Những cái muốn trong đời

01:48 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Chín, 2015

Làm người cần phải dửng dưng đối với mùi đời mới tốt và đừng nên nịnh bợ giầu sang. Không ham lợi thì ít bị tai họa, biết nhường nhịn sẽ được bình yên (Sách Minh Tâm bảo giám)

Sau khi cất tiếng khóc chào đời chỉ sau ba tháng biết lẫy – bảy tháng biết bò – chín tháng lò dò biết đi thế là ta đã đứng được trên đôi chân của chính mình. Tiếp theo quá trình nhận thức là sự hình thành ngôn ngữ: Bà! Bố!... rồi chẳng mấy chốc đã nói sõi và rành rẽ: muốn ăn kẹo! muốn uống nước cam! Muốn đồ chơi đẹp! Muốn quần áo tốt… đòi hỏi cho sở thích cá nhân ấy chỉ duy nhất giản đơn một từ muốn và chính cái từ ngẫu nhiên đến lạ kỳ ấy đã chung thủy ám ảnh chúng ta suốt cuộc đời thậm chí đến khi năhms mắt xuôi tay về với đất cũng vẫn muốn nhắn, muốn gặp, muốn được hứa… Vô hình chung, ta đã nguyện ước muốn được mai táng cùng với cái muốn. Nói tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của cái muốn rất lâu dài và đa dạng, nhưng lạ nỗi tại sao người ta không gọi là chiếc muốn, đực muốn (chưa hề thấy); sự muốn, vẫn đề muốn (hiếm thấy), nếu dùng ý muốn nghe yếu ớt thì cái muốn nghe tương đối dịu dàng mềm mỏng dễ lọt tai hấp dẫn đến vậy? Phải chăng cái chỉ cả quá trình sản sinh biến thiên vô hạn phù hợp với bản chất tâm thức con người. Bình tâm lại, hãy vắt tay lên trán mà nghĩ (sau khi thực sự muốn nghĩ để cầu thị) thì cuộc đời này vô nghĩa nếu không có và đạt được cái mình muốn, tuy vậy cái ham muốn thái quá và đâm ra mê say mụ mẫm toàn thân sẽ là cội nguồn của bao tai họa nhỡn tiền bởi thế cái ham muốn nào cũng có hai mặt của nó như một đồng xu sấp ngửa quay tít. Cái muốn không nên đi cùng đường với tham muốn, nếu chúng đã dính chặt với nhau thì muốn trở thành xấu xa tồi tệ: “Ham ăn, ham sắc, ham tiền của thì người thành biển lận. Ham công danh sự nghiệp thì thành người kiêu căng. Người quân tử ham nghĩa, kẻ tiểu nhân ham lợi”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thái độ sống

    18/10/2018Nguyễn Tất ThịnhTôi gửi đến bạn đọc Ba Câu chuyện dưới đây tôi viết ra từ đáy lòng, bởi những gì tôi đã được chứng kiến, đã trải nghiệm. Những câu chuyện, tự nó đã là điều tôi hằng muốn chia sẻ với các Bạn…
  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Biết tưởng tượng để dám mơ ước

    01/03/2014Trí tưởng tượng là sức mạnh khiến bạn tiến xa hơn những điều đã biết và chưa biết để sáng tạo ra điều không tưởng của riêng mình. Hoạ sĩ Paul Gauguin đã từng tuyến bố: “Để quan sát tôi nhắm mắt lại”. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường hay quan tâm đến những gì hiện có hơn là những gì có thể tồn tại. Theo đó, hãy là một nguời biết tưởng tượng!
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Hiện đại hóa lối sống

    20/09/2013Nguyễn Trần BạtViết về những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển, người ta thường nói đến thể chế, chính sách... Theo chúng tôi, nói thế không sai, nhưng chưa đủ. Có một nguyên nhân rất quan trọng và rất sâu xa khác, đó là những mặt tiêu cực của truyền thống văn hoá, trong đó đặc biệt phải kể đến lối sống. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống đối với phát triển đòi hỏi có những công trình khoa học...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Thế thái nhân tình

    14/11/2009Tam Dương (soạn theo tài liệu nước ngoài)Bữa tiệc đã bắt đầu, nhưng họ vẫn chưa tới. Nói chung họ không bao giờ đến đúng giờ, vì họ bận và còn vì họ quan trọng. Chủ tiệc đã mấy lần gọi điện thoại, họ đều trả lời sắp đến, sắp đến và cuối cùng thì họ cũng đến.
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Lối sống quyết định thành công

    14/08/2009Trích sách "Vươn tới sự hoàn thiện" do Công ty First News phát hànhCon người không thể chọn lựa họ hàng của mình, nhưng lại có thể chọn lựa suy nghĩ. Và khi ai đó thay đổi thì cả thế giới có thể đổi thay. Lối sống mới, cách suy nghĩ tiên phong đôi khi còn mang lại nguồn của cải vô giá.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Thế thái nhân tình

    15/12/2008Phạm Quỳnh

    Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói thế, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải mới thật biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào. Nhất là đã để mình trong trường danh lợi, mới biết rõ những trạng thái ô uế ở đời. Kẻ xu nịnh mình buổi sáng là người phản bội mình buổi chiều.

  • Trí tưởng tượng mang đôi cánh ướt

    11/10/2008Đỗ Minh TuấnVăn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • xem toàn bộ