giải quyết những vấn đề nan giải trong cuộc sống rất nhanh và rất có hiệu quả. Song nhiều người ngày càng lạm dụng thần quyền của mình nên đã gây ra bao phiền phức và tai hoạ, chuyện này đến tai người sáng tạo ra chúng sinh là Phạm Thiên. Phạm Thiên bèn triệu tập tất cả các thần trên thiên đình bàn cách đối phó với các thần ở hạ giới. Sau nhiều lần tranh cãi, Phạm Thiên đi đến quyết định tước bỏ “thần tính" của các vị thần ở hạ giới, tức loài người lúc đó trên trái đất và đem cất giữ vào một nơi mà các vị thân hạ giới không thể lấy được.
Trong cuộc họp, một thần thượng giới đề nghị chôn "thần tính" xuống đất, các thần phản đối vì các thần hạ giới sẽ đào lên sử dụng. Một thần thượng giới khác đưa ra phương án dìm "thần tính" xuống đáy biển, các thần khác cho là không được vì họ sẽ lặn xuống lấy cắp ngay. Một số thần lại đề nghị chôn vào trong núi, song nhiều ý kiến cho rằng không ổn. Bàn đi tính lạikhông biết cất "thần tính" ở đâu để con người trên trái đất không thể phát hiện ra. Cuối cùng Phạm Thiên nói: "Ta quyết định giấu "thần tính" ngay trong cơ thể cơn người. Họkhông thể ngờ rằng "thần tính" ở ngay trong người họ". Chúng thần nghe xong đều tán đồng.
Từ ngày đó, con người đi khắp nơi để tìm lại "thần tính", song họ không biết rằng sức mạnh ở ngay trong người họ. Mặt khác, những phẩm chất cao quý và sức mạnh siêu phàm ấy bị chính các cá tính xấu của con người che lấp đi, dù có tìm thấy cũng không thể lấy ra được. Mỗi người chỉ có một biện pháp duy nhất để có được ,,thần tính", đó là hết sức cố gắng loại bỏ cá tính xấu của mình, lúc đó họ không còn cá tính, đầy sức mạnh siêu phàm. Ngày nay trên thê giới chắc hẳn có nhiều người đã ảm được "thần tính" của mình bằng biện pháp nói trên.
Câu chuyện thứ nhất
Ở một bang nước Mỹ là
Sáng hôm sau mấy đứa con anh tranh nhau bảo anh chúng muốn cái giường, giá sách, xe ngựa, cái ôtô cho búp bê. Hình như có nghị lực, anh không có tiền mua gỗ phải dùng củi đê làm. Ban đầu anh bán được một số đồ chơi, sau này anh kiếm được rất nhiều tiền và trở thành Công ty sản xuất đồ chơi nổi tiếng, lợi nhuận vào loại cao nhất bang
Câu chuyện thứ hai
Một phụ nữ Mỹ bang
Người chồng nói khích: "Thế thì em phát minh đi, có thể phát tài?" Bị chế giễu, chị vợ quyết chí phát minh ra loại cúc tiện lợi hơn, thế là kiểu cúc bấm ra đời, muốn cởi chỉ cần giật nhanh. Sau này chị còn phát minh ra mấy loại cúc áo đóng cởi nhanh tiện nữa. Nhiều nhà máy đã hợp tác với chị, chị trở thành giàu có.
Cả hai người trên đã vứt bỏ cá tính điềm đạm và cẩn thận đi và họ đã lấy được “thần tính" trở thành thần mà phát đạt. Chắc hẳn trên thế giới này hàng ngày đang có biết bao người thành “thần”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt